Hậu giang khi nào hết giản cách

Hậu Giang “nới lỏng bên trong, siết chặt bên ngoài” trong 7 ngày tới

Hậu Giang [TTXVN 15/8]

Chiều tối 15/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hậu Giang có cuộc họp trực tuyến đã thống nhất nguyên tắc “nới lỏng bên trong, siết chặt bên ngoài” để phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với các địa bàn đã thiết lập “vùng xanh”. Thời gian thực hiện 7 ngày, bắt đầu từ 0 giờ ngày 16/8/2021.

Theo đó, tỉnh sẽ không lập các chốt kiểm soát liên xã, phường, thị trấn đã được cho phép thiết lập “vùng xanh” liên xã. Người dân trong “vùng xanh” được đi lại, trao đổi kinh doanh, mua bán hàng hóa, mọi hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới, trừ các hộ mua bán, kinh doanh trên tuyến đường luồng xanh Quốc gia và các hoạt động không thiết yếu [như: karaoke, massage, xông hơi, điểm tư vấn sức khỏe bằng phương pháp ngồi, nằm máy massage, trò chơi điện tử, internet công cộng, rạp chiếu phim, phòng tập thể hình, hồ bơi, bi da, yoga, zumba, các cơ sở làm đẹp [thẩm mỹ viện, xăm hình, chăm sóc da], các dịch vụ [xông hơi, cơ sở bấm huyệt, vật lý trị liệu], điểm tham quan du lịch, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, các giải đấu thể thao, các điểm tập luyện thể thao đông người [trên 10 người], lễ hội, hoạt động vui chơi, giải trí, nghi lễ tôn giáo tập trung đông người khác; các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán nhậu]; yêu cầu người dân phải nghiêm túc thực hiện quy định 5K, không tập trung trên 10 người bên ngoài công sở, trường học, bệnh viện.

Cũng trong vùng xanh, các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng được phép hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, yêu cầu người lao động phải nghiêm túc thực hiện quy định 5K, chỉ sử dụng người lao động cư trú trên địa bàn vùng xanh; đối với người lao động, quản lý phải được xét nghiệm, trước khi triển khai hoạt động phải được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án.

Đối với việc vận chuyển hàng hóa trong vùng xanh, Hậu Giang yêu cầu hàng hóa được vận chuyển từ ngoài tỉnh vào phải có bãi trung chuyển, tập kết lên, xuống hàng; hàng hóa phải được khử khuẩn trước khi chuyển sang phương tiện khác vận chuyển vào vùng xanh; lái xe khi vào bãi tập kết hàng hóa phải có giấy xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ thời điểm xét nghiệm; trường hợp đặc biệt vận chuyển hàng hóa thẳng vào vùng xanh phải có địa chỉ cụ thể [có xác nhận hành trình điểm đi và điểm đến], có người giám sát dẫn đường, sau khi giao hàng xong phải quay về bãi tập kết hoặc về nơi xuất phát ngay. Việc vận chuyển hàng hóa nội tỉnh phải có địa điểm đã đăng ký trước; lái xe phải có giấy xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ thời điểm xét nghiệm; khi giao hàng phải thông báo trước cho chính quyền địa phương nơi đến biết.

Đồng thời, Hậu Giang cũng tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội là 7 ngày, kể từ 0 giờ, ngày 16/8/2021, đối với các xã, phường, thị trấn đang thiết lập vùng cách ly y tế, vùng nguy cơ/nguy cơ cao/nguy cơ rất cao. Theo đó, tỉnh tiếp tục thực hiện áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Qua 14 ngày thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, tỉnh Hậu Giang triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để; vẫn còn một vài nơi, còn một bộ phận người dân chủ quan, lơ là trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; một số địa phương còn lúng túng, thiếu chủ động đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong công tác phòng, chống dịch.

Trong những ngày gần đây, các địa phương trong tỉnh có ghi nhận số ca mắc cộng đồng tăng cao, nhiều ổ dịch được ghi nhận rải rác tại các địa phương do người từ các tỉnh, thành phố có dịch trở về, khai báo y tế thiếu trung thực, làm lây lan dịch bệnh.  Toàn tỉnh, hiện còn 5 xã, 1 phường ghi nhận có ổ dịch trong cộng đồng, đã thiết lập 7 vùngcách ly y tế, với tổng số 262 hộ, 1265 khẩu; các hoạt động giám sát, phòng chống dịch ở các khu này vẫn cần phải được kiểm soát chặt chẽ, ngăn nguy cơ phát sinh ca mắc mới trong khu vực cách ly y tế.

Sau 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ 2/8 đến 15/8, tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận 125 ca mắc COVID-19; giảm 28 ca so với 14 ngày giãn cách xã hội đợt đầu từ 19/7 đến 1/8, nhưng số ca mắc cộng đồng tăng cao; từ ngày 19/7 đến 1/8 tỉnh ghi nhận 15 ca mắc cộng đồng, từ ngày 2/8 đến 15/8 tỉnh ghi nhận 39 ca.

Tính từ ngày 8/7/2021, ngày Hậu Giang ghi nhận ca bệnh đầu tiên đến nay, tỉnh đã ghi nhận 344 ca mắc COVID-19; đã được Bộ Y tế công bố 334 ca. Trong tổng số 344 ca mắc đã điều trị khỏi 139 ca, có 2 ca tử vong./.

