Hdr10 là gì

Vì thế, theo định nghĩa, HDR không phải là thuật ngữ riêng biệt cho chuẩn HDR10 hay HDR10+, mà bất cứ nội dung nào có dải tương phản rộng hơn thông thường thì sẽ được gọi là HDR.

Chuẩn HDR10, HDR10+ và Dolby Vision

HDR10 là chuẩn hình ảnh được Hiệp hội Công nghệ Tiêu dùng [Consumer Technology Association] công bố tháng 8 năm 2015, hỗ trợ chuẩn dải màu rộng [wide color gamut] BT.2020 [rộng hơn chuẩn BT.709 trên màn hình truyền thống] và độ sâu màu 10-bit. Nội dung hình ảnh HDR10 khi phát sẽ truyền thêm dữ liệu tĩnh [static metadata - tức không thay đổi xuyên suốt quá trình phát nội dung đó] chuẩn SMPTE ST 2086 "Mastering Display Color Volume" cung cấp thông tin cân chỉnh màu sắc đến màn hình hiển thị, kết hợp với hai dữ liệu MaxFALL [Maximum Frame Average Light Level - Độ sáng tối đa mà màn hình được phép hiển thị dựa trên bình quân độ sáng của nội dung phát đó] và MaxCLL [Maximum Content Light Level - Độ sáng tối đa của nội dung phát] nhằm vừa cho ra hình ảnh đẹp nhất, vừa bảo vệ màn hình hiển thị [quá sáng sẽ gây lãng phí điện và cháy màn hình]. Đây là chuẩn hình ảnh được hầu hết các nhà sản xuất TV tích hợp vào sản phẩm của mình từ khi xuất hiện cho đến nay.


So sánh chuẩn dải màu rộng BT.2020 mới và BT.709 truyền thống, có thể thấy chuẩn BT.2020 hỗ trợ màu sắc hơn gấp nhiều lần

Chuẩn hình ảnh HDR10+ do nhà sản xuất Samsung hợp tác với Amazon tung ra vào tháng 4 năm 2017, kế thừa và phát huy tiềm năng của nội dung HDR chất lượng cao. Với chuẩn hình ảnh mới, HDR10+ sử dụng dữ liệu động [dynamic metadata] chuẩn SMPTE ST 2094-40 cung cấp thông tin cân chỉnh màu sắc và ánh sáng liên tục từng khung hình [thay vì chỉ một , như vậy luôn cho ra hình ảnh xuất sắc nhất có thể. Hơn nữa, HDR10+ là chuẩn hình ảnh miễn phí, các nhà sản xuất không phải trả tiền để tích hợp hoặc sử dụng nó, và chỉ cần trả một khoản phí thường niên nhỏ nếu muốn sở hữu chứng nhận hỗ trợ HDR10+ trên sản phẩm của mình. Dolby Vision cũng là một chuẩn hình ảnh chất lượng cao do Dolby Laboratories công bố tháng 11 năm 2015. So với HDR10+, chuẩn Dolby Vision vượt trội hơn ở một vài thông số như hỗ trợ hai chuẩn dải màu rộng là BT.2020 và DCI-P3 cùng độ sâu màu lên đến 12-bit; sử dụng cả hai loại dữ liệu tĩnh chuẩn SMPTE ST 2086 và dữ liệu động chuẩn SMPTE ST 2094-10 định dạng Dolby, để cân chỉnh hình ảnh hiển thị. Ngoài ra, Dolby Vision không được cung cấp miễn phí, các nhà sản xuất TV phải trả phí bản quyền trên đầu sản phẩm [khoảng 3$/đơn vị sản phẩm].

HDR10+ và Dolby Vision, mèo nào cắn mỉu nào?

Video liên quan

Chủ Đề