Gừng cay muối mặn là gì năm 2024

Qua câu thơ: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" trong bài "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm có thể thấy: Đất nước gắn liền với tình cảm vợ chồng rất Việt Nam, càng gian nan vất vả thì càng son sắt, thủy chung. Điều này được tác giả thể hiện bằng hình ảnh "gừng cay muối mặn".

Nói tời tình cảm của con người a dao lại dùng hỉnh ảnh muối mặn – gừng cay là vì: Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, có đắng cay. Tình người có trải qua những dư vị ấy mới thêm sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng tình, mới thật thương nhau.

Hình ảnh này được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lấy từ những bài ca dao có nét tương đồng như:

"Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

hay:

"Muối mặn ba năm còn mặn

Gừng cay chín tháng còn cay

Dù ai xuyên tạc lá lay

Sắt son nguyện giữ lòng này thủy chung."

hoặc:

"Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau".

Đây là những câu ca dao xưa, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó nên tình nghĩa vợ chồng. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát đúc kết nên cái tình cái nghĩa vợ chồng của cha ông ta từ bao đời nay, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng xa hơn là tình cảm làng xóm, đồng loại đã là chất keo vô hình cho tình yêu nước lớn lao mà trong mỗi chúng ta ai cũng có

Sự khác biệt giữa hình ảnh "muối – gừng" trong ca dao và câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: trong ca dao, "muối – gừng" được dùng như hình ảnh tượng trưng của tình yêu lứa đôi bền chặt qua những câu thề nguyền, hẹn ước. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, "muối – gừng" còn biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên – nguồn mạch tạo nên giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của đất nước. Đất nước là nơi bắt nguồn của tổ ấm. Đất nước, dù đi bất cứ đâu, ai ai đều nhớ về. Ở nơi ấy, có gia đình, bạn bè, có những lời ru của mẹ, có tiếng kể chuyện cổ tích của bà. Đất nước – nơi tôi lớn lên trong hòa bình, trong sự yêu thương của cha mẹ, người thân. Tôi yêu đất nước, yêu con người Việt Nam, yêu từng nhánh cây, ngọn cỏ trong đó. Vậy đất nước không là những khái niệm trừu tượng mà là những gì gần gũi thân thương trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì thế, giọng điệu tâm tình trong những câu ca dao là giọng trao duyên đằm thắm, ngọt ngào; giọng tâm tình trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm là giọng hồi tưởng, có sắc thái trang trọng.

Muối mặn gừng cay là 2 thứ gia vị không dễ chịu [như vị ngọt, mát] để nói về gian nan, vất vả. Nhưng vị mặn của muối hay vị cay của gừng lại rất đậm đà, rất khó quên nên có thể đem so sánh với tình nghĩa sâu đậm, thắm thiết. Những câu ca dao trên hay câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm đều ca ngợi tình nghĩa thủy chung, son sắt, vượt lên trên những nhọc nhằn, khó khăn của cuộc sống. Thủy chung, nghĩa tình cũng là phẩm hạnh bao đời của người Việt Nam, như một tính cách dân tộc. Thuần phong mĩ tục này gợi lại một cội nguồn dân tộc không bao giờ bị ngoại lai.

[Baonghean] - “Người ơi... Muối ba năm muối đang còn mặn/Gừng chín tháng cay vẫn còn cay/Chứ đôi ta tình nặng ngãi dày/Dù có xa nhau đi chăng nữa, thì ba vạn sáu ngàn ngày... cũng nỏ xa”. Câu ca ấy, ngay từ thuở nhỏ đã ám ảnh người nông dân quê lúa Yên Thành, để suốt một đời, theo lời ông nói, “mình đi theo dân ca mà suốt một đời không đi hết một câu ca”.

Nghệ nhân Nguyễn Cảnh Sơn trong một cảnh quay của bài hát ru Thập ân phụ mẫu.

Ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân dân gian Nguyễn Cảnh Sơn nằm giữa làng, phía trước và hai bên là cánh đồng bao la, sau lưng là đồi thông quanh năm vi vu gió thổi. Tất tả mời khách vào nhà, bà Hợi, vợ ông mau mắn kể: “Ông ấy vừa mới đi tập hát cho mấy cháu bên trường về, nghe mô văn nghệ làng bên chuẩn bị đón đơn vị văn hóa”. Bà nói chúng tôi gặp may, vì hôm nay ông ấy về sớm hơn mọi bận, chứ “ngày nào ông ấy cũng đi từ sáng cho đến trưa, chiều đi đến tối mới về. Từ ngày tham gia dạy hát dân ca trong trường học, ông ấy đi suốt. Đi thì thôi, về đến nhà là hát…”

Chuyện ông Sơn mê hát thì cả xã Đồng Thành này đều tường tận. Người xóm Đồng Xuân kể rằng, từ ngày nhỏ, cậu bé Sơn đã lũn cũn theo mẹ xem hát, nghe hát. Đến 6, 7 tuổi đã nằng nặc theo các o, các chú trong làng tham gia hát ví ghẹo những đêm trăng. Có lần trốn học đi xem hát, bị bố mẹ đánh vẫn không chừa. Rồi, Nguyễn Cảnh Sơn cũng bắt đầu “nghiệp” hát trên chính đồng ruộng, trên sân khấu…làng và đó cũng là sân khấu cả một đời của ông.

Bà Hợi kể cho chúng tôi nghe, câu hát đúng là cái duyên, cái phận đã cho bà một gia đình toàn vẹn. Bởi vì, mê ông từ giọng hát, giận ông bởi ông…mê hát quá và cũng quên giận rất nhanh vì…được nghe ông hát làm lành. Có lúc, ông hát ru cháu ngủ, lúc hát cho cả bà lẫn cháu nghe. Ông đi tối ngày, về bà chực giận lại thấy ông cười, cất tiếng: “Chớ đôi ta tình nặng ngãi dày/ Dù có xa nhau đi chăng nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày cũng nỏ xa”. Bà bảo, nghe như thế, ai mà còn giận cho được. Bà kể thêm, điều đặc biệt hơn nữa trong gia đình mình, ấy là ông Sơn và mẹ vợ đều được công nhận nghệ nhân dân gian vào một dịp. Mẹ bà Hợi là nghệ nhân Trần Thị Như, năm nay đã gần 100 tuổi mà vẫn mê hát, vẫn sinh hoạt trong CLB Dân ca xã Đồng Thành cùng con rể.

Nguyễn Cảnh Sơn tự nhận, mình chỉ là một “gã xấu trai” nhưng “có giọng ca kéo lại”. Chúng tôi đùa ông “giống chàng Trương Chi”, ông cười rất tươi, gật đầu, và cất tiếng hát. Vừa hát, vừa say sưa nói với chúng tôi về từng thể loại, thế nào là ví đò đưa, ví đồng ruộng, ví đò đưa nước ngược, ví trèo non, dặm Đức Sơn, dặm vè, dặm cửa quyền, dặm kể, dặm nối, dặm xẩm… Ông hát như thể một con tằm rút ruột, như ông muốn truyền đạt tới chúng tôi hết cái sâu nặng, ân tình của câu ca… Chúng tôi ngồi lặng nghe ông hát, và như thấy trước mắt mình cái không gian xóm mạc ngày xưa… Là những mùa trăng, bên cánh đồng hay dưới đồi thông, người ta vừa tát nước, vừa đi lấy bội thông vừa cất tiếng hát. Cái hát quên nghèo, cái hát quên đói, cái hát nên duyên, cái hát nhân lên tình yêu quê, yêu nước non mình.

