Hình ảnh bài tập đọc chuyện cổ tích về loài người

Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người được viết theo thể thơ ngũ ngôn [năm chữ]. Đoạn thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người, và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh.Mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất.Qua khổ thơ đầu, ta hình dung cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”, vạn vật còn phôi thai, còn rất trẻ, sự sống chỉ mới bắt đầu; trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:

Trời sinh ra trước nhấtChỉ toàn là trẻ conTrên trái đất trụi trần

Không dáng cây ngọn cỏ

Qua các khổ thơ tiếp theo, ta thấy từ khi có loài người cuộc sống trên trái đất thay đổi ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài.Loài người ngày một “sinh ra” đông đúc dần lên, trẻ em được nuôi dưỡng, được chăm sóc, được bế bồng trong lời ru và tình thương của người mẹ:
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Có mẹ và có bố, có gia đình. Trí tuệ, sự hiểu biết của loài người, của thế giới “trẻ em” ngày một phát triển. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:
Rộng lắm là mặt bểDài là con đường điNúi thì xanh và xa

Hình tròn là trái đất

Cuộc sống con người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em.Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy... là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh:
Chữ bắt đầu có trướcRồi có ghế có bànRồi có lớp có trường

Và sinh ra thầy giáo

Lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”.Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan - bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập. Tình thương dành cho trẻ em, mọi cái tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Qua vần thơ, ta cảm nhận trái tim của Xuân Quỳnh rất nhân hậu:
Mắt trẻ con sáng lắmNhưng chưa thấy gì đâuMặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

tửu tận tình do tại

Bài 2

a] Điền vào chỗ trống r, d hay gi?

            Mưa ....ăng trên đồng

            Uốn mềm ngọn lúa

            Hoa xoan theo ....ó

            ....ải tím mặt đường

b] Đặt trên các chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?

Môi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rơ. Lớp lớp hoa giấy rai kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tan mát bay đi mất.

Phương pháp giải:

Con đọc thật kĩ để điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a] Điền vào chỗ trống r, d hay gi?

            Mưa giăng trên đồng

            Uốn mềm ngọn lúa

            Hoa xoan theo gió

            Rải tím mặt đường

b] Đặt trên các chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?

Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

Bài 3

Chọn các tiếng thích hợp để hoàn chỉnh bài văn sau:

Cây mai tứ quý

Cây mai cao trên hai mét, [dáng/giáng/ráng] thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu [giần/dần/rần] thành một [điễm/điểm] ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng [giắn/dắn/rắn] chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng [thẫm/thẩm] xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực [rở/rỡ] góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần [mẫn/mẩn], thịnh vượng quanh năm.

Theo Nguyễn Vũ Tiềm

Phương pháp giải:

Con đọc thật kĩ để lựa chọn từ thích hợp hoàn thiện bài văn.

Lời giải chi tiết:

Cây mai tứ quý

Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

Theo Nguyễn Vũ Tiềm

Loigiaihay.com

        Chuyện cổ tích về loài người lớp 4 là bài thơ hay của nhà thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ ca ngợi về những gì tươi đẹp nhất trên trái đất này. Trong đó có trẻ thơ. Trẻ thơ đại diện cho những gì tinh anh và tươi đẹp nhất. Chính vì vậy, chúng ta hãy luôn dành những thứ tươi đẹp nhất cho các em. Để các em phát triển tốt nhất. Trẻ em chính là đại diện cho tương lai mai sau của loài người. Chỉ khi những mầm non thật sự tốt tươi thì rừng cây mới thật sự vững chãi. Với những nội dung trên, chúng ta còn thấy được khát khao mãnh liệt của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là mong muốn trẻ thơ luôn được sống và phát triển với những điều tốt đẹp nhất.

        Với mong muốn mang đến cho các em tiết học tốt nhất, Baiontap hướng dẫn các em soạn bài “Chuyện cổ tích về loài người” chi tiết nhất. Các em tham khảo trong phần hướng dẫn dưới đây:

1. Nội dung Tập đọc: Chuyện cổ tích về loài người lớp 4

   1.1. Nội dung bài Tập đọc

Các em xem nội dung bài Tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 tập 2 trang 9

1.2. Câu hỏi soạn bài:

        – Câu 1: Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên?

