Giáo viên bao nhiêu tuổi mới được nghỉ hưu

TPO - Các chuyên gia, các nhà giáo dục cho rằng, vấn đề tuổi hưu giáo viên không nên quy định cứng mà nên đưa ra khoảng tuổi sẽ hợp lý hơn. Bởi lẽ, độ tuổi nghỉ hưu còn tùy thuộc vào nhu cầu của quản lý nhân sự và của nhân viên.

Báo cáo của đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội về kết quả giám sát chuyên đề thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông gửi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây có nội dung kiến nghị xem xét giữ tuổi nghỉ hưu của giáo viên như trước. Cụ thể, đối với nam sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60, nữ nghỉ hưu tuổi 55.

Trong khi từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của giáo viên được nâng lên theo lộ trình quy định đến năm 2028 độ tuổi nghỉ hưu của nam là 62 và đến năm 2035 độ tuổi nghỉ hưu của nữ là 60. Với đặc thù tính chất công việc và tâm lý lứa tuổi học sinh thì độ tuổi nghỉ hưu như vậy không phù hợp đặc biệt là đối với giáo viên mầm non”, báo cáo nêu.

Đề xuất chính phủ giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của giáo viên

Chia sẻ với phóng viên, cô Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM hoàn toàn đồng ý với kiến nghị xem xét giữ tuổi nghỉ hưu của giáo viên như trước.

Theo cô Thảo, nhìn việc giảng dạy có vẻ không vất vả, nhưng sự thực thì không thế. Thậm chí là rất bận rộn, với vô vàn việc không tên. Ngoài ra, về mặt sức khoẻ từ sau 55 tuổi phụ nữ cũng có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý cũng như khoảng cách về thế hệ khá cao do sự phát triển nhanh của xã hội. Vì thế, theo cô Thảo, nếu như kéo lên 60 tuổi quả thực là quá tải.

"55 tuổi về hưu còn có những giây phút thư thái bên gia đình và làm những việc riêng sau thời gian dài gánh vác trọng trách và sứ mệnh nghề nghiệp. Còn 60 là quá dài và tạo nên những áp lực mệt mỏi, căng thẳng với nữ giáo viên", cô Thảo tâm sự.

Không muốn kéo dài tuổi hưu, cô Lò Thị An, giáo viên mầm non tại Xín Cái, Huyện Mèo Vạc, Hà Giang còn có thêm nhận định với ngạch giáo viên mầm non. Cô An khẳng định, 55 tuổi nghỉ hưu với nữ giáo viên công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo là bất hợp lí. “Tôi kiến nghị, tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non là 50 sẽ phù hợp hơn”- cô An nêu quan điểm.

'Tuổi nào nghỉ hưu phù hợp còn tùy thuộc vào nhu cầu của quản lý nhân sự và của chính nhân viên. Người chưa có thành tựu gì thì muốn nghỉ hưu muộn, nhưng người có đủ thứ rồi thì muốn dừng sớm. Người sức khỏe kém muốn nghỉ hưu sớm, còn người có sức khỏe tốt lại muốn làm thêm. Vì thế, khoảng tuổi nghỉ hưu từ 55 đến 65 là hợp lý hơn việc quy định cứng", bà Vũ Thu Hương- chuyên gia giáo dục độc lập.

Trong khi, nhiều giáo viên mong muốn tuổi nghỉ hưu sớm như trước thì lại có giáo viên không coi trọng đến tuổi tác nghỉ hưu. Cô Nguyễn Thị Thanh, giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại trường tiểu học tại Nhật Bản là một ví dụ. Cô giáo này khẳng định, việc nghỉ hưu ở tuổi nào không quan trọng bằng việc thường xuyên sàng lọc trình độ giáo viên. "Nếu giáo viên vẫn cập nhật được những xu hướng giáo dục hiện đại, cộng với có nhiều kinh nghiệm thì giáo viên nên nghỉ hưu muộn. Còn nếu giáo viên lớn tuổi ỉ lại, không chịu trau dồi kiến thức thì nên nghỉ hưu sớm", cô Thanh nêu quan điểm.

Nên có khung tuổi nghỉ hưu cho giáo viên

Bà Vũ Thu Hương, một chuyên gia giáo dục độc lập cho rằng, Chính phủ nên có khoảng tuổi nghỉ hưu từ 55 đến 65 là hợp lý hơn việc quy định “cứng”.

"Tuổi nào nghỉ cho phù hợp còn tùy thuộc vào nhu cầu của quản lý nhân sự và của chính nhân viên. Người chưa có thành tựu gì thì muốn nghỉ hưu muộn, nhưng người có đủ thứ rồi thì muốn dừng sớm. Người sức khỏe kém muốn nghỉ hưu sớm, còn người có sức khỏe tốt lại muốn làm thêm. Vì thế, khoảng tuổi nghỉ hưu từ 55 đến 65 là hợp lý hơn việc quy định cứng”, bà Hương nói.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Huyền Thảo - giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM nêu quan điểm, nên chia độ tuổi về hưu ở các bậc học.

Theo cô Thảo, giáo viên ở bậc phổ thông và ở bậc đại học có những điểm khác nhau vì công việc giảng dạy của giảng viên ở bậc đại học không như ở phổ thông. Những đóng góp của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là sự cần thiết trong việc định hướng và dẫn dắt thế hệ tiếp nối nên có thể tuổi về hưu muộn hơn.

“Tôi cho rằng nên có khung tuổi về hưu riêng cho hai bậc học này. Ở bậc đại học, kiến thức chuyên môn sâu càng cần được mở rộng và truyền bá càng tốt để tạo nên nền tảng cho khoa học thay vì dừng lại ở tuổi nhất định. Nhưng cũng nên định mức theo học hàm chứ không đánh đồng tất cả”- cô Thảo nhấn mạnh.

Tôi là một giáo viên đang bước vào tuổi 60 và tán thành đề xuất của đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội vì một số lý do dưới đây:

Thứ nhất, dạy học là ngành nghề đặc thù, đào tạo thế hệ trẻ tương lai của đất nước, dân tộc "vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Do đó, chúng ta cần có những thầy cô chuẩn mực sư phạm về hình thức bên ngoài cả về nội dung năng lực giảng dạy, đồng thời là hình mẫu lý tưởng cho học sinh.

Vì thế, ở độ tuổi nghỉ hưu 60 với nam, 55 với nữ như trước đây là hợp lý hơn so với hiện tại nam 62 và nữ 60 vì lứa tuổi này đã xuất hiện sự chậm chạp, luộm thuộm trong giảng dạy, sinh hoạt là điều không thể tránh khỏi.

Thứ hai, về tâm sinh lý, lứa tuổi nam 60, nữ 55 là kết thúc giai đoạn đỉnh cao của sức khỏe và trí tuệ.

Bản thân tôi đang bước vào tuổi 60, việc đứng lớp giảng dạy chỉ là cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. Sự năng động, nhiệt huyết đã suy giảm rõ rệt. Ngay cả dáng đi, lời nói cũng đã không còn vững vàng và lưu loát nữa thì làm sao dạy chất lượng để lôi cuốn học sinh là một thực tế.

Thứ ba, với đa số thầy giáo tuổi 60, cô giáo tuổi 55, thì khó có thể thu hút học sinh trong việc giảng dạy vì sự tươi trẻ không còn nữa. Do vậy, học sinh thật sự không thích học thầy cô giáo cao tuổi dù biết rằng "thầy giáo già, con hát trẻ".

Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội vừa đề nghị sửa đổi luật, giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên như trước đây [tức 60 với nam, 55 với nữ]

ĐÀO NGỌC THẠCH

Thứ tư, những thầy cô lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới vào bài giảng dù họ đã rất cố gắng.

Thực tế cho thấy nhà trường cũng đã nhiều lần tập huấn ứng dụng công nghệ vào việc soạn bài, soạn đề thi… nhưng thầy cô lớn tuổi vẫn thực hiện bằng thủ công truyền thống "bởi lực bất tòng tâm là chính, dù bản thân rất cố gắng tiếp cận công nghệ".

Với những lý do trên, tôi nghĩ rằng thầy cô đến tuổi về hưu như quy định trước đây [nam 60, nữ 55] là hợp lý. Đó cũng là giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, trẻ hóa lực lượng giáo dục, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm ra trường sớm có việc làm.

Nếu có làm khảo sát lấy ý kiến thầy cô về tuổi nghỉ hưu, tôi tin rằng hầu hết giáo viên muốn được nghỉ hưu khi nam 60 và nữ 55, chỉ một vài người muốn tăng tuổi nghỉ hưu nam 62, nữ 60.

Việc tăng tuổi nghỉ hưu với giáo viên nam 62, nữ 60 theo lộ trình tính từ năm 2021, với mục đích tránh nguy cơ vỡ quỹ hưu trí trong tương lại là thiếu căn cứ thực tế.

Vì thế, Bộ LĐ-TB-XH cần có giải pháp khác hiệu quả hơn để giải quyết nỗi lo vỡ quỹ hưu trí và đừng để tuổi tác trở thành gánh nặng cho ngành giáo dục.

Tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là bao nhiêu?

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Lương hưu của giáo viên được tính như thế nào?

Khi giáo viên này nghỉ hưu, tỷ lệ lương hưu sẽ được nhận như sau: 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng 45%. 5 năm đóng bảo hiểm xã hội còn lại được hưởng 5 x 2% = 10%. Tổng tỷ lệ lương hưu của giáo viên A = 45% + 10% = 55%.

Giáo viên dạy bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

- Giáo viên đủ tuổi theo quy định trên, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được xét nghỉ hưu và hưởng lương hưu [điều kiện về hưu quy định khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014].

Thế nào là nghỉ hưu trước tuổi?

Chế độ nghỉ hưu trước tuổi là việc người lao động nghỉ hưu khi đang ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật. 1. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Chủ Đề