Hà đông cách mỹ đình bao nhiêu km

Vì đây là ý kiến cá nhân lên bạn nào có ý kiến đóng góp hãy cứ tự nhiên nhé, chúng ta ở đây là tranh luận mà, đúng thì tốt nếu chưa đúng các bạn có thể cho ý kiến đóng góp cho hoàn chỉnh mà phải không các bạn, mà nếu bạn là một người từng làm xe ôm hay người giao hàng hay người ta vẫn gọi là shipper đó thì chắc các bạn hiểu rõ và định vị chiều dài đoạn đường chính xác lắm nhỉ, hay những phượt thủ cũng vậy, họ tính khoảng cách cực kỳ chính xác và nhận định rất đúng về đoạn đường mà họ từng đi qua đặc biệt là những người nhiều kinh nghiệm.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình về chủ đề tính đoạn đường đi dài bao nhiêu mà nhiều bạn đã hỏi mình về câu hỏi huyện Đông Anh cách Hà Nội bao nhiêu km thì nay các bạn hãy áp dụng các phương pháp trên vào là tính được ngay thôi các bạn nhé, nếu có ý kiến đóng góp các bạn hãy gửi mail cho mình là: dangduongland123@gmail.com hoặc website: dangduongland.com để cùng đóng góp và xây dựng bài viết nhé, chúc các bạn sức khỏe và thật nhiều niềm vui.

Việc có rất nhiều nhà xe Bến xe Mỹ Đình Hoàng Mai - Hà Nội giúp cho du khách có đa dạng sự lựa chọn. Đây cũng có thể là một điều bất lợi làm cho hàng khách không biết nên chọn nhà xe nào là phù hợp với mình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo giữ chỗ, có được chỗ ngồi yêu thích sau khi đặt vé xe đi Hoàng Mai - Hà Nội từ Bến xe Mỹ Đình giữa nhà xe với khách hàng sau khi đặt trực tiếp vẫn chưa được đảm bảo 100%.

Cho nên để dễ dàng so sánh giá, xem đánh giá chất lượng các nhà xe đi, được đảm bảo quyền lợi cao nhất, được hưởng nhiều ưu đãi giảm giá vé xe khách Bến xe Mỹ Đình Hoàng Mai - Hà Nội, hành khách có thể đặt mua tại website Vexere.com- Hệ thống đặt vé xe khách chất lượng, và uy tín nhất tại Việt Nam, đảm bảo giữ chỗ 100%. Đối với bất cứ giao dịch đặt mua vé xe khách đi Hoàng Mai - Hà Nội từ Bến xe Mỹ Đình nào của quý khách tại trang web Vexere.com đều được Vexere cam kết giải quyết sự cố. Chính sách tặng coupon giảm giá hoặc hoàn tiền sẽ tùy theo từng trường hợp sự việc.

Hướng dẫn đặt vé tại Vexere.com: Bước 1: Truy cập vào website Vexere hoặc tải app Vexere trên CH Play hoặc App Store. Bước 2: Chọn điểm đi, điểm đến, ngày đi, sau đó chọn “TÌM VÉ XE”. Bước 3: Chọn hãng xe khách đi Hoàng Mai - Hà Nội từ Bến xe Mỹ Đình, giờ khởi hành phù hợp. Bấm chọn vào khung giờ quý khách muốn đi để tiến hành đặt vé. Bước 4: Chọn vị trí/giường ghế, điểm đón, điểm trả và nhập thông tin hành khách khi đặt mua vé xe đi Hoàng Mai - Hà Nội từ Bến xe Mỹ Đình Bước 5: Chọn hình thức thanh toán vé phù hợp và tiến hành thanh toán vé.

Việc đặt mua và thanh toán vé xe khách đi Hoàng Mai - Hà Nội từ Bến xe Mỹ Đình cũng vô cùng đơn giản, tiện lợi khi Vexere.com hỗ trợ đến 06 hình thức thanh toán khác nhau bao gồm:

  • Thanh toán bằng tiền mặt tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị gần nhà.
  • Thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế [Visa, Master Card, JCB].
  • Thanh toán bằng thẻ ATM đã đăng ký thanh toán trực tuyến [Internet Banking].
  • Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng.
  • Bên cạnh đó, quý khách cũng có thể thanh toán vé thông qua các ví Momo, ZaloPay, AirPay, VNPay,…

Sau khi thanh toán vé xe khách Bến xe Mỹ Đình Hoàng Mai - Hà Nội thành công, Vexere sẽ gửi tin nhắn/email xác nhận thành công đến số điện thoại/email mà quý khách đã đăng ký. Đến ngày đi, quý khách vui lòng có mặt tại điểm đón trước 30 phút giờ khởi hành để chuẩn bị lên xe. Để kiểm tra tình trạng vé xe đi Hoàng Mai - Hà Nội từ Bến xe Mỹ Đình đã đặt, quý khách vui lòng truy cập //vexere.com/vi-VN/booking/ticketinfo

Hà Đông là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Quận nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông nguyên là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội. Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử-văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh của Thành phố Hà Nội.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Hà Đông nằm ở phía tây nam nội thành của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì
  • Phía tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ
  • Phía nam giáp huyện Thanh Oai
  • Phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức.

Trước 2006, diện tích quận là 16 km², dân số 96 nghìn người. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 01/2006/NĐ-CP, quận có 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 173.707 nhân khẩu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời nhà Nguyễn quận Hà Đông nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sông Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần đất của thành Hà Nội cắt làm nhượng địa cho Pháp, phần còn lại của tỉnh Hà Nội thành lập tỉnh Cầu Đơ, với tỉnh lỵ ở Cầu Đơ. Hiện vẫn còn chợ Cầu Đơ và đình làng Cầu Đơ.