Phạm Duy Khương

30/09/2021 20:35 [GMT+7]

Hậu Giang xem xét nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Hậu Giang [TTXVN 30/9] Chiều 30/9, tại cuộc họp giao ban trực tuyến với địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng  ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh xem xét nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Cụ thể, tỉnh sẽ xem xét một số hoạt động được phép hoạt động trở lại như các cơ sở kinh doanh, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao; các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh... Tuy nhiên, tỉnh áp dụng các biện pháp bắt buộc chung như đối với cá nhân tiếp tục thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, người có dấu hiệu ốm, sốt thì nên ở nhà, không đến công sở, cơ quan, đơn vị, trường học, nơi công cộng và phải liên hệ ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. Cùng với đó, chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp giám sát dịch COVID-19 trên địa bàn; rà soát, bố trí các chốt kiểm soát, đảm bảo kiểm soát chặt người và phương tiện ra vào xã, phường thị trấn trong huyện, thị xã, thành phố cũng như ra vào tỉnh. Ông Đồng Văn Thanh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan của tỉnh không để xảy ra việc phong tỏa, khoanh vùng quá rộng địa bàn phát hiện ca mắc COVID-19, dẫn đến xét nghiệm nhiều gây tốn kém; không để xảy ra trường hợp có một người trong gia đình phải cách ly tập trung thì đưa cả nhà đi cách ly tập trung, thay vì áp dụng cách ly cả gia đình tại nhà họ luôn. Ông Đồng Văn Thanh nhấn mạnh, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục xác định mỗi người dân là chiến sĩ, xã phường là pháo đài; xác định các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Giám đốc Sở Công Thương Huỳnh Thanh Phong cho biết, tỉnh tiếp tục áp dụng phát phiếu đi chợ theo khung giờ quy định trong thời gian tới. Việc phát phiếu đi chợ có thể phải áp dụng đến hết tháng 10/2021 và tùy tình hình dịch bệnh. Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hoài Thúy Hằng, đến nay, tỉnh thực hiện dạy và học tất cả các cấp theo hình thức trực tuyến và học qua truyền hình. Tỷ lệ học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình tại Hậu Giang ở bậc Tiểu học đạt 69%, Trung học Cơ sở đạt 72% và Trung học Phổ thông là 91%. Ngành giáo dục xác định việc học này chỉ là giải pháp tình thế. Vì chất lượng giáo dục trong học trực tuyến không được đảm bảo bằng học trực tiếp. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, ngành giáo dục tỉnh xác định cho học sinh tiếp tục học trực tuyến, học qua truyền hình tuần từ ngày 4/10. Sau đó, nếu tình hình dịch bệnh ổn định hơn thì từ ngày 11/10 học sinh khối 9 và 12 đến trường học trực tiếp, học sinh các cấp khác tiếp tục học trực tuyến, học qua truyền hình; cấp mầm non tiếp tục nghỉ. Đến 14 giờ ngày 30/9, tỉnh Hậu Giang ghi nhận tổng số trường hợp mắc COVID-19 là 539 người, trong đó đã điều trị khỏi 477 bệnh nhân; số bệnh nhân đang được cách ly điều trị là 57 người. Toàn tỉnh đang thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 15/CT-TTg và 15+, riêng thị xã Long Mỹ đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, trong đó có một số biện pháp giới hạn cao hơn Chỉ thị 16./.

Duy Ba

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh vừa ký ban hành Công văn 1442 về việc tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Hậu Giang tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh theo quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian tiếp tục thực hiện là 7 ngày, kể từ 0h ngày 2/8.

Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng tiếp tục thực hiện quy định người dân không được ra đường kể từ 18h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau.

Cửa hàng 0 đồng hỗ trợ bà con khó khănvì dịch Covid-19 tại xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp [Ảnh: Hậu Giang Quê Mình]

Tính đến trưa 31/7, tỉnh Hậu Giang được Bộ Y tế công bố thêm 30 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 28 ca được công bố vào tối 30/7 và 2 ca công bố vào sáng 31/7. Cả 30 trường hợp này đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với virus SARS-CoV-2 trong thời gian từ ngày 26 đến 27/7.

Cụ thể, có 17 trường hợp là người từ ngoài tỉnh về Hậu Giang và đã được cách ly tập trung ngay khi vào tỉnh, 11 trường hợp là F1 trong khu cách ly tập trung và hai ca mắc mới trong cộng đồng.

Theo thống kê, hiện công dân của Hậu Giang còn đang ở các địa phương khác là 39.519 người. Trong đó, tổng số người có nguyện vọng trở về Hậu Giang là 1.121 người [TP.HCM 591 người, Bình Dương 436 người và các tỉnh khác là 94 người].

Trước đó, ngày 30/7 Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch đón công dân của tỉnh đang ở TP.HCM có nguyện vọng về địa phương. Theo đó, đợt 1 dự kiến trong hai ngày 3 và 4/8; ưu tiên đón người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên...

Tỉnh đã sắp xếp, bố trí chỗ ở cho các công dân trở về tại khu cách ly tập trung Trường Đại học Cần Thơ [khu Hòa An] thuộc xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.

Minh Ngọc

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ đón công dân của tỉnh đang ở TP.HCM có nguyện vọng về địa phương. Để ngày 3 - 4/8, đưa xe đến TP.HCM đón được 200-300 người đầu tiên về quê an toàn.

Người dân Hậu Giang có thể sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động để truy cập bản đồ hơn 210 điểm bán hàng thiết yếu trong tỉnh bao gồm chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang hoạt động theo từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

Video liên quan

Chủ Đề