Giáo an dạy học tích hợp cho trẻ mầm non

Xem chi tiết toàn văn
Nội dung chi tiết
Chuyên đề: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC ĐÍCH:
- Học viên hiểu đúng khái niệm tích hợp và các hình thức tích hợp để tổ chức hoạt động giáo dục tích hợpửtong trường mầm non.
- Thể hiện phương pháp đặc trưng của môn học, loại tiết dạy phù hợp với chủ đề, lứa tuổi của trẻ và đảm bảo độ chính xác, tính hệ thống.
- Quan tâm lựa chọn cách giáo dục tích hợp hợp lý.

II. NỘI DUNG GIÁO DỤC TÍCH HỢP THEO CHỦ ĐỀ:

1. Khái niệm: - Khái niệm tích hợp trong chương trình GDMN: Tích hợp là thiết kế các nội dung và tổ chức các hoạt động thành một thể thống nhất, có ý nghĩa để trẻ phối hợp áp dụng và phát triển các kinh nghiệm, kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau khi tìm hiểu một sự việc, thông qua việc trẻ tham gia tích cực và trực tiếp một cách tự nhiện.

- Chủ đề: Chủ đề trong GDMN được hiểu là một phần nội dung kiến thức, kỹ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá và học theo nhiều cách khác nhau dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng thời gian thích hợp.
2. Quan điển tích hợp theo chủ đề và tích hợp trong một hoạt động:
- Phù hợp với đặc điểm của trẻ
- Bản thân cuộc sống mang tính tổng thể, trọn vẹn
- Vì sao giáo dục mầm non phải lựa chọn cách tích hợp?
- Mục tiêu giáo dục mầm non
Chủ đề trong giáo dục mầm non được hiểu là một phần nội dung kiến thức, kĩ năng cùng phản ánh một vấn đề nào đó mà trẻ có thể tìm hiểu, khám phá và học theo nhiều cách khác nhau d­ưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một khoảng thời gian thích hợp.
- Chủ đề có thể rộng [lớn] hoặc hẹp [nhỏ]. Một chủ đề lớn có thể bao gồm nhiều chủ đề nhỏ.
- Chủ đề có thể trừu t­ượng như­ng cũng có thể cụ thể, có thể mang tính địa phư­ơng như­ng cũng có thể mang tính chung.
3. Các hình thức tích hợp:
3.1. Tích hợp theo chủ đề:
* Tích hợp theo chủ đề là việc tổ chức các hoạt động xoay quanh nội dung một chủ đề nào đó, giúp GV tìm ra các cách dạy mới, sáng tạo hơn và đạt hiệu tốt nhất.