Những năm đầu thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông, và tỉnh lỵ Cầu Đơ cũng đổi tên thành thị xã Hà Đông. Tỉnh Hà Đông bao gồm thị xã Hà Đông, các phủ Hoài Đức, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, huyện Hoàn Long [nguyên là khu vực ngoại thành Hà Nội]. So về diện tích thì tỉnh Hà Đông rộng gấp nhiều lần thành phố Hà Nội. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và từ đây, cái tên tỉnh Hà Đông bắt đầu xuất hiện. Trước đó, tên Hà Đông chỉ duy nhất xuất hiện trên phạm vi toàn quốc là tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam [nay là thành phố Tam Kỳ] và tên Hà Đông từng là tên một tỉnh ở miền Bắc nước Trung Hoa.

Tỉnh lỵ Hà Đông chiếm một diện tích nhỏ hẹp khoảng 0.5 km² đất ruộng làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng [phía nam thuộc tổng Thanh Oai Hạ] và chỉ có 36 suất đinh trong tổng số hơn 1000 người, phần đông là công chức, binh lính và gia đình họ. Một số khác là chủ các hiệu buôn. Qua những tư liệu khai thác được cho thấy, Hà Đông manh nha hình thành từ những năm 1896 - 1899 khi tòa công sứ của Chính phủ Pháp di dời về Cầu Đơ. Lúc này, việc xây dựng và kiến trúc ở tỉnh lỵ Hà Đông đã khởi động: đầu tiên là việc bắc cầu qua sông Nhuệ [cầu Trắng], tiếp đó là việc rải đá đường quốc lộ 6 từ Hà Nội vào Hà Đông và từ Hà Đông đi Hòa Bình, rồi công việc đổ đất xây cất dinh công sứ, dinh tổng đốc rồi lập trường Pháp - Việt ở tỉnh lỵ....Đây là giai đoạn khởi đầu ngổn ngang công trường vật liệu, chứng tỏ sự quyết tâm đầu tư mạnh mẽ của nhà cầm quyền đương thời cho việc xây dựng một thủ phủ cấp tỉnh. Không chỉ xây dựng các con đường như: Legriélle, Bắc Kỳ [nay là đường Lê Trọng Tấn], Hoa Lư [nay là đường Phùng Hưng],... mà Hà Đông còn làm xong đường sắt dành cho xe điện về thôn Thái Hà. Từ năm 1904 - 1910, Sở Công chính tỉnh Hà Đông đã tu bổ những con đường mà hiện nay chúng ta vẫn thường đi qua và tiếp tục xây những chiếc cầu mới một cách giản dị, bền chặt hơn những cầu cũ [mặt cầu làm bằng dầm sắt, chân cầu có cột xây].

Đầu năm 1911 làm nốt con đường xe điện vào Hà Đông, đường tàu điện này có hướng Bờ Hồ - Hà Đông dài 10,36 km, vượt qua cầu Trắng vào tới bãi tre nứa bên sông Nhuệ và chợ gia súc [nay là khu tập thể Nhuệ Giang]. Nhờ con đường tàu điện thuận tiện này mà những lò mổ ở Hà Nội, Hải Phòng thường đến mua thịt bò, lợn, trâu ở chợ Đơ tỉnh lỵ Hà Đông.

Năm 1913 tiếp tục làm một cầu bằng bích long dài 60m bắc qua con sông Nhuệ ở cột mốc số 34 đường Hà Nội - Hòa Bình và đặt tên là cầu Mỗ Hội [nay là cầu Mai Lĩnh trên tuyến quốc lộ 6]. Năm 1916 làm lại mặt cầu Hà Đông [nay là cầu Đơ Hội] bằng bích long. Năm 1918 mở rộng và sửa lại đường Hà Nội đi Hòa Bình. Cũng trong thời gian này, Pháp cho lập nhà trường Pháp-Việt, làm lại dinh quan tổng đốc, lập Trường Thư ký tỉnh, xây các nhà thờ huyện Phú Xuyên, Thanh Trì, Thường Tín và Hoài Đức.

Năm 1904, lập chợ Hà Đông. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thể kỷ XX khi xây 3 nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình, Viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài thành phố Hà Nội. Năm 1910 lập nhà thương ở tỉnh lỵ. Năm 1914, xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo, đây là công trình kiến trúc có niên đại sớm nhất thị xã Hà Đông hiện còn tồn tại. Năm 1918 lập thêm nhà hộ sinh ở nhà thương và trong tỉnh lại đặt ra 19 nhà trạm nữa.

Với hạ tầng kiến trúc tương đối hoàn thiện, Hà Đông là một tỉnh lỵ khá phát triển với những khu phố sầm uất. Vào khoảng những năm 1920, dân số của thị xã có 261 [chưa rõ số người hay suất đinh, nhưng có thể xác định là 261 suất đinh] bao gồm 50 có tên trong sổ hộ tịch và 211 không hộ tịch. Nếu đúng con số 261 là suất đinh thì so với năm 1904 [năm thành lập tỉnh lỵ Hà Đông thì con số suất đinh từ 36] đã tăng lên 261 vào năm 1920. Đó là sự tăng tiến hợp lý và thích hợp trong quá trình hình thành và phát triển Hà Đông ngày ấy. Trước năm 1945 thị xã Hà Đông có rạp Sinel Majestic, có rạp hát Thiêm Xuân Đài và nay là nhà thi đấu Hà Đông trên đường Quang Trung.

Hà Đông trong hai cuộc chiến tranh [1946–1975][sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây, và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, chuyển xã Kiến Hưng thuộc huyện Thanh Oai và xã Văn Khê thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.

Hà Đông thời kỳ đổi mới [1976–nay][sửa | sửa mã nguồn]

Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 3 phường: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Yết Kiêu và 5 xã: Hà Cầu, Kiến Hưng, Văn Khê, Vạn Phúc, Văn Yên.

Theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 [khoá VI] ngày 29 tháng 12 năm 1978 và Quyết định số 49-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới của một số xã, thị trấn của thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông cùng một số đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội [thuộc Hà Sơn Bình có 6 huyện, thị sáp nhập gồm Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức]. Tuy nhiên, trên thực tế, Hà Đông vẫn thuộc tỉnh Hà Sơn Bình và là tỉnh lỵ. Tình trạng này vẫn duy trì cho đến năm 1991.

Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, tái lập tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, Hà Đông trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây như cũ. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chia xã Văn Yên thành 2 phường: Văn Mỗ và Phúc La. Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu thành 2 phường tương ứng; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và 2 xã Phú Lương, Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý. Ngày 4 tháng 1 năm 2006, chuyển 2 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức vào thị xã Hà Đông.

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, thị xã Hà Đông chính thức trở thành thành phố Hà Đông. Ngày 1 tháng 3 năm 2008, chia phường Văn Mỗ thành 2 phường: Văn Quán và Mộ Lao; chia xã Văn Khê thành 2 phường: La Khê và Phú La. Từ đó, thành phố Hà Đông có 10 phường: Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu và 7 xã: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của thành phố Hà Đông và thành lập 7 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Kiến Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Yên Nghĩa trên cơ sở 7 xã có tên tương ứng. Từ đó, Hà Đông trở thành quận nội thành thứ 10 của thủ đô, gồm 17 phường trực thuộc như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Hà Đông có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, Hà Cầu, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Kiến Hưng, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu.

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

Trong danh sách dưới đây, có một số đường phố có tên trùng với các đường phố của các quận nội thành khác do trước đây các đường phố này thuộc địa phận tỉnh Hà Tây cũ và do chính quyền tỉnh cũ đặt

  • 19-5
  • An Hòa
  • Ao Sen
  • Ba La
  • Bà Triệu
  • Bắc Lãm
  • Bạch Thái Bưởi
  • Bế Văn Đàn
  • Biên Giang
  • Bùi Bằng Đoàn
  • Cao Thắng
  • Cầu Am
  • Cầu Đơ
  • Chiến Thắng
  • Chu Văn An
  • Chùa Tổng
  • Cù Chính Lan
  • Cửa Quán
  • Đa Sĩ
  • Đại An
  • Đại Mỗ
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Động Lãm
  • Dương Lâm
  • Dương Nội
  • Hà Cầu
  • Hà Trì
  • Hạnh Hoa
  • Hồ Học Lãm
  • Hoàng Công
  • Hoàng Diệu
  • Hoàng Đôn Hòa
  • Hoàng Hoa Thám
  • Hoàng Tùng
  • Hoàng Văn Thụ
  • Hữu Hưng
  • Huyền Kỳ
  • Huỳnh Thúc Kháng
  • Kiến Hưng
  • La Dương
  • La Nội
  • Lê Hồng Phong
  • Lê Hữu Trác
  • Lê Lai
  • Lê Lợi
  • Lê Quý Đôn
  • Lê Trọng Tấn
  • Lụa
  • Lương Ngọc Quyến
  • Lương Văn Can
  • Lý Thường Kiệt
  • Lý Tự Trọng
  • Mậu Lương
  • Minh Khai
  • Mộ Lao
  • Nghĩa Lộ
  • Ngô Đình Mẫn
  • Ngô Gia Khảm
  • Ngô Gia Tự
  • Ngô Quyền
  • Ngô Thì Nhậm
  • Ngô Thì Sĩ
  • Nguyễn Công Trứ
  • Nguyễn Du
  • Nguyễn Khuyến
  • Nguyễn Sơn Hà
  • Nguyễn Thái Học
  • Nguyễn Thanh Bình
  • Nguyễn Thị Minh Khai
  • Nguyễn Thượng Hiền
  • Nguyễn Trác
  • Nguyễn Trãi lớn
  • Nguyễn Trãi nhỏ
  • Nguyễn Trực
  • Nguyễn Văn Lộc
  • Nguyễn Văn Trỗi
  • Nguyễn Viết Xuân
  • Nhân Trạch
  • Nhuệ Giang
  • Nông Quốc Chấn
  • Phan Bội Châu
  • Phan Chu Trinh
  • Phan Đình Giót
  • Phan Đình Phùng
  • Phan Huy Chú
  • Phan Kế Toại
  • Phú La
  • Phú Lương
  • Phúc La
  • Phùng Hưng
  • Phượng Bãi
  • Quang Lãm
  • Quang Trung
  • Quyết Thắng
  • Tản Đà
  • Tây Sơn
  • Thanh Bình
  • Thành Công
  • Thanh Lãm
  • Thượng Mạo
  • Tiểu Công Nghệ
  • Tô Hiến Thành
  • Tô Hiệu
  • Tố Hữu
  • Tống Tất Thắng
  • Trần Hưng Đạo
  • Trần Nhật Duật
  • Trần Phú
  • Trần Văn Chuông
  • Trinh Lương
  • Trưng Nhị
  • Trưng Trắc
  • Trương Công Định
  • Văn Khê
  • Văn La
  • Văn Nội
  • Văn Phú
  • Vạn Phúc
  • Văn Phúc
  • Văn Quán
  • Văn Yên
  • Võ Thị Sáu
  • Vũ Trọng Khánh
  • Vũ Văn Cẩn
  • Xa La
  • Xốm
  • Ỷ La
  • Yên Bình
  • Yên Lộ
  • Yên Phúc
  • Yết Kiêu

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm [2005-2008] đạt 17,7%. Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.

Theo Quyết định số 4597/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Đông là một trong 6 trọng điểm du lịch của Hà Nội. Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: Tập trung ở khu vực quận Hà Đông và các phụ cận. Các sản phẩm du lịch chủ vếu gồm: Du lịch làng nghề; Du lịch nghỉ cuối tuần; Du lịch văn hóa; Du lịch vui chơi giải trí.

Làng nghề truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Đông là một vùng đất có truyền thống và văn hóa lâu đời. Trên địa bàn quận có một số làng nghề nghề nổi tiếng sau:

Làng lụa Vạn Phúc[sửa | sửa mã nguồn]

Vạn Phúc [nay đổi thành phường Vạn Phúc] nằm ở phía bắc của Hà Đông. Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ [Nhất thôn, nhất xã] có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời [hơn 1000 năm]. Tương truyền Đức Thánh Thành Hoàng là Bà Ả Lã Nàng Đê - người có công lập làng, dạy dân nghề canh củi, Lụa Vạn Phúc đã đi vào ca dao tục ngữ, nổi tiếng khắp trong Nam, ngoài Bắc: "The La, lụa Vạn, sồi Phùng" [the La Khê và lụa Vạn Phúc đều thuộc Hà Đông], "Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Danh tiếng của lụa Hà Đông đã đi vào thi ca, âm nhạc và điện ảnh. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp Vạn Phúc còn là an toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, tháng 12/1946 Hồ Chí Minh đã về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương. Tại đây, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Trung ương mở rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Làng rèn Đa Sỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Đa Sỹ nằm ở sát phía nam trung tâm quận. Đây là một làng cổ có nghề rèn nổi tiếng và là một làng có truyền thống hiếu học. Dưới triều đại phong kiến Đa Sỹ là làng có nhiều người thi thố đỗ đạt cao. Trải qua các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sỹ vì có nhiều người đỗ tiến sĩ. Đa Sỹ có 11 tiến sĩ, trong số này có hai người là trạng nguyên, một người là lưỡng quốc trạng nguyên. Đa Sỹ còn nổi tiếng bởi đức tính lao động cần cù sáng tạo. Với trí tuệ, tài năng, người Đa Sỹ tạo nên những sản phẩm rèn nổi tiếng phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm rèn Đa Sỹ từ con dao, cái kéo đến những sản phẩm nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có mặt khắp mọi miền. Năm 2001, làng rèn Đa Sỹ đã được cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống.

Làng Đa Sỹ còn có nhiều bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể, khỏe thận tráng dương, những bài thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân rất hiệu nghiệm như: sốt rét, ngã nước, trúng độc, tiêu chảy, sài đẹn. Đây là những bài thuốc do Đức thánh Hoàng Lang - Danh nhân văn hóa - Danh y - Lương dược hầu - Người thầy thuốc quân y đầu tiên của Việt Nam, lương dược linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hòa nghiên cứu, sử dụng hiệu quả đóng góp công sức to lớn vào việc bảo vệ, chăm sóc súc khỏe binh lính và nhân dân. Hiệu quả của các bài thuốc nổi tiếng đến mức ông được vua Lê Thế Tông cử giữ chức Điều hộ lục quân, sau đó được gia phong chức thị nội Thái y viện thủ phiên và được nhà vua chọn làm phò mã gả con gái là Phương Anh công chúa.

Làng dệt La Khê[sửa | sửa mã nguồn]

Làng La Khê là một trong bảy làng La thuộc tổng La trước đây. Làng từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất tằm tơ, dệt lụa. Làng được hình thành từ thế kỷ thứ 5, lúc đầu có tên là La Ninh, "La" là lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền. Ðất làng do phù sa sông Hồng, sông Ðáy, sông Nhuệ bồi đắp nên, vì vậy rất màu mỡ, thích hợp cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ. Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi thành La Khê [làng dệt lụa bên dòng sông nhỏ]. Nhưng các sản phẩm dệt của làng vẫn còn thô sơ, chủ yếu là sồi, đũi, phục vụ cư dân chốn kinh kỳ Thăng Long xưa. Ðến đầu thế kỷ 17, người Hán ở vùng Lưỡng Quảng [Trung Quốc] sang Việt Nam mang theo nghề dệt thủ công. Trong số đó, có mười gia đình người Hoa đã đến lập nghiệp ở đất La Khê, đem nghề dệt the, sa nhuộm đen và công nghệ dệt tiên tiến dạy lại cho dân làng. Thời đó, hầu hết dân làng La Khê đều sống bằng nghề canh cửi. Các sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc của La Khê với những họa tiết, hoa văn tinh xảo. So với sồi, đũi, loại hàng the, sa mỏng, nhẹ hơn, nhưng lại rất bền và đẹp, được lựa chọn để may trang phục cho các tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến xưa. Làng La Khê nổi tiếng là làng Việt cổ trong "tứ quý danh hương Mỗ La Canh Cót". Người La Khê tự hào với truyền thống văn vật: "trai làng có quận công, tiến sĩ; gái làng có vương phi, hoàng hậu". La Khê là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt cao. Thời phong kiến có chín người đỗ tiến sĩ. Làng La Khê còn nổi tiếng với sản phẩm the tiến vua với hoa văn độc đáo. La Khê còn nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian với Khu di tích Đình - Chùa - Bia Bà La Khê là nơi thờ bà Trần Thị Hiền [1511 - 1538], con gái cụ đô lục sĩ, dũng quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Thái Tông.

Chùa Mậu Lương[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Mậu Lương hay còn gọi là chùa Đại Bi tại phường Kiến Hưng, chùa tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 2.000m2, tổng thể mặt bằng kiến trúc bao gồm: tam quan, chùa chính, đền thờ, nhà tế, nhà khách và nhà hậu, được phân bố theo hình chữ Chi. Hệ thống tượng Phật bằng đất sơn son thếp vàng, niên đại sớm nhất là thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ một số hoa văn điển hình và đặc trưng như phù điêu bia đời Cảnh Hưng với tên Đại Bi tự bi lục. Trán bia phía trước chạm rồng, kiểu nghệ thuật thời nhà Mạc, điểm xuyết quanh rồng là hạt tròn nổi cùng những cụm mây. Trán bia phía sau chạm phượng chầu mặt trăng, hình thức chạm phóng khoáng mang nét dân gian, cánh phượng như cánh chim, cánh gà bình thường, tượng trưng cho sự phồn thực, dân dã.

Bia Bà[sửa | sửa mã nguồn]

Bia Bà La Khê nổi tiếng với địa chỉ tín ngưỡng dân gian Bia Đức thánh Bà - nơi thờ bà Trần Thị Hiền con gái cụ đô lục sĩ, Dũng quận công Trần Chân. Bà là đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà vừa xinh đẹp, dịu dàng vừa đức thục lại vừa đoan trang. Lúc còn sống Bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn, mở mang nghề dệt... Trước khi mất Bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản cho nhân dân.

Năm Mậu Tuất [1538] bà đã yên nghỉ vĩnh hằng tại cánh đồng Vang - nơi mảnh đất quê hương. Tương truyền Bà rất linh thiêng, hay hiển linh tiếp tục giúp đỡ mọi người, nên tư đời này sang đời khác trải qua hơn 550 năm, nơi thờ phụng Bà được nhân dân quanh vùng sùng kính, nghi lễ trang nghiêm. Nhớ ơn công đức của Đức Bà nhân dân đã lập đền thờ Bà tại cổng làng. Năm 1982 dân làng La Khê đã rước tấm Bia về khu di tích La Khê để thờ phụng.

Chùa Diên Khánh[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa có tên chữ là Diên Khánh tự, thuộc phường La Khê, quận Hà Đông. Chùa được xây dựng từ đời Lý. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng trong vùng với vẻ đẹp mà ít có ngôi chùa nào có được. Chùa được xây dựng trên nền đất cao, khang trang, sáng sủa, kết cấu chắc chắn, mặt quay chính về hướng nam nhưng hơi chếch tây một vài độ, các công trình chủ yếu gồm Tam quan, Tiền đường và Thượng điện. Trong chùa còn giữ lại được nhiều di sản quý hiếm của dân tộc như: cụm văn bia từ đời Lê, chuông đồng đúc từ thời Cảnh Thịnh thứ 2, trên mặt chuông có khắc bài minh nổi tiếng của tiến sĩ Ngô Trọng Khuê [tức Ngô Duy Viên], có nhiều tượng phật quý hiếm niên đại rải rác từ đời Trần và đời Lê Sơ cho đến đầu thế kỷ 20 như: pho đức giáo chủ Bổn Sư bằng đá, đây là pho tượng có giá trị cao về nghệ thuật đời Lý, kế thừa nghệ thuật Gandhara, được xếp thứ 2 sau pho tượng ở Hà Bắc và nhiều pho tượng bằng gỗ có niên đại từ thời Mạc trải dài đến đầu thế kỷ 20. Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989.

Giao thông và cơ sở hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận.

Giao thông của quận Hà Đông rất phong phú. Gồm có quốc lộ 6, quốc lộ 21B, Quốc lộ 21C, vành đai 3,5, vành đai 4... Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng từ năm 1982 cắt qua quận Hà Đông có 1 nhà ga là ga Hà Đông và giao cắt các tuyến đường như: Lê Trọng Tấn, ĐT72, Quang Trung, Ba La [QL21B]. Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco, khu đô thị Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa, khu đô thị Vạn Phúc, khu đô thị TSQ Galaxy, khu chung cư Ngô Thì Nhậm, làng Việt kiều Châu Âu Euroland, khu chung cư Samsora Premier 105, khu chung cư Hyundai Hillstate, khu chung cư TNR Goldsilk Complex,....

Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A [Cát Linh - Hà Đông], tuyến số 6 [Nội Bài - Ngọc Hồi], tuyến số 7 [Mê Linh - Ngọc Hồi], trong đó tuyến số 2A chính thức vận hành vào quý IV-2021.

