Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí độc quyền trường của doanh nghiệp; kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Luật Cạnh tranh năm 2018 đưa ra khái niệm chung về hành vi hạn chế cạnh tranh và đưa ra định nghĩa thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Theo đó, hành vi hạn chế cạnh tranh được hiểu là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm ba nhóm hành vi đó là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh [căn cứ vào Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018]. Còn tác động làm hạn chế cạnh tranh là những tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Cách xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được dựa trên các yếu tố quy định tại Điều 26 của Luật Cạnh tranh năm 2018 và Điều 12 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

- Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

Khái niệm “vị trí thống lĩnh thị trường” thường được dùng để chỉ vị trí của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan mà nhờ vào vị trí ấy, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có khả năng quyết định các điều kiện giao dịch trên thị trường độc lập với các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng ở mức độ đáng kể. Do vậy, khi nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền trên thị trường liên quan, doanh nghiệp hoặc nhóm nghiệp đó đương nhiên có khả năng chi phối trên thị trường. Và đương nhiên không ai muốn mất đi một vị thế cao như thế, một vị thế đem lại nguồn lợi nhuận dồi dào, nên doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp này sẽ thường có hành vi lạm dụng, khai thác triệt để vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để củng cố vị thế của mình. Nhà nước để cân bằng môi trường cạnh tranh, đã nghiêm cấm những hành vi của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để thao túng thị trường.

Căn cứ vào Điều 27 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về những nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm đó là:

Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

a] Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

b] Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

c] Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d] Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

đ] Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e] Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

g] Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

a] Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b] Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c] Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

d] Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.”

Vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh; từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như: Yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự dị biệt của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực nhà nước… Trong những trường hợp nói trên, vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường của doanh nghiệp là hợp pháp và đem lại cho doanh nghiệp khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường đó. Nhưng pháp luật cạnh tranh chỉ loại bỏ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để trục lợi hoặc để bóp méo cạnh tranh. Một khi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường nhưng chưa có biểu hiện của sự lạm dụng thì chúng vẫn là chủ thể được pháp luật bảo vệ.

Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định rõ những hành vi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền bị nghiêm cấm thực hiện tại Điều 27 trong đó có 06 hành vi áp dụng cho cả trường hợp thống lĩnh và độc quyền và 02 hành vi chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Một hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường chỉ bị quy kết là lạm dụng để hạn chế cạnh tranh khi nó mang đầy đủ các dấu hiệu của hành vi nào đó đã được luật quy định là lạm dụng. Hành vi lạm dụng không chỉ là những thủ đoạn lợi dụng lợi thế do sức mạnh thị trường đem lại cho doanh nghiệp mà còn là nguyên nhân gây ra những hậu quả không tốt cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường hiện tại hoặc tương lai. Căn cứ vào các quy định liệt kê hành vi hạn chế cạnh tranh theo Điều 27 Luật Cạnh tranh, hành vi lạm dụng của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp khai thác lợi thế do vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đem lại nhằm mục đích bóc lột khách hàng hoặc nhằm ngăn cản, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Là một trong những nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng với mục đích duy trì, củng cố vị trí hiện có hoặc bóc lột khách hàng. Trong khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh, Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 đã sử dụng hậu quả để mô tả về hành vi hạn chế cạnh tranh, theo đó, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền luật không giải thích thế nào là gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, không đưa ra những căn cứ để xác định mức độ thiệt hại gây ra. Do hành vi vi phạm được liệt kê rất đa dạng bao gồm các hành vi về việc định giá bán, giá mua sản phẩm, hành vi hạn chế sản lượng sản xuất, phân phối, hạn chế thị trường; hành vi phân biệt đối xử; áp đặt các điều kiện thương mại bất hợp lí đối với khách hàng,… mỗi hành vi có đối tượng xâm hại khác nhau và mức độ gây thiệt hại có thể gây ra cũn không giống nhau, nên việc đưa ra tiêu chuẩn chung để làm căn cứ xác định hậu quả gây ra của mọi hành vi là không thể.