Ví dụ: Thực hiện chủ đề Các loại hoa. Trong giờ học có chủ đích : GV cho trẻ làm quen các loại hoa; trong giờ hoạt động góc: cho trẻ vẽ, tô màu các loại hoa; trong giờ hoạt động ngoài trời: Cho trẻ quan sát vườn hoa, học đếm các loại hoa, hoặc làm hoa bằng giấy màu
- Việc kết hợp thông qua sử dụng các bài dạy dựa trên các chủ đề và các chủ đề kết hợp vui chơi với các hoạt động có sự hướng dẫn của cô giáo, nhằm khám phá kỹ một vấn đề, một đối tượng nào đố sẽ đem lại cho trẻ sự hứng thú và ham thích tham gia hoạt động. Cách thiết kế chương trình này đặc biệt phù hợp với trẻ mầm non.
- Chủ đề chính là tâm điểm, quanh nó các hoạt động phù hợp được đưa ra, cho phép cô giáo tích hợp một số môn học, một số lĩnh vực khác nhau vào hoạt động có ý nghĩa giáo dục trẻ. Các chủ đề có thể lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá, tìm tòi và giải quyết vấn đề. Sự hứng thú của trẻ hoặc sáng tạo của GV đều có thể có được từ các chủ đề. Các bài học dựa vào các chủ đề có thể phù hợp với cả kiểu học theo nhóm và hoạt động cá nhân trong nhóm.
- Xây dựng một nội dung và triển khai các hoạt động lĩnh hội kinh nghiệm học tập xoay quanh một chủ đề được lựa chọn để trẻ có cơ hội khám phá sâu, không phiến diện, tiếp thu một cách có hệ thống.
- Căn cứ vào chương trình hiện hành, dựa trên khả năng của trẻ và điều kiện thực tế [trình độ GV, CSVC, tài chính] mà lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề và tổ chức các hoạt động có hiệu quả để triển khai chủ đề. Do đó, chủ đề mở ra có thể lớn [rộng] hoặc nhỏ [hẹp], tiến hành khai thác toàn bộ hay chỉ một phần [nhánh] của chủ đề đó và chủ đề thực hiện trong thời gian dài hoặc ngắn.
3.2. Tích hợp trong một hoạt động:
- Khai thác nhiều mặt phát triển khác nhau ở trẻ khi tiến hành triển khai thực hiện một hoạt động thúc đẩy một lĩnh vực nào đó. Hoạt động này phải là chủ đạo, đồng thời kết hợp thật hợp lý các lĩnh vực khác nhau trong quá trình thực hiện hoạt động trọng tâm, [không lồng ghép một cách gượng ép].
VD: Hoạt động chung: Tìm hiểu về các con vật sống trong gia đình, lớp 4 tuổi.
+ Cho trẻ chơi tạo dáng, bắt chước tiếng kêu của các con vật
+ Cho trẻ kể tên các con vật đã biết, đã thấy, đã nuôi
+ Cô giáo viết tên các con vật lên bảng.
+ Cô đọc tên các con vật, cho trẻ lấy tranh của chúng, phân loại con vật theo nhóm dựa vào đặc điểm của chúng như: 4 chân, 2 chân, đẻ trứng, đẻ con, môi trường sống, thức ănvà ghép lên bảng cài, kết hợp đếm số lượng các con trong nhóm.v.v.v
+ Hát và vận động theo nhịp bài hát về các con vật: Gà trống, Mèo con và cún con, Đàn vịt con. Đọc bài thơ: Nghé ngọ.
+ Vẽ và tô màu các con vật theo ý thích.
- Tích hợp các lĩnh vực nội dung trong 1 hoạt động tức là khai thác nội dung của các lĩnh vực hoạt động khác nhau vào quá trình tổ chức một hoạt động nào đó.
VD: GV tổ chức hoạt động có chủ đích thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, GV có thể khai thác những nội dung có liên quan ở các lĩnh vực khác như: âm nhạc, thơ, truyện, tạo hìnhnhưng cần lưu ý việc khai thác các nội dung đó phải thực hiện một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, không làm mất đi tính trọng tâm của nội dung chính của giờ hoạt động. Thông thường người ta tích hợp các nội dung khác vào đầu hoặc cuối giờ học.
3.3. Tích hợp mọi hoạt động trong ngày vào chủ đề:
Các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày ở trường MN bắt đầu từ lúc đón trẻ cho đến khi trả trẻ được tổ chức theo một chủ đề. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung vào hoạt động trong ngày theo chủ đề đã chọn một cách hợp lý, tự nhiên.
VD: Chủ đề thực vật Rau. [trẻ 5 tuổi].
- Trẻ trò chuyện kể tên về các loại rau theo mùa: rau ăn củ, ăn lá, ăn quả mà trẻ đã biết, đã được ăn.
- Tham quan, chăm sóc vườn rau xanh.
- Vẽ và tô màu các loại rau.
- Đọc thơ, kể chuyện về các lọai rau
- Tham gia nhặt rau với các cô nuôi dưỡng.
- Làm sinh tố cà chua, cà rốt.
- Làm thí nghiệm: Gieo hạt nảy mầm: Hạt cải

Tóm lại: Dạy trẻ MN theo hướng tích hợp như trên là tổ chức các hoạt động trực tiếp của bản thân trẻ với thế giới xung quanh, thông qua sinh hoạt tự nhiên và kinh nghiệm của trẻ. Nhờ đó trẻ lĩnh hội các kiến thức cần thiết cho cuộc sống thực tiễn sau này. Đầy là quan điểm tối ưu phù hợp hơn với đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và mang tính hiệu quả cao trong việc phát triển trẻ một cách toàn diện, tự nhiên, đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển xã hội.
- Hoạt động thiết kế theo hướng tích hợp, chủ đề sử dụng hình thức mạng mở giúp giáo viên nhìn rõ các mối liên quan giữa các nội dung kiến thức và các hoạt động mang tính tích hợp trong phạm vi chủ đề và với các chủ đề khác
- Cho phép giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn./.

