Hiện tượng rong kinh nguyệt là gì

Rong kinh là tình trạng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Cùng với đó, chị em có thể xuất hiện những biểu hiện đi kèm như những cơn đau bụng dữ dội ở phần bụng dưới, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Màu sắc máu thường có màu đỏ sẫm. Quan sát kỹ có thể thấy kèm theo các tế bào chết ở niêm mạc âm đạo và tử cung bị bong tróc.

Rong kinh có thể khiến chị em chủ quan với nhiều vấn đề bệnh lý và nhầm tưởng đó là kinh nguyệt. Tuy nhiên, rất nhiều những trường hợp ra máu bất thường được xem là bệnh lý.

Rong kinh, rong huyết có khác nhau không?

Với chị em có chu kỳ kinh đều, lượng kinh ra đúng kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày thì được gọi là rong kinh.

Rong huyết là tình trạng phụ nữ ra máu bất thường nhưng không đúng chu kỳ kinh và lượng kinh cũng kéo dài trên 7 ngày.

Rong kinh là biểu hiện của bệnh gì?

Mới đây, Khoa khám chuyên gia [Bệnh viện Phụ sản Hà Nội] vừa tiếp nhận một bệnh nhân 47 tuổi đến khám với tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bệnh nhân cho biết 10 năm nay quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng không có con và trước đó có tiền sử vô sinh, từng làm IVF. Sau khi làm xét nghiệm cho kết quả nồng độ rau thai quá cao. Trên hình ảnh siêu âm phát hiện bệnh nhân có thai trứng. Đối với phụ nữ lớn tuổi, thai trứng là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể dẫn tới ung thư.

Những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường chủ quan khi có dấu hiệu kinh nguyệt bất thường do nghĩ rằng ở giai đoạn này tình trạng như vậy là bình thường. Với giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh, rong kinh thường là dấu hiệu của ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc những bất thường của niêm mạc tử cung, cổ tử cung.

Khi ra máu dù là đúng kỳ kinh hay ngoài kỳ kinh nhưng có lượng máu khác so với bình thường [số lượng, số ngày] chị em nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Đối với bác sĩ sản khoa, khi gặp các trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình dục nếu rong kinh thì luôn nghĩ tới trường hợp có thai. Ví dụ một số trường hợp chửa ngoài tử cung, hiện tượng ra máu có thể xuất hiện dai dẳng từ lúc xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt cho tới 10 ngày. Khi có hiện tượng đau bụng, sốc thì lúc này thai có nguy cơ vỡ và ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ. Hoặc khi rong kinh và chẩn đoán có thai thì có thể là dấu hiệu của dọa sảy thai, thai lưu, chửa ngoài tử cung, thai trứng hoặc những dấu hiệu bất thường về cổ tử cung.

Do vậy với chị em, khi ra máu dù là đúng kỳ kinh hay ngoài kỳ kinh nhưng có lượng máu khác so với bình thường [số lượng, số ngày] nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng rong kinh nhiều, kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất máu, thiếu máu. Bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng tới tâm lý gây lo lắng, mất ngủ… Tùy từng trường hợp rong kinh rong huyết các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị.

Rong kinh khi nào nên đi khám bác sĩ?

ThS.BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh – Trưởng khoa khám chuyên gia [Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội].

Rong kinh và rong huyết đều là những dấu hiệu không bình thường. Bởi có thể là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn như hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn kinh nguyệt do lo âu stress… Bệnh nhân nên thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Vì với mỗi đối tượng phụ nữ lại có những nguy cơ khác nhau như tuổi dậy thì, độ tuổi sinh sản, độ tuổi tiền mãn kinh…

Với tất cả phụ nữ dù quan hệ hay chưa quan hệ nên đi thăm khám chuyên khoa để xem có bất thường gì bộ phận sinh dục hay không.

Phụ nữ trong quá trình sinh sản cũng nên đi thăm khám định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, không chỉ kiểm tra về sức khỏe mà còn kiểm tra về khả năng sinh sản.

Ở độ tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng nên đi thăm khám định kỳ để phát hiện ra các bệnh lý sớm nhất có thể để can thiệp và điều trị sớm.

Ngoài ra bất kỳ khi nào có dấu hiệu bất thường về rong kinh, rong huyết, rối loạn kinh nguyệt, quan hệ ra máu… cũng nên đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa.

“Rong kinh” là thuật ngữ y học để miêu tả tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài bất thường, đây cũng được xem là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Rong kinh là gì?

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, gây mất máu nhiều [trên 80ml], tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của phụ nữ. Rong kinh không chỉ là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Dấu hiệu của rong kinh

Rong kinh có thể kèm theo tình trạng đau bụng dưới

Các biểu hiện của rong kinh bao gồm:

  • Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục trong 7 ngày hoặc kéo dài hơn 1 tuần
  • Sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc và phải thay thường xuyên trong đêm
  • Trong máu kinh xuất hiện cục máu đông
  • Triệu chứng mệt mỏi và khó thở do thiếu máu

Khi cơ thể gặp 1 trong những dấu hiệu kể trên, chị em cần đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây biến chứng. Hãy liên hệ hotline: 0916.690.018 hoặc điền vào form bên dưới để đăng ký khám bệnh trực tiếp cùng các bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ khoa hàng đầu.

Nguyên nhân rong kinh

Nguyên nhân phổ biến gây rong kinh bao gồm:

Mất cân bằng hormone

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức gây chảy máu kinh nguyệt nặng, lượng máu kinh ra nhiều.

Một số yếu tố gây mất cân bằng hormone là hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS], béo phì, kháng insulin và các vấn đề tuyến giáp.

Rối loạn chức năng buồng trứng

Nếu buồng trứng không giải phóng trứng [rụng trứng] trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ sẽ không sản xuất hormone progesterone như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh.

U xơ tử cung

Những khối u không ung thư [lành tính] của tử cung xuất hiện trong độ tuổi sinh sản của phụ nữ. U xơ tử cung có thể nặng hơn khi gây ra chảy máu kinh nguyệt bình thường hoặc kéo dài.

Rong kinh là dấu hiệu của u xơ tử cung

Polyp tử cung

Polyp có kích thước nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài.

Lạc nội mạc tử cung

Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nặng và đau đớn cho người bệnh.

Dụng cụ tử cung [DCTC]

Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp của việc sử dụng dụng cụ tử cung không có nội tiết tố để tránh thai.

Biến chứng thai kỳ

Ra máu khi mang thai có thể là biểu hiện của sảy thai hoặc nhau thai nằm ở vị trí bất thường.

Ung thư

Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt khi bạn đã mãn kinh hoặc đã có kết quả xét nghiệm PAP bất thường trước đó.

Rối loạn chảy máu do di truyền

Một số rối loạn chảy máu – chẳng hạn như bệnh Von Willebrand [thiếu yếu tố đông máu] – có thể gây chảy máu kinh nguyệt bất thường.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến nội tiết tố có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài.

Thuốc tránh thai có thể điều hòa nội tiết và giảm tình trạng rong kinh

Do bệnh lý

Một số điều kiện y tế khác, bao gồm bệnh gan hoặc thận, có thể liên quan đến rong kinh.

Các yếu tố rủi ro khác

Trong một chu kỳ bình thường, việc phóng trứng ra khỏi buồng trứng sẽ kích thích sản xuất progesterone của cơ thể, hormone nữ chịu trách nhiệm cao nhất trong việc giữ chu kỳ đều đặn. Khi không có trứng được giải phóng, progesterone không đủ có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng.

Rong kinh ở trẻ vị thành niên thường là do anovulation [một rối loạn dyshormonal của chu kỳ kinh nguyệt, trong đó một quả trứng trưởng thành không thể rời khỏi buồng trứng].

Rong kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường là do bệnh lý tử cung, bao gồm u xơ, polyp và lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các vấn đề khác, như ung thư tử cung, rối loạn chảy máu, tác dụng phụ của thuốc và bệnh gan hoặc thận có thể là yếu tố góp phần.

Biến chứng của rong kinh

Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng khác bao gồm:

Thiếu máu

Rong kinh có thể gây thiếu máu, mất máu bằng cách giảm số lượng hồng cầu lưu thông. Số lượng tế bào hồng cầu lưu thông được đo bằng huyết sắc tố, một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô.

Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng bù đắp các tế bào hồng cầu bị mất bằng cách sử dụng sắt trong cơ thể để tạo ra nhiều huyết sắc tố, sau đó có thể mang oxy trên các tế bào hồng cầu.

Rong kinh có thể làm giảm nồng độ sắt đủ để tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm da nhợt nhạt, yếu và mệt mỏi. Mặc dù chế độ ăn uống đóng vai trò trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt, nhưng vấn đề này rất phức tạp do kinh nguyệt nặng.

Đau dữ dội

Cùng với chảy máu kinh nguyệt nặng, bạn có thể bị đau bụng kinh. Đôi khi chuột rút liên quan đến rong kinh rất nghiêm trọng và cần đến bệnh viện.

Nên làm gì khi bị rong kinh?

Nhiều chị em cảm thấy lo lắng và không biết nên làm gì khi bị rong kinh. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Nên nghỉ ngơi bằng cách nằm hoặc ngồi tự lưng nếu bị ra nhiều máu.
  • Thực hiện lối sống khoa học: ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và tránh mệt mỏi, căng thẳng quá độ.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, sắt, vitamin B, thực phẩm chứa nhiều magie để điều hòa kinh nguyệt, tránh thiếu máu. Thêm vào đó, chị em nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích trong kỳ kinh.
  • Có thể sử dụng ngải cứu để điều hòa kỳ kinh, giảm đau bụng kinh.

Đặc biệt, khi có các dấu hiệu bất thường thì phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám. Nếu bạn mắc bệnh thì các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất. Bạn cũng cần tuyệt đối tuân thủ lộ trình điều trị mà bác sĩ đưa ra, tránh sử dụng thuốc khi không có chỉ định của người có chuyên môn.

Điều trị rong kinh

Các lựa chọn điều trị trong giai đoạn nặng phụ thuộc vào hai yếu tố: nguyên nhân cơ bản và kế hoạch sinh con.

Chế độ ăn

Mặc dù chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể không giúp chấm dứt tình trạng rong kinh nhưng có thể bổ sung dưỡng chất giúp cơ thể phụ nữ không bị suy nhược. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau xanh, trứng và thịt… để chống thiếu máu.

Bổ sung sắt cho cơ thể

Bệnh thiếu máu do rong kinh có thể phòng ngừa. Phụ nữ nên bổ sung sắt hoặc các chất giúp thúc đẩy cân bằng nội tiết tố và sức khỏe kinh nguyệt như phytoestrogen, estrogen.

Thuốc

Nếu bị rong kinh nặng và kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc để giảm mất máu, chống viêm. Trong một vài trường hợp có thể được kê đơn với thuốc có tác dụng cân bằng nội tiết tố.

Phẫu thuật

Nếu rong kinh do u xơ hoặc polyp có thể phải thực hiện phẫu thuật như giãn và nạo [D&C], thuyên tắc động mạch tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung… Hiện có 2 phương pháp phẫu thuật chủ yếu là mổ mở và phẫu thuật nội soi.

Điều trị rong kinh ở đâu?

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những cơ sở uy tin và nhận được sự tin tưởng của nhiều chị em phụ nữ trong việc thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa nói chung và nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh nói riêng. Khoa Sản Phụ khoa, bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là nơi quy tụ nhiều bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi và có nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các phụ khoa.

Đến với Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, chị em sẽ được đảm bảo quyền riêng tư, khám bệnh cùng 1 bác sĩ – 1 điều dưỡng, qua đó có thể thoải mái chia sẻ về tình trạng bệnh lý của bản thân. Khách hàng cũng được tận hưởng những dịch vụ tiện ích theo mô hình “bệnh viện – khách sạn”, được các cán bộ, nhân viên y tế hướng dẫn một cách cẩn thận, tỉ mỉ, được sử dụng trang thiết bị và hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Chủ Đề