Gửi on-chain và Off-chain là gì

On-chain là toàn bộ dữ liệu được ghi lại trên nền tảng blockchain

Dữ liệu on-chain có thể được hiểu là toàn bộ những dữ liệu được ghi lại trên nền tảng blockchain. Những dữ liệu này có thể bao gồm:

  • Dữ liệu về các block [như Time, Gas Fee, Miner]
  • Dữ liệu về các giao dịch đã được thực hiện [gồm địa chỉ ví, token chuyển, số lượng chuyển]
  • Các hành động tương tác với hợp đồng thông minh.
  • Các thông tin liên quan khác được xác minh bởi các nodes và được cập nhật vào mạng lưới tổng thể.

Tất cả những dữ liệu on-chain được lưu trữ trên các blockchain đều không thể bị thay đổi. Do đó, đây được xem là nguồn dữ liệu trung thực, chính xác và rõ ràng nhất.

Phân biệt dữ liệu On-chain và Off-chain

Off-chain là các giao dịch được thực hiện bên ngoài blockchain

Off-chain là cách diễn đạt ngắn gọn của giao dịch Off-chain. Thuật ngữ này nhằm thể hiện những giao dịch được thực hiện bên ngoài blockchain. Hình thức này có thể được thực thi bằng nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Thỏa thuận chuyển nhượng giữa các bên giao dịch.
  • Sử dụng một bên thứ ba để đảm bảo giao dịch được thực hiện theo đúng thỏa thuận. Hiện nay, bên thứ ba thường là các công cụ xử lý thanh toán như PayPal sẽ đóng vai trò này.
  • Giao dịch bằng các coupons có thể đổi thành tiền mã hóa.

Để hiểu rõ hơn về off-chain, bạn có thể tiến hành so sánh với các giao dịch on-chain. Một giao dịch on-chain chỉ được xác nhận hợp lệ khi blockchain được sửa đổi để thể hiện trên sổ cái công khai. Điều này liên quan đến việc giao dịch đã được xác thực với số lượng người tham gia phù hợp, ghi lại các chi tiết trên khối tương ứng và phát thông tin cần thiết cho toàn bộ mạng blockchain. Với cơ chế này, việc thay đổi thông tin là hoàn toàn không thể. Ngược lại, một giao dịch off-chain sẽ được thực hiện bên ngoài blockchain một cách nhanh chóng và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, các giao dịch off-chain sẽ không tạo ra bất kỳ thay đổi nào với blockchain. Điều này đồng nghĩa với việc không có hồ sơ về giao dịch và chi tiết tài chính nên có thể sẽ là vấn đề lớn nếu có tranh chấp xảy ra giữa các bên.

Ý nghĩa của việc phân tích dữ liệu On-chain

Đối với các nhà đầu tư, việc phân tích dữ liệu on-chain đóng vai trò rất quan trọng để đưa ra các quyết định phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể như sau:

Cung cấp thông tin chính xác và khách quan

Dữ liệu on-chain cung cấp thông tin chính xác và khách quan về thị trường

Theo thiết kế cố hữu, dữ liệu on-chain trên blockchain được lưu trữ trên các sổ cái phân tán, phi tập trung và không thể sửa đổi được. Chính điều này đã làm nên sự thành công của công nghệ blockchain trong hơn 10 năm qua nhờ khả năng cung cấp thông tin chính xác và khách quan nhất trên thị trường.

Theo dõi hành vi thị trường theo thời gian thực

Một trong những ý nghĩa quan trọng khác của việc phân tích dữ liệu on-chain là việc theo dõi hành vi của các đối tượng khác nhau trên thị trường. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng khi cần theo dõi hoạt động của những người sở hữu nguồn lực lớn mạnh về tài chính và thông tin, có khả năng thao túng thị trường. Thông qua những thông tin này, bạn có khả năng đón đầu để đưa ra các quyết định chính xác trong quá trình đầu tư của mình.

Dự đoán và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý

Dựa trên việc phân tích dữ liệu on-chain, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định chính xác nhất

Việc dự đoán và đưa ra quyết định đầu tư dựa trên thông tin trên các kênh truyền thông có thể khiến bạn bỏ lỡ thời điểm vàng để thu về lợi nhuận tối ưu nhất. Trong khi đó, nếu biết cách phân tích dữ liệu on-chain, bạn có thể dự đoán trước một bước so với số đông để có quyết định đúng đắn.

Chẳng hạn như bạn có thể căn cứ vào quyết định của các top holder để quyết định mua vào hay bán ra thay vì đi theo số đông trên thị trường. Ngoài ra, các dữ liệu on-chain trên các nền tảng DeFi còn có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả của dự án cũng như tiềm năng của sản phẩm đó.

Những lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain

Phân tích dữ liệu on-chain không phải là việc đơn giản, đặc biệt là với những người mới tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Để có thể đưa ra những nhận định chính xác nhất, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Có kiến thức và kinh nghiệm trong phân tích dữ liệu: Đây là hình thức đánh giá chuyên sâu, đòi hỏi người dùng phải có nền tảng vững vàng và góc nhìn đa chiều để đưa ra nhận định chính xác và khách quan từ các thông tin thu thập được.
  • Tham chiếu nhiều nguồn thông tin và cập nhật thường xuyên: Lĩnh vực tài chính, đặc biệt là thị trường tiền mã hóa có tốc độ thay đổi thông tin cực kỳ nhanh chóng, có thể tính theo giây, phút. Hơn nữa, trên internet hiện nay cũng cung cấp rất nhiều dữ liệu on-chain không đảm bảo. Do đó, bạn cần cập nhật liên tục và đối chiếu nhiều nguồn thông tin để đảm bảo đánh giá đưa ra là chính xác nhất.
  • Lưu ý khi thu thập dữ liệu trên website chính thức của dự án: Có thể vì nhiều lý do khác nhau, các thông tin được cung cấp trên những nền tảng này không hoàn toàn chính xác. Do đó, khi tham khảo, bạn nên kiểm tra lại trên trình explore của blockchain nền tảng Dapp đó.

Chính sự minh bạch, chính xác của dữ liệu on-chain đã góp phần làm nên thành công của blockchain như hiện nay. Vì vậy, nếu tận dụng được được nguồn thông tin này sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Hãy là nhà đầu tư thông thái bằng cách tự nhận định và đưa ra quyết định cho chính mình thay vì mải chạy theo số đông. Và đừng quên thường xuyên theo dõi 100Man để cập nhật thêm thật nhiều tin tức hữu ích về thị trường tiền mã hóa đầy sôi động nhé!

Video liên quan

Chủ Đề