Trung tâm mua sắm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trung tâm thương mại Hồ Gươm Plaza
  • Siêu thị Co.op Mart
  • Trung tâm thuơng mại Mê Linh Plaza
  • Siêu thị VinMart
  • Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông

Hệ thống đường sắt đô thị[sửa | sửa mã nguồn]

■ Tuyến số 2A: [Quận Thanh Xuân] ← Ga Phùng Khoang - Ga Văn Quán - Ga Hà Đông - Ga La Khê - Ga Văn Khê - Ga Yên Nghĩa

Hệ thống xe buýt[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm đầu cuối và trung chuyển[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bến xe Yên Nghĩa [01, 02, 21A, 27, 62, 66, 89, 91, 102, 114, 124, 158, 163, BRT01]
  • KĐT Dương Nội [22C]
  • KĐT Kiến Hưng [22B]
  • Mê Linh Plaza Hà Đông [68]
  • KĐT Thanh Hà [85]
  • KĐT Đô Nghĩa [105]
  • KĐT Mỗ Lao [106]

Các tuyến xe buýt hoạt động:[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến xe buýt Lộ trình trong khu vực quận Hà Đông BRT01[Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã] Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung [Hà Đông] - Lê Trọng Tấn [Hà Đông] - Nguyễn Thanh Bình - Tố Hữu -... 01[Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa] ... - Trần Phú [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Bến xe Yên Nghĩa 02[Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa] ... - Trần Phú [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Bến xe Yên Nghĩa 19[Trần Khánh Dư - Học viện Chính sách và Phát triển] ... - Trần Phú [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Chu Văn An [Hà Đông] - Vạn Phúc [Hà Đông] - Nguyễn Thanh Bình - Dương Nội - Hoàng Tùng -... 21A[Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa] ... - Trần Phú [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Bến xe Yên Nghĩa 22B[KĐT Kiến Hưng - Bến xe Mỹ Đình] KĐT Kiến Hưng - Hoàng Công - Mậu Lương - Phúc La - Cầu Bươu - Phùng Hưng [Hà Đông] - Trần Phú [Hà Đông] -... 22C[Bến xe Giáp Bát - KĐT Dương Nội] ... - Trần Phú [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Chu Văn An [Hà Đông] - Vạn Phúc [Hà Đông] - Nguyễn Thanh Bình - Nguyễn Trác - KĐT Dương Nội 27[Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long] Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung [Hà Đông] - Trần Phú [Hà Đông] -... 33[CCN Thanh Oai - Xuân Đỉnh] ... - Nguyễn Trực - Xốm - Ba La - Quang Trung [Hà Đông] - Chu Văn An [Hà Đông] - Vạn Phúc - Tố Hữu -... 37[Bến xe Giáp Bát - Chương Mỹ] ... - Phùng Hưng [Hà Đông] - Tô Hiệu [Hà Đông] - Cầu Đơ - Quang Trung [Hà Đông] - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Quốc lộ 6... 39[Công viên Nghĩa Đô - Tứ Hiệp] ... - Trần Phú [Hà Đông] - Phùng Hưng [Hà Đông] -... 57[Nam Thăng Long - KCN Phú Nghĩa I] ... - Đại Mỗ - Vạn Phúc [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Biên Giang -... 62[Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín] Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung [Hà Đông] - Cầu Đơ - Tô Hiệu [Hà Đông] - Phùng Hưng [Hà Đông] -... 66[Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Phùng] Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Quang Trung [Hà Đông] - Lê Trọng Tấn [Hà Đông] - Dương Nội - Hoàng Tùng -... 68[Hà Đông - Sân bay Nội Bài] Hà Đông [TTTM Mê Linh Plaza Hà Đông] - Hà Cầu - Cầu Đơ - Quang Trung [Hà Đông] - Trần Phú [Hà Đông] -... 72[Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai] Bến xe Yên Nghĩa - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Quốc lộ 6 -... 85[Công viên Nghĩa Đô - KĐT Thanh Hà] ... - Vũ Trọng Khánh - Nguyễn Văn Lộc - Trần Phú [Hà Đông] - Nguyễn Khuyến [Hà Đông] - Đường 19-5 - Tô Hiệu [Hà Đông] - Cầu Đơ - Hà Cầu - Hoàng Đôn Hòa - Văn Khê - Phúc La - Đường nội bộ KĐT Thanh Hà - KĐT Thanh Hà [cạnh nhà văn hóa KĐT Thanh Hà] 89[Bến xe Yên Nghĩa - Thạch Thất - Bến xe Sơn Tây] Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung [Hà Đông] - Chu Văn An [Hà Đông] - Vạn Phúc [Hà Đông] - Đại Mỗ -... - Hữu Hưng - Chùa Tổng -... 91[Bến xe Yên Nghĩa - Kim Bài - Phú Túc] Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung [Hà Đông] - Ba La - Phố Xốm - Nguyễn Trực - Quốc lộ 21B -... 102[Bến xe Yên Nghĩa - TT Vân Đình] Bến xe Yên Nghĩa - Quang Trung [Hà Đông] - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Quốc lộ 6 -... 103A[Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn] ... - Vũ Trọng Khánh - Nguyễn Văn Lộc - Trần Phú [Hà Đông] - Phùng Hưng [Hà Đông] - Cầu Bươu - Phúc La - Đường trục nam Hà Nội [Cienco 5] -... 103B[Bến xe Mỹ Đình - Hồng Quang [Ứng Hòa] - Hương Sơn] ... - Vũ Trọng Khánh - Nguyễn Văn Lộc - Trần Phú [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Ba La - Phố Xốm - Nguyễn Trực - Quốc lộ 21B -... 105[Đô Nghĩa - Cầu Giấy] Đô Nghĩa - Yên Lộ - Nguyễn Trác - Lê Trọng Tấn [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Cầu Đơ - Tô Hiệu [Hà Đông] - Lê Lợi [Hà Đông] - Đa Sĩ - Phúc La - Cầu Bươu - Phùng Hưng [Hà Đông] - Trần Phú [Hà Đông] -... 106[KĐT Mỗ Lao - TTTM AEON MALL Long Biên] KĐT Mỗ Lao - Vũ Trọng Khánh - Nguyễn Khuyến [Hà Đông] - Nguyễn Sơn Hà - Phùng Hưng [Hà Đông] -... 114[Bến xe Yên Nghĩa - Miếu Môn] Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Quang Trung [Hà Đông] - Biên Giang -... 124[Bến xe Yên Nghĩa - Chúc Sơn - Kim Bài] Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Quang Trung [Hà Đông] - Biên Giang -... 158[Bến xe Yên Nghĩa - Khu đô thị Đặng Xá] Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Quang Trung [Hà Đông] - Văn Khê - Phúc La -... 163[Bến xe Yên Nghĩa - Hà Đông] Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Quang Trung [Hà Đông] - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang -... E04[Vinhomes Smart City - Vincom Long Biên] ... - Hữu Hưng - Dương Nội - Lê Trọng Tấn [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Trần Phú [Hà Đông] -... E06[Bến xe Giáp Bát - Vinhomes Smart City] ... - Trần Phú [Hà Đông] - Quang Trung [Hà Đông] - Lê Trọng Tấn [Hà Đông] - Dương Nội - Hoàng Tùng -...

Danh nhân Hà Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Vốn là vùng đất tú quý danh hương, lại gần kinh kỳ, nên xưa, nay vùng đất Hà Đông cũng đã xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi thố đỗ đạt đại khoa thời phong kiến hoặc nổi tiếng là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Có thể kể ra đây một vài nhân vật tiêu biểu:

  • Nguyễn An: Tổng Công trình sư Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
  • Ngô Duy Viên
  • Nguyễn Duy Nghi
  • Ngô Duy Trùng
  • Lê Đăng Cử
  • Hoàng Đôn Hòa
  • Trịnh Đôn Phác
  • Trần Khắc Minh
  • Hoàng Nghĩa Phú: Trạng nguyên năm 1511 thời Hậu Lê
  • Hoàng Du
  • Lê Hoàng Vĩ
  • Lê Trọng Dĩnh
  • Trình Thanh
  • Nguyễn Dy Quyết
  • Tô Hoài: Nhà văn nổi tiếng trong giới văn học Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết cho trẻ em, điển hình là Dế mèn phiêu lưu ký
  • Nguyễn Tông
  • Nguyễn Vũ
  • Nguyễn Thước
  • Lương Lê
  • Nguyễn Giác
  • Lưu Hy
  • Nguyễn Trang
  • Bạch Thái Bưởi
  • Lê Trọng Tấn
  • Nguyễn Văn Hiệu: Nhà vật lý nổi tiếng của Việt Nam
  • Hồ Phương
  • Xuân Quỳnh: Nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam, sinh năm 1942
  • Nguyễn Văn Tố: Trưởng ban Thường trực Quốc hội [1/1946-11/1946], Đại biểu Quốc hội khóa 1

Các cơ quan tại Hà Đông[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trụ sở tiếp dân Trung ương, số 1 Ngô Thì Nhậm
  • Báo Thanh tra Chính Phủ Việt Nam tại số 100 Tô Hiệu
  • Truyền hình Cáp Việt Nam - Chi nhánh 6 - Lô 18 - Khu đô thị Văn Phú, số 560 đường Quang Trung
  • Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học - Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại số 27 Tô Hiệu
  • Trung tâm Đào tạo - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại số 43 Lê Lợi
  • Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại số 10 đường Quang Trung
  • Viện Nghiên cứu Thống kê thuộc Tổng cục Thống kê trên đường Tô Hiệu.
  • Viện Khoáng sản và Địa chất

Cơ quan thuộc Hà Nội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn phòng Thành ủy Thành phố Hà Nội địa chỉ tại số 2 đường Phùng Hưng
  • Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội địa chỉ tại số 4 đường Phùng Hưng
  • Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hà Nội tại khu đô thị Mỗ Lao
  • Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội tại số 2 đường Phùng Hưng [hiện nay chuyển đến Số 258 Khu liên cơ Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ]
  • Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Sở Giao thông Vận tải
  • Sở Tư pháp Hà Nội tại đường Trần Phú.
  • Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội tại 15 P. Cầu Đơ, Hà Cầu
  • Phòng Công chứng số 7 thuộc Sở Tư pháp tại phường Phú La.
  • Trung tâm dịch vụ bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp tại đường Quang Trung.
  • Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội tại số 2 Phùng Hưng.
  • Trung tâm Đào tạo và huấn luyện Công an thành phố Hà Nội tại khu Văn Phú phường Phú La
  • Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tại số 7 Nguyễn Trãi
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội tại 38 đường Tô Hiệu
  • Trung tâm Phát triển Nông thôn Việt Nam thuộc Sở Nông nghiệp Hà Nội tại 102 Tô Hiệu.
  • Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội địa chỉ tại phố Ba La, phường Phú La.
  • Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở Nông nghiệp tại Phú Lãm.
  • Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp Hà Nội tại Đa Sỹ, phường Kiến Hưng.
  • Liên minh các HTX thành phố Hà Nội, địa chỉ tại đường Trần Phú
  • Báo Hànộimới cơ sở 2, địa chỉ số 178 đường Quang Trung, phường Quang Trung [trụ sở báo Hà Tây cũ].
  • Cục Quản lý Thị trường thành phố Hà Nội: Địa chỉ: Số 80 đường Quang Trung, phường Quang Trung.
  • Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội tại khu đô thị Văn Phú, phường Phú La.
  • Văn phòng 2 của Công ty Xổ số Kiến thiết Thủ đô tại khu Văn Phú, phường Phú La.
  • Trung tâm Đào tạo và Phát triển Thanh niên thuộc Thành đoàn Hà Nội, 45 Bà Triệu
  • Trụ sở Công an Thành phố Hà Nội cơ sở 2, hiện nay là Đội Cảnh sát 113 Thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an Thành phố, 27 Trần Phú
  • Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an thành phố Hà Nội
  • Đội đăng ký quản lý phương tiện số 4 Phòng CSGT Công An TP

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Một số bệnh viện đóng tại địa bàn Hà Đông:

  • Bệnh viện Quân y 103 - trực thuộc Học viện Quân y
  • Bệnh viện Bỏng Quốc gia - trực thuộc Học viện Quân y
  • Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
  • Bệnh viện Công an Hà Nội
  • Bệnh viện Nhi thành phố Hà Nội [đang xây dựng tại Yên Nghĩa]
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông
  • Bệnh viện Tuệ Tĩnh
  • Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông
  • Bệnh viện Mắt Hà Đông
  • Trung tâm Y tế dự phòng Hà Đông

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trường Đại học, Học viện và Cao đẳng đóng tại địa bàn Quận Hà Đông:

  • Học viện Quân y - 160 đường Phùng Hưng, phường Phúc La
  • Học viện Chính trị Quân sự - 124 phố Ngô Quyền, phường Quang Trung
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội - Đường Trần Phú, phường Văn Quán
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Đường Trần Phú, phường Mộ Lao
  • Học viện An ninh Nhân dân - 125 đường Trần Phú, phường Văn Quán
  • Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam - Số 2 đường Trần Phú, phường Mộ Lao
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương - Số 18 ngõ 55 đường Trần Phú, phường Văn Quán
  • Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội - Phường Dương Nội
  • Trường Đại học Đại Nam - Số 1 phố Xốm, phường Phú Lãm
  • Đại học PHENIKAA
  • Cao đẳng Y tế Hà Đông
  • Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thương mại
  • Trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội
  • Trường Trung cấp Y Hà Nội
  • Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
  • Trường Tiểu Học Trần Đăng Ninh
  • Trường Tiểu học Vạn Bảo
  • Trường Tiểu học và THCS Hà Nội Thăng Long
  • Trường Tiểu học Trần Phú, phân hiệu 2
  • Trường Tiểu học La Khê
  • Trường Tiểu học Lê Trọng Tấn
  • Trường Tiểu học Vạn Phúc
  • Trường Tiểu học Văn Khê
  • Trường Tiểu học Phú La
  • Trường Tiểu học Đoàn Kết
  • Trường Tiểu học Dương Nội A
  • Trường Tiểu học Đồng Mai 1
  • Trường THCS Biên Giang
  • Trường THCS Phú Cường
  • Trường THCS Đồng Mai
  • Trường THCS Kiến Hưng
  • Trường THCS Mỗ Lao
  • Trường THCS Phú Lãm
  • Trường THCS Phú Lương
  • Trường THCS Văn Yên
  • Trường THCS Mậu Lương
  • Trường THCS Vạn Phúc
  • Trường THCS Marie Curie
  • Trường THCS Trần Đăng Ninh
  • Trường THCS Văn Khê
  • Trường THCS Nguyễn Trãi
  • Trường THCS Yên Nghĩa
  • Trường THCS Văn Quán
  • Trường THCS Lê Quý Đôn
  • Trường THCS Vạn Phúc
  • Trường THCS Dương Nội
  • Trường THCS Lê Hồng Phong
  • Trường THCS Phú La
  • Trường THPT Marie Curie
  • Trường THPT Lê Hồng Phong
  • Trường THPT Lê Lợi
  • Trường THPT Lê Quý Đôn
  • Trường THPT Xa La
  • Trường THPT Hà Đông
  • Trường THPT Quang Trung
  • Trường THPT Ngô Gia Tự - Hà Đông
  • Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ
  • Trường THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông
  • Trường Liên cấp Lomonoxop Tây Hà Nội
  • Hệ thống Giáo dục Ban Mai
  • Trường Phổ thông Liên cấp H.A.S
  • Trường Quốc tế Nhật Bản [JIS]
  • Trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam [VIS]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ “Nghị định số 155/2006/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây”.
  • ^ “Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành Hà Nội”.
  • ^ “Danh bạ điện tử quận Hà Đông” [Thông cáo báo chí]. UBND thành phố Hà Nội. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  • Tổng cục Thống kê
  • Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây [cũ] vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
  • Quyết định 178-CP năm 1969 về việc mở rộng địa giới thị xã Hà Đông và hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hà Tây
  • NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1975 VỀ VIỆC HỢP NHẤT MỘT SỐ TỈNH
  • Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
  • Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội
  • Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  • Nghị định 52-CP năm 1994 về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thanh Oai, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  • Nghị định 107/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông, thành lập phường thuộc thị xã Hà Đông và mở rộng thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây
  • Nghị định 01/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  • Nghị định 23/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, để thành lập phường thuộc thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành

Chủ Đề