- Công ty A có vị trí thống lĩnh trên thị trường giày thể thao, ngày 11/11/2021 công ty A kết hợp với idol Hàn Quốc nổi tiếng cho ra mắt phiên bản giày giới hạn mang tên thương hiệu của công ty A và tên idol đó. Công ty A giới hạn số đôi giày bán ra trên thị trường trong khoảng thời gian nhất định, với giá thành không hề nhỏ 4500$ một đôi giày; bên cạnh đó công ty A còn ấn định giá bán lại tối thiểu là 4400$ cho các cửa hàng kinh doanh giày hiệu muốn sở hữu đôi giày này, khiến các cửa hàng phải nâng mức giá lên cao hơn khi bán ra thị trường để không bị thua lỗ. Điều này dẫn đến việc khách hàng có thể phải trả giá cao gấp nhiều lần ban đầu để mua đôi giày trên. Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định. Mức chênh lệch giữa giá được ấn định với giá cạnh tranh là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được. Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của thị trường, mà thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có cạnh tranh. Do đó, hành vi này được coi là hành vi điển hình mang tính chất bóc lột khách hàng.

- Doanh nghiệp B có vị trí thống lĩnh thị trường nồi cơm điện, doanh nghiệp này ra mắt sản phẩm mới tuy đã từng có doanh nghiệp M ra mắt cùng dòng sản phẩm này trên thị trường nhưng không thành công thu hút khách hàng, doanh nghiệp B ấn định giá sản phẩm này thấp hơn phía công ty M từng đưa ra nhưng với các tính năng được hoàn thiện hơn, quảng cáo rầm rộ khắp các phương tiện truyền thông nên được nhiều người tiêu dùng biết đến. Hành vi của doanh nghiệp B rất có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn ngành kinh doanh về nồi cơm điện của doanh nghiệp M trên thị trường liên quan khi số sản phẩm nồi cơm điện của doanh nghiệp này bán ra trong một tháng không bằng số sản phẩm của doanh nghiệp B vừa mới tung ra thị trường 01 tuần.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Chào Luật sư:

Tôi là chủ của doanh nghiệp buôn bán nước giải đóng chai. Tôi thường lấy hàng của các nhà máy sản xuất .Trong đó, tôi có lấy mặt hàng đóng chai X của nhà máy sản xuất K[nhà máy này độc quyền về sản xuất mặt hàng X] để buôn bán lại và mặt hàng này là mặt hàng chính của doanh nghiệp chúng tôi. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi thấy nhà máy sản xuất K có thái độ muốn tăng giá và đưa điều kiện ngừng giao mặt hàng X nữa nếu chúng tôi không đồng ý tăng giá và máy sản xuất K này có đi giao và bỏ hàng, cũng là mặt hàng đóng chai X cho một doanh nghiệp khác cách doanh nghiệp của tôi khoảng 15km.

Sau vụ việc trên, tôi có đi dò hỏi và nhận ra rằng nhà máy sản xuất K này đã bán cho doanh nghiệp đấy với giá của mặt hàng X thấp hơn với giá cho doanh nghiệp tôi rất nhiều. Vậy Luật sư cho tôi hỏi về trường hợp này có vi phạm pháp luật Cạnh tranh không? Và nếu có thì sẽ xử phạt như thế nào theo pháp luật?

Với câu hỏi của bạn, TƯ VẤN NHƯ Ý xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Theo Luật cạnh tranh 2018 quy định về "Hành vi hạn chế cạnh tranh" như sau:

"Hành vi hạn chế cạnh tranh" là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

"Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền" là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Căn cứ vào Điều 27 Luật cạnh tranh về “Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm“ quy định như sau:

1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

     a] Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

     b] Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

     c] Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

     d] Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

     đ] Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

     e] Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác

     g] Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

     a] Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

     b] Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

     c] Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;

     d] Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

Mức xử phạt hành vi trên như sau:

Căn cứ vào Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 về “Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranhquy định:

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Căn cứ  vào Luật Cạnh tranh 2018 đã nêu trên và Nghị định 116/2005/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh“ thì nhà máy sản xuất K đã Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho Doanh nghiệp của bạn đối với mặt hàng X cũng như hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm và áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh. Hành vi trên đã tạo nhiều bất lợi cho doanh nghiệp bạn. Vì thế hành vi của nhà máy sản xuất K là hành vi vi phạm pháp luật Cạnh tranh và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Trên đây là những tư vấn của Tư vấn Như Ý về vấn đề này, rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: [028] 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

        Email: 

     

 Tác giả bài viết: Mỹ Nhi

Video liên quan

Chủ Đề