Ông Sơn kể rằng, không hiểu từ đâu, cái câu ví ấy đã khiến ông…say, say đến chao đảo cả một đời. Có lẽ là từ khi nằm trong nôi, ông đã được nghe mẹ ru “Muối ba năm muối đương còn mặn…”. Vậy nên, ngay từ khi mới hát rõ lời, cậu bé Cảnh Sơn đã ngân nga lời gừng cay muối mặn. Cái sâu sắc, cái “tình” của đất, của người xứ Nghệ “chỉ trong một câu ca mà đi cả đời không hết”. Ông nhớ những ngày thơ ấu, ông bám áo mẹ để đi nghe hát. Bữa không có mẹ, đến nhà người ta nghe hát mà ngủ quên ở góc sân nhà. Thấy có văn nghệ về diễn ở huyện, ngày nào cũng xin bố mẹ đạp xe đi xem. Cả nhà mới có một cái xe đạp cũ, hay tuột xích, lần nào về cậu bé cũng lấm lem mặt mũi, bị đánh đòn vẫn tìm mọi cách để được đi. Đánh đòn là thế, nhưng trong sâu thẳm lòng mình, cha mẹ cậu bé vẫn thương và chiều con. Hễ con thích bài hát nào, bố cậu lại lặn lội đi tìm, chép tay về cho con tập. Và thế là, khán giả của cậu bé, khi thì là người thân trong gia đình, khi thì là rừng thông mùa nhặt bội, khi là bãi ngô tít tắp xạc xào, khi là bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh… Đã có lần, nửa đêm ông bố thức giấc mà không thấy cậu con đâu, hốt hoảng đi tìm, ông nhận thấy cậu con mình đang lặng ngồi trong rừng thông sau nhà và…cất tiếng hát. Một lần khác, xã Đồng Thành tổ chức văn nghệ, cậu bé nằng nặc đòi mẹ đăng ký cho mình tham gia một tiết mục. Thấy rõ niềm khao khát của con, người mẹ vừa từ cánh đồng về, chân lấm bùn, quần ống thấp ống cao chạy bộ lên xã để xin cho con được hát. Đêm hôm đó, Cảnh Sơn lần đầu đứng trên sân khấu đông người và hát một khúc dân ca học lỏm của các bà, các o, ai cũng tấm tắc khen hay. Cảnh Sơn nghe tiếng vỗ tay rào rào ở bên dưới mà trái tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Niềm vui của ông, không chỉ đơn giản là được thể hiện mình, mà là được sẻ chia, là thấy niềm vui nỗi buồn của chính mình đang lan tỏa…

Thế nhưng, cái “sân khấu” mà ông nhớ nhất trong đời mình lại là sân khấu trên trận địa. Ấy là những tháng năm ông tham gia quân ngũ [những năm 1979 đến 1985] ở biên giới phía Bắc. Tiếng đạn pháo của địch dội sang từ bên kia thì bên này ông vẫn ngân tiếng hát. Là “Chiều biên giới” [Trần Chung], là “Hò kéo pháo” [Hoàng Vân], “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” [Hoàng Hiệp], “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” [Phạm Tuyên]… Những đêm mưa, bụng đói cồn cào, anh em trong đơn vị chỉ còn chút lương khô, nhường nhau từng mẩu bánh, nhìn nhau chan chứa yêu thương mà cất lời “Chiều biên giới em ơi/ Có nơi nào cao hơn/ Như đầu sông đầu suối/ Như đầu mây, đầu gió/ Như trời quê biên cương…”. Đội văn nghệ của ông hát ngày, hát đêm cho chiến sỹ nghe, không biết mệt. Ông kể, trong đội có anh Huy người Quỳnh Lưu, ban chiều sốt cao, cơ thể thì lạnh cóng, anh em trong đơn vị thay phiên nhau sưởi ấm, vậy mà khi bên kia biên giới, pháo địch lóe lên là anh vùng dậy cất tiếng hát vang: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới…”. Những câu hát chay, không nhạc, lấy tiếng vỗ tay của đồng đội làm tông cao, tông thấp, ấy vậy mà hát đến quên mình.

