Hồ sơ quyết toán công trình sửa chữa nhỏ năm 2024

STT Nội dung thực hiện Đơn vị liên quan Biểu mẫu

1.

- Giấy đề nghị mua sắm, sữa chữa tài sản của phòng/ban có nhu cầu và được lãnh đạo Ban Cơ sở vật chất [CSVC] xác nhận. - Sau khi xác nhận nhu cầu mua sắm, sửa chữa, Ban CSVC trình giấy đề nghị mua sắm, sữa chữa để Thủ trưởng xem xét, phê duyệt. - Ban CSVC tổ chức mua sắm, sữa chữa. * Bộ chứng từ thanh toán do Ban CSVC tập hợp và đề nghị thanh toán bao gồm: - Giấy đề nghị mua sắm, sữa chữa đã được thủ trưởng phê duyệt - Giấy đề nghị thanh toán của của nhà cung cấp - 3 báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau hoặc chứng thư thẩm định giá, phê duyệt báo giá được chọn - Quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu - Quyết định chọn nhà cung cấp - Biên bản thương thảo hợp đồng - Hợp đồng ghi rõ STK của 2 bên [liên hệ ban KHTC để biết thông tin về STK cụ thể của ĐHĐN] - Biên bản nghiệm thu và bàn giao tài sản - Phụ lục 08a [Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng] - Hóa đơn tài chính - Biên bản giao nhận tài sản [mẫu số C50-HD] - Biên bản thanh lý - Ban CSVC tiếp nhận nhu cầu, tổ chức thực hiện mua sắm, sữa chữa. - Nhà cung cấp - Biên bản nhận tài sản [C50-HD]

2.

Phương thức thanh toán: - Thanh toán chuyển khoản

Theo ông Trần Văn Quỳnh tham khảo, Thông tư số 92/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: "Các công trình có mức vốn dưới 500 triệu đồng: Các cơ quan, đơn vị tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp [được thay thế bởi Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2007 về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp] và Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 2/1/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp [được thay thế bởi Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm].

Trong quá trình thực hiện dự toán sửa chữa công trình dưới 500 triệu. Tôi có một số vướng mắc cần được hướng dẫn như sau: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định “Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành” Theo hướng dẫn tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng: “4. Trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình xác định như sau: a] Chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình. Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt.

Trường hợp sửa chữa đột xuất công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ tình trạng công trình thực tế cần sửa chữa, hồ sơ thiết kế sửa chữa và các yêu cầu khác có liên quan. Đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.

Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí, chi phí trực tiếp [chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công] xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm [%] của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình. Định mức tỷ lệ [%] thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.

Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước. b] Tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng theo hướng dẫn tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này” Như vậy tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 không hướng dẫn tính các chi phí: Quản lý, tư vấn và chi phí khác có liên quan. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của công trình xây dựng cần phải có thiết kế bản vẻ thi công để làm cơ sở xác định khối lượng thực hiện để lập dự toán sửa chữa công trình. Mặc khác, theo hướng dẫn tại khoản 6 khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Thông tư Thông tư số 14/2021/TT-BXD có hướng dẫn tính các chi phí Quản lý, tư vấn và chi phí khác có liên quan. Do đó, hiện nay có nhiều đơn vị tư vấn, chủ đầu tư thực hiện sửa chữa các công trình có chi phí dưới 500 triệu chưa thống nhất phương pháp tính dự toán.

Vậy xin hỏi qúy cơ quan Tổng hợp dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng theo hướng dẫn tại bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BXD có được tính thêm các chi phí theo hướng dẫn tại khoản 6 khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Thông tư Thông tư số 14/2021/TT-BXD hay không như: chi phí Quản lý, tư vấn và chi phí khác có liên quan.

Chủ Đề