4. Yêu cầu đối với việc lựa chọn chủ đề:
- Chủ đề cần tính đến nhu cầu, hứng thú và những kiến thức bắt nguồn từ cuộc sống của trẻ.
- Chủ đề cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức của trẻ.
- Chủ đề phải tạo được nhiều cơ hội để trẻ khám phá trải nghiệm và giúp trẻ học tốt nhất.
- Chủ đề có chứa đựng nhiều giá trị xã hội mà trẻ cần sống.
- Chủ đề phải đáp ứng đ­ược các mục tiêu qui định trong chư­ơng trình.
- Giáo viên có đủ nguồn cung cấp kinh nghiệm cho trẻ:
+ Kiến thức
+ Kinh nghiệm và khả năng tổ chức các ý t­ưởng của chủ đề.
+ Các đồ dùng học liệu.
- Tên chủ đề dễ hiểu, gần gũi với trẻ.
- Chủ đề phải đư­ợc tiến hành tối thiểu một tuần.
4.1. Các cách lựa chọn chủ đề:
- Xuất phát từ trẻ.
- Xuất phát từ cô
- Xuất phát từ sự kiện, hiện t­ợng diễn ra xung quanh trẻ.
4.2 Tạo ra một hệ thống chủ đề cho trẻ từng lứa tuổi:
Từng giáo viên trong khối lớp mình tạo ra hệ thống chủ đề dựa trên các chủ đề lớn đ­ược gợi ý trong chương trình -> Thảo luận, chia sẻ kết quả thu đ­ược -> thống nhất hệ thống chủ đề, ghi chép lại -> phân phối thời gian và sắp xếp chủ đề theo thứ tự.
5. Tổ chức thực hiện chủ đề
5.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Lập kế hoạch
- Thiết kế môi trư­ờnghọc tập để thực hiện chủ đề
- Kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên về chủ đề.
5.2 Giai đoạn 2: Thực hiện chủ đề
Bước 1: Bắt đầu chủ đề [Bắt đầu chủ đề]
Bước 2: Khám phá chủ đề
Bư­ớc 3: Kết thúc chủ đề [ Đóng chủ đề]

5.3 Khi nào nên kết thúc chủ đề:
- Khi một số trẻ đã hết hứng thú, số trẻ còn lại tỏ ra không tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá chủ đề nữa.
- Giáo viên đã đạt đ­ược mục tiêu của chủ đề.
- Nguồn để trẻ khám phá về chủ đề thực tế đã hết.
5.4 Một số điểm cần l­u ý khi thực hiện chủ đề:
- Cần duy trì th­ờng xuyên hứng thú của trẻ.
- Không nên qui định một cách cứng nhắc thời gian cho mỗi chủ đề.
- Cần biết kết hợp một cách hợp lí giữa cách tiếp cận chủ đề với các cách tiếp cận khác. Không nhất thiết các thời điểm trong ngày phải h­ớng vào nội dung chủ đề.
- Song song với cách tiếp cận tích hợp theo chủ đề, giáo viên cần phải duy trì ở một mức độ nào đó việc dạy học truyền thống để giúp trẻ hình thành các kiến thức, kĩ năng mới.
* Bên cạnh việc thực hiện chư­ơng trình theo kế hoạch đã xây dựng từ trước, ngoài ra còn có cách tổ chức các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên trong tình huống, hoàn cảnh có ý nghĩa hoặc các vấn đề, sự kiện diễn ra xung quanh trẻ mà không theo kế hoạch định trước [hay còn gọi là chương trình phát sinh]. Những vấn đề phát sinh có thể đ­ược thực hiện trong quá trình thực hiện chủ đề nhưng nó cũng có thể trở thành một chủ đề mới.
* Các vấn đề phát sinh:
+ Từ sự kiện diễn ra xung quanh trẻ
+ Từ kết quả quan sát trẻ.
+ Từ câu chuyện
iii. THùC HµNH:
Hoạt động 1:
- Qua thực tế triển khai chủ đề tại đơn vị so sánh với bài giảng, Đ/C có nhận xét gì về cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề?
- Trong quá trình thực hiện chủ đề Đ/c có những v­ướng mắc gì? khi chọn chủ đề, các b­ước thực hiện chủ đề?
- Trong quá trình thực hiện chủ đề Đ/c có những v­ướng mắc gì? Khi lựa chọn nội dung tích hợp theo chủ đề, tích hợp trong một hoạt động?.

Hoạt động 2:
- Xây dựng mạng hoạt động chủ đề Thực vật?
- Xây dựng 1 hoạt động chung chủ đề Giáo dục luật An toàn giao thông? [đề tại tự chọn]
- Xây dựng mạng hoạt động chủ đề Nước và hiện tượng thiên nhiên?
- Xây dựng hoạt động góc chủ đề Động vật?

---------------------------------------------------------















Video liên quan

Chủ Đề