Thời gian rời quân ngũ về quê, Nguyễn Cảnh Sơn tham gia ở đội văn nghệ của hợp tác xã. Tiếng hát của ông lại cất lên trên sân khấu làng. Đám hỏi, đám cưới ông “kiêm” luôn người dẫn chương trình. Bà con trong xã kháo nhau rằng ông “mát tay”, tổ chức đám cưới cho cặp đôi nào là cặp ấy hạnh phúc. Nhà có tang gia, ông tới tham gia thổi kèn. Thế là, mọi chuyện vui, buồn, người dân xứ Đồng Thành đã quen với sự có mặt của ông… Ông cũng xem đó như “sứ mệnh” của mình vậy. Ai thích nghe hát, ông sẵn sàng cất tiếng, ai thích tìm hiểu dân ca, ông dốc lòng bày dạy. Và chính bản thân mình, ông cũng tìm tòi, đi “học thêm” rất nhiều. Học từ mẹ vợ - nghệ nhân Trần Thị Như, học từ những người thầy, người nghệ sỹ đáng kính như bác Phan Thế Phiệt [nguyên là cán bộ văn hóa huyện], NSƯT Đình Bảo, NSƯT Đức Duy, NSƯT Danh Cách, NSƯT Tiến Dũng… Và cách học của ông, khi mà không thể gặp trực tiếp “thầy” là học qua… băng đĩa, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Công việc đồng áng cũng tất bật, nhưng chẳng bao giờ sự mệt mỏi khiến ông quên hát. Cứ rảnh việc là ông lại hăng hái, tất bật với việc xã, việc làng. Suốt 2 thập niên qua, ông lúc nào cũng là thành viên tích cực trong Đội văn nghệ Đồng Thành tham gia Liên hoan Tiếng hát Làng Sen. Rồi những liên hoan, những hội thi: Tiếng hát dân ca duyên hải miền Trung, Ngày hội VHTT các dân tộc Nghệ An, Tiếng hát miền Trung - Tây Nguyên, Tiếng hát nông dân, Liên hoan Dân ca “Nối những câu hò”, Liên hoan Dân ca ví dặm xứ Nghệ… Những "Đường tơ bên ngoại", "Gái làng Mai, trai làng Thượng", "Phụ tử tình thâm"… của dân ca xứ Nghệ đã mang lại cho ông Huy chương Bạc tại cuộc thi "Liên hoan Tiếng hát miền Trung Tây Nguyên" [tổ chức tại Huế năm 1998], Huy chương Vàng cuộc thi "Tiếng hát nông dân" [tổ chức tại Quảng Ngãi năm 2000], giải A toàn tỉnh tại Liên hoan Dân ca xứ Nghệ [năm 2011]... Từ ngày có chủ trương đưa dân ca vào trường học, Nguyễn Cảnh Sơn được các trường học trong huyện mời về truyền dạy, với ông “đó là niềm vui lớn”. Ông nói “Dân ca không bao giờ mất đi, nó có sẵn trong máu thịt mỗi người Việt chúng ta. Tôi càng thấm thía điều này khi dạy dân ca cho các cháu nhỏ…”.

Ông cũng nói về niềm cảm động của mình, một người nông dân cả cuộc đời gắn bó với ruộng, với rừng, mỗi lần đứng trong sân trường đầy nắng, nhìn quê hương đang đổi thay từng ngày và nghe trong lớp học, tiếng các cháu hát dân ca. Rồi ông tâm sự về những trăn trở của người dân quê trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở vùng thềm lục địa Việt Nam. Trong gian nhà nhỏ đầy gió và mùi lá thông, ông cất tiếng hát, bài hát mà một thời ông đã hát tại vùng biên giới: “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sỹ Hình Phước Long như một tấm lòng của người con quê hương hướng về biển đảo…

“Tôi còn hát đến ngày cuối của đời mình”- Nguyễn Cảnh Sơn- người nông dân 55 tuổi nói “chắc chắn là như vậy” khi chia tay chúng tôi. Ông tin rằng đất nước mình sẽ vượt qua mọi gian nan, tin vào truyền thống và tấm lòng người Việt Nam bởi truyền thống ấy, tấm lòng ấy sáng mãi trong câu “gừng cay, muối mặn”.

Gừng cay muối mặn mang ý nghĩa gì?

Muối mặn gừng cay là 2 thứ gia vị không dễ chịu [như vị ngọt, mát] để nói về gian nan, vất vả. Nhưng vị mặn của muối hay vị cay của gừng lại rất đậm đà, rất khó quên nên có thể đem so sánh với tình nghĩa sâu đậm, thắm thiết.

Hình ảnh gừng cay muối mặn trong những câu ca dao biểu hiện điều gì?

+ "gừng cay muối mặn" trong ca dao xưa làm minh chứng, là biểu tượng của tình cảm vợ chồng, chính là xuất phát từ sự thân thuộc gần gũi như "muối" và "gừng" kết hợp với những tầng ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa trong đó. + Gợi ra tình cảm vợ chồng thủy chung son sắt trong truyền thống gia đình của dân tộc ta từ bao đời nay.

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau là gì?

Câu ca dao nói lên sự đồng cam cộng khổ của vợ chồng trong cuộc sống, từ đó nhắc nhở mọi người phải luôn nhớ về tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung. Muối: là sự kết tinh của nước biển ngưng đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ, có vị mặn.

Ai bưng chén muối đĩa gừng gừng?

Kho tàng ca dao Việt có rất nhiều câu về “muối”, như: “Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau/ Muối ba năm muối hãy còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình đầy/ Có xa nhau đi nữa, cũng phải ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”…

Chủ Đề