Học bổng Học viện Y Dược học cổ truyền

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam [website: vutm.edu.vn] là một trong những trường đại học y dược cổ truyền công lập đầu tiên trong cả nước với 45 năm hình thành và phát triển.

Học viện là nơi lưu truyền bản sắc y học dân tộc. Đây không chỉ là nơi để các thế hệ đi trước truyền lửa đam mê cho thế hệ đàn em mà còn là bệ phóng cho những khát khao đưa y học dân tộc bay cao, bay xa hội nhập quốc tế. Tại đây, hàng nghìn bác sĩ, y sĩ đang tận tụy ngày đêm để phục vụ nền y học nước nhà và không ngừng nỗ lực đưa y học cổ truyền vươn ra tầm thế giới.

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam với hơn 45 năm hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành

Ngày 2/2/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam trên cơ sở trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh [năm 1971]. Đây là một trong những trường đại học Y học cổ truyền đầu tiên của Việt Nam.

Các mốc phát triển của trường:

  • 3/1971: Trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh thành lập.
  • 1997: đổi tên thành trường Trung học Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh I Bộ Y tế.
  • 1/2004: Bộ Y tế trình Chính phủ đề án thành lập Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam.
  • 2/2/2005: Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam chính thức thành lập.

Giới thiệu Học viện y dược học Cổ truyền Việt Nam [từ 2:45 đến 5:34]

Sứ mệnh

Với sứ mệnh đào tạo các bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học có đầy đủ năng lực, bản lĩnh, y đức đáp ứng yêu cầu khởi nghiệp và làm việc sau này, Hoc viện không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu, vun trồng thế hệ trẻ trở thành những cán bộ khoa học xuất sắc, phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển đất nước.

Tầm nhìn

Học viện không ngừng đầu tư để từng bước trở thành cơ sở trọng điểm về đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh trong lĩnh vực y khoa nói chung và y dược học cổ truyền nói riêng.

Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam đã và đang hướng tới một tầm nhìn mới xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu của xã hội, phấn đấu trở thành trường có đẳng cấp quốc tế với các chương trình đào tạo đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực y dược học cổ truyền.

Hoạt động của sinh viên

Nhắc đến các hoạt động của sinh viên tại học viện, không thể không nhắc đến vai trò to lớn của Đội Thanh niên tình nguyện Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam. Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện và phối hợp với các đoàn thể khác nhằm tạo ra môi trường sinh hoạt, vui chơi và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên.

Một số hoạt động phải kể đến như: “Tết Đoàn Viên” – kết hợp Đoàn Thanh Niên phường Trung Văn, Bán hàng gây quỹ tình nguyện, Chương trình “Mang âm nhạc đến bệnh viện Tuệ Tĩnh”,…

Đêm văn nghệ trong chương trình “Tết Đoàn Viên 2017”

Đội ngũ nhân sự

Là một trong những trường đầu ngành trong lĩnh vực giảng dạy y học cổ truyền, học viện luôn tự hào với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, học bằng học vị cao. Trường hiện có hơn 600 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 1 Giáo sư, 11 Phó giáo sư, 33 Tiến sĩ, 125 Thạc sĩ, 248 Đại học và 54 giảng viên kiêm nhiệm đều đạt trình độ GS, PGS, TS, THS hay Bác sĩ Chuyên khoa II.

Bên cạnh đó trường không ngừng tạo điều kiện để các thầy cô có cơ hội tu nghiệp chuyên ngành y học cổ truyền tại các nước bạn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học hỏi kiến thức y học quốc tế.

Về cơ cấu ban lãnh đạo trường hiện có:

Ban giám đốc:

  • Giám đốc: TS-BS. Đậu Xuân Cảnh
  • Các Phó Giám đốc:
  1. TS. Phạm Quốc Bình
  2. TS. Đoàn Quang Huy
  3. Trưởng phòng Đào tạo sau đại học: PGS-TS. Phạm Thúc Hạnh

Cơ sở vật chất

Cơ sở của học viện tại địa chỉ số 2 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội

Trong lĩnh vực đào tạo Y Dược học, việc tập trung gắn đào tạo với thực hành, tạo điều kiện thường xuyên cho học viên tiếp cận lâm sàng là vô cùng quan trọng. Biết rõ điều đó, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam luôn không ngừng đầu tư trang thiết bị, cơ sở học tập phục vụ nhu cầu thực hành của sinh viên.

Các cơ sở thực hành và giảng dạy lâm sàng của trường có thể kể đến như khu vực phòng khám, xưởng bào chế thuốc, vườn thuốc nam. Ngoài ra trường còn kết hợp với các bệnh viện trong thành phố Hà Nội và một số tỉnh như Bệnh viện Châm cứu TW, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện SaintPaul, Bệnh viện Ðống Ða,…để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, kiến tập.

Tính đến năm 2005, riêng Viện Nghiên cứu Y Dược cổ truyền Tuệ Tĩnh đã được trang bị 6 labo, 4 phòng nghiên cứu hiện đại, một trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GAP, GACP. Nơi đây đã trở thành điểm tề tựu của nhiều chuyên gia giỏi, nhiều nhà khoa học và các lương y có trình độ, uy tín.

Cơ sở vật chất vừa được đầu tư xây dựng khang trang

Thư viện trường với 6.500 đầu sách với hàng chục vạn bản được quản lý bằng công nghệ thông tin, trong đó có nhiều đầu sách quý hiếm về y học cổ truyền được sưu tầm, biên dịch và viết mới. Có nhiều cