Goí thầu bao nhiêu tiền cần thuê tư vấn năm 2024

Khoản 16 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định: Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu quy định:

2. Giá gói thầu:

  1. Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán [nếu có] đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
  1. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
  1. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

- Đối với gói thầu sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, căn cứ lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 58/2016/TT-BTC, cụ thể:

“2. Giá gói thầu.

Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệusau:

  1. Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
  1. Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt [gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm];
  1. Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
  1. Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;

đ] Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày

Ông Phương hỏi, đơn vị ông thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo Quyết định 79/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng hay theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 7, Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi phí quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện.

Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

Theo đó, đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu, việc xác định chi phí được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chi phí lập, thẩm định các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu từ ngày 27/02/2024 là bao nhiêu?

Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định chi phí lập, thẩm định các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:

- Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện một hoặc một số công việc trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì chi phí thuê tư vấn không căn cứ vào chi phí sau:

+ Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu

+ Chi phí lập, thẩm định hồ sơ

+ Chi phí đánh giá hồ sơ

+ Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu

+ Các chi phí: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

- Trường hợp người có thẩm quyền giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện việc lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chi phí cho các công việc này được tính trong dự toán chi phí hoạt động lựa chọn nhà thầu;

- Trường hợp tổ chuyên gia, tổ thẩm định do chủ đầu tư quyết định thành lập để thực hiện lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thì:

Chi phí cho các công việc này được tính trong dự toán chi phí hoạt động lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;

- Chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP được xác định trong tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm hoặc dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hoặc dự toán chỉ thường xuyên của đơn vị;

- Việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thực hiện theo cơ chế tài chính của chủ đầu tư.

Tổng hợp các chi phí trong lựa chọn nhà thầu từ ngày 27/02/2024? [Hình từ Internet]

Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu từ ngày 27/02/2024 là bao nhiêu?

Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu như sau:

Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu

\=

0,5%

x

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 40.000.000 đồng.

Chi phí lập, thẩm định, đánh giá hồ sơ từ ngày 27/02/2024 là bao nhiêu?

Tại khoản 4, khoản 5 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định chi phí lập, thẩm định, đánh giá hồ sơ như sau:

[1] Chi phí lập, thẩm định hồ sơ

- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng;

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,06% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng;

- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng;

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2 triệu đồng và tối đa là 60 triệu đồng.

[2] Chi phí đánh giá hồ sơ:

- Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Ngoài ra, từ ngày 27/02/2024, đối với chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu sẽ được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Lưu ý: Đối với các gói thầu có nội dung tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm của cùng chủ đầu tư hoặc các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí:

- Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển;

- Lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Sẽ được tính tối đa bằng 50% mức chi phí lập, thẩm định hồ sơ;

Trường hợp phải tổ chức đấu thầu lại một phần của gói thầu [đối với gói thầu chia phần] thì chi phí được tính tối đa bằng 50% mức chi phí theo giá trị ước tính của phần tổ chức đấu thầu lại.

Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.

Trường hợp đấu thầu quốc tế, chi phí dịch tài liệu được tính phù hợp với giá thị trường, bảo đảm hiệu quả của gói thầu.

Chi phí cho Hội đồng tư vấn tối thiểu là bao nhiêu?

Tại khoản 8 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định chi phí cho Hội đồng tư vấn của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị,

Cụ thể như sau:

- Giá dự thầu dưới 50.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,03% nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng;

- Giá dự thầu từ 50.000.000.000 đồng đến dưới 100.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,025% nhưng tối thiểu là 15.000.000 đồng;

- Giá dự thầu từ 100.000.000.000 đồng đến dưới 200.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,02% nhưng tối thiểu là 25.000.000 đồng;

- Giá dự thầu từ 200.000.000.000 đồng trở lên, tỷ lệ 0,015% nhưng tối thiểu là 40.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, trường hợp nhà thầu có kiến nghị không được mở hồ sơ đề xuất về tài chính thì việc xác định chi phí cho Hội đồng tư vấn căn cứ vào giá gói thầu.

Lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm những chi phí gì?

Tại khoản 11 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:

[1] Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm [đã bao gồm thuế GTGT].

Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

[2] Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là:

- 330.000 đồng cho 01 gói thầu [đã bao gồm thuế GTGT] đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường;

- 220.000 đồng cho 01 gói thầu [đã bao gồm thuế GTGT] đối với chào hàng cạnh tranh;

[3] Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:

- Đối với gói thầu không chia phần:

Tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2 triệu đồng [đã bao gồm thuế giá trị gia tăng].

- Đối với gói thầu chia thành nhiều phần;

Tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng [đã bao gồm thuế GTGT].

+ Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì:

Chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu.

+ Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:

Chi phí nhà thầu trúng thầu [đã bao gồm thuế GTGT]

-

2.200.000

x

[tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu

/

tổng giá trúng thầu của gói thầu]

- Chi phí kết nối chức năng bảo lãnh dự thầu điện tử giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị vận hành, giám sát Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp này.

Gói thầu phí tư vấn bao nhiêu phải đấu thầu?

Theo quy định của Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT các gói thầu phải đấu thấu qua mạng 2021 phụ thuộc vào từng hạn mức, cụ thể như sau: Dưới 10 tỷ: Gói thầu mua sắm hàng hóa; gói thầu dịch vụ phi tư vấn; gói thầu dịch vụ tư vấn. Dưới 20 tỷ: Gói thầu xây lắp.

Chỉ định thầu bao nhiêu tiền?

Hạn mức chỉ định thầu 1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; 2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Chi phí trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì?

Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm: Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Chi phí nộp hồ sơ dự thầu; chi phí nộp hồ sơ đề xuất; Chi phí nhà thầu trúng thầu; Chi phí ký kết và sử dụng hợp đồng điện tử.

Luật đấu thầu mới nhất có hiệu lực khi nào?

Luật Đấu thầu 22/2023/QH15 bao gồm 10 Chương, 96 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

Chủ Đề