Hóa sinh các nghiệm pháp thăm dò chức năng thận năm 2024

MỘT SỐ NGHIỆM PHÁP THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN

1. PHƯƠNG PHÁP THANH THẢI Từ phương pháp thanh thải creatinin của Rehberg [1926], hoặc phương pháp thanh thải urê của Moler Mehntosh và Van Slyke [1928], ngày nay người ta đã tìm được nhiều chất thử thích hợp cho việc thăm dò từng phần chức năng thận: inulin, creatinin, urê, P.A.H, Cr 51, E.D.T.A ... Năm 1928, Van Slyke nhận thấy ở trong một điều kiện nhất định [sự bài niệu>2ml/min], lượng một chất được bài tiết trong nước tiểu [U.V] tỷ lệ thuận với nồng độ chất đó có trong máu [P], hay:

Trong đó: U: [mg%] chất có trong nước tiểu V: [ml/min] lượng nước tiểu/min U.V: [mg/min] lượng chất được đào thải/min P: [mg%] nồng độ chất có ở trong máu C: [ml/min] lượng huyết tương được lọc sạch một chất/min Hằng số C được Van Slyke gọi là độ thanh thải. Độ thanh thải [clearance] là lượng huyết tương tính bằng ml chứa một chất trong một đơn vị thời gian đã bị lọc sạch chất đó. Nếu nhân hằng số C với nồng độ chất đó có trong huyết thanh, thì biết được lượng chất đó được đào thải ra ngoài trong một đơn vị thời gian. Như vậy chỉ trong một điều kiện đặc biệt, một chất chỉ đi qua thận một lần đã bị loại trừ hoàn toàn, thì độ thanh thải mới tương ứng được lượng huyết tương qua thận. Điều này rất khó xảy ra trong cơ thể. Vì thế, đây là một khái niệm trừu tượng, nhưng ta vẫn có thể hiểu và ứng dụng được. Ví dụ, trong một phút có một lượng chất được bài tiết ra ở 75ml huyết tương và điều này ta cũng có thể cho: trong một phút có 1/2 lượng chất đó được bài tiết ra ở 150ml huyết tương. Như thế, khái niệm lọc sạch đã được hiểu một cách dễ dàng hơn. Trong nghiên cứu thăm dò chức năng thận, người ta cố gắng tìm các chất thử có tính chất: - Bị đào thải mà không tái hấp thu. - Không độc. - Không bị các bộ phận khác của cơ thể bài tiết và chuyển hóa. - Không tích luỹ ở thận. Hiện nay cả hai phương pháp vẫn được dùng: - Các chất có trong cơ thể [nội sinh]: urê, glucose, creatinin, acid amin, một số chất điện giải ... - Các chất đưa từ ngoài vào [ngoại sinh]: inulin, manitol, PAH ... 2. MỘT SỐ CHỈ SỐ ỨNG DỤNG 2.1. Chỉ số đánh giá chức năng lọc. Đánh giá chức năng lọc thông qua hệ số thanh thải của chất chỉ lọc qua cầu thận, mà không bị tái hấp thu và bài tiết thêm ở ống thận, như chất inulin. U.V - = C [const ] P C inulin =120-125ml/min. 2.2. Chỉ số đánh giá chức năng tái hấp thu. Thường đánh giá khả năng tái hấp thu của ống thận thông qua hệ số thanh thải của chất sau khi lọc qua cầu thận, một phần được tái hấp thu trở lại, như urê và so với C inulin. C inulin - C urê = V huyết tương chứa urê đã tái hấp thu. Thông thường C urê = 75% C inulin. 2.3. Chỉ số đánh giá Chức năng bài tiết tích cực. Đánh giá chức năng bài tiết tích cực thông qua hệ số thanh thải của chất sau khi lọc, không bị tái hấp thu mà còn được bài tiết thêm ở ống thận như PAH, PSP. C PAH = 655ml/min; CPSP = 450ml/min.

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận được đánh giáqua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hoặc xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh,... Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

  1. Các xét nghiệm sinh hóa máu
    1. Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đảo thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/L.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,... Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch.

  1. XÉT NGHIỆM CREATININ HUYẾT THANH

Creatinin là sản phẩm cửa sự thoái hoá creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 – 1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/L - suy thận độ II, 300 – 499 mmol/L – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/L – suy thận độ III b, trên 900 mmol – suy thận độ IV.

  1. ĐIỆN GIẢI ĐỒ

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

  • Sodium[natri] : natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừ nước.
  • Potassium [ kali ] : kali máu ở người bình thường là 3.5 – 4.5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.
  • Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2 – 2.6 mmol/L. Syy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat
    1. XÉT NGHIỆM ACID URIC MÁU

Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận, ... Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/ L, nữ giới là 150 – 360 mmol/L. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,...

  1. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
    1. Tổng phân tích nước tiểu
  2. Tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1.01 – 1.020. Suy giảm chức năng thận gia đoạn sớm có thể làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu

Protein: mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein hỗ trợ bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm định lượng protein 24h. Protein trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là 0 – 0.2 g/l/24h. Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận [ đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp ]... thường bị tăng protein niệu lên trên 0.3 g/L/24h.

Chủ Đề