        – Câu 2: Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?

        – Câu 3: Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì?

        – Câu 4: Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?

        – Câu 5: Học thuộc lòng bài thơ.

2. Hướng dẫn soạn bài Tập đọc: Chuyện cổ tích về loài người lớp 4

        Trong phần này, Baiontap sẽ hướng dẫn các em giải đáp các câu hỏi trong SGK. Các em tham khảo và vận dụng kiến thức gợi ý vào phần soạn bài của mình nhé.

2.1. Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên?

Trả lời:

        Trong “câu chuyện cổ tích”, người được sinh ra đầu tiên đó là trẻ em. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, dáng cây ngọn cỏ không có, trụi trần.

        Dẫn chứng trong bài:

        “Trời sinh ra trước nhất

        Chỉ toàn là trẻ con

        Trên trái đất trụi trần

        Không dáng cây ngọn cỏ.”

2.2. Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?

Trả lời:

        Trẻ em sinh ra cần có người mẹ ngay vì trẻ rất cần tình yêu, lời ru, hơi ấm của người mẹ. Bất cứ một đứa trẻ nào khi sinh ra đều rất mong manh, cần có sự chở che, chăm sóc, âu yếm bởi vòng tay mẹ. Chính vì vậy, mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trẻ thơ. Do đó, tạo hóa đã ban tặng mẹ cho chúng ta.

        Dẫn chứng trong bài:

        “Nhưng còn cần cho trẻ

        Tình yêu và lời ru

        Cho nên mẹ sinh ra

        Để bế bồng chăm sóc.”

2.3. Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì?

Trả lời:

        Bố và thầy giáo giúp trẻ em rất nhiều điều bổ ích:

        – Bố giúp trẻ hiểu biết bảo cho trẻ ngoan biết suy nghĩ biết mở rộng tầm nhìn về cuộc sống.

        – Thầy giáo giúp trẻ học hành, giúp trẻ hiểu biết lịch sử loài người.

        Dẫn chứng trong bài:

        “Muốn cho trẻ hiểu biết

        Thế là bố sinh ra

        Bố bảo cho biết ngoan

        Bố dạy cho biết nghĩ.”

        “Chữ bắt đầu có trước

        Rồi có ghế có bàn

        Rồi có lớp có trường

        Và sinh ra thầy giáo.”

2.4. Theo em, ý nghĩa của bài thơ này là gì?

Trả lời:

        Bài thơ kể về sự tích của loài người. Mỗi người đều được sinh ra với những vị trí và vai trò nhất định. Ai cũng có giá trị và sẽ đóng góp cho xã hội. Trong đó đặc biệt là trẻ thơ. Các em cần được sự quan tâm, đùm bọc của mọi người để phát triển tốt nhất. Trong xã hội, trẻ thơ là lứa tuổi được quan tâm tâm hàng đầu. Bởi khi các em được phát triển đúng hướng thì sau này mới có thể trở thành người tốt.

        Qua đó, chúng ta thấy được rằng trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ đúng cách. Mọi sự sinh ra trên đời là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em. Đồng thời, mỗi người sinh ra đều mang một giá trị và ý nghĩa riêng trong cuộc sống này. Chính vì vậy, chúng ta hãy làm tốt vai trò trách nhiệm của bản thân mình. Không sinh lòng thù hận, ghen ghét hay xem thường bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào. Bởi chỉ cần có ích cho xã hội thì mọi người, mọi ngành nghề đều bình đẳng với nhau.

2.5. Học thuộc lòng bài thơ.

3. Một số lưu ý khi soạn và học bài: Chuyện cổ tích về loài người lớp 4.

        “Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ hay. Để học tốt nội dung bài học, các em cần lưu ý:

     

        Trên đây là toàn bộ hướng dẫn soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 4. Các em tham khảo nội dung bài đọc và soạn bài vào vở nhé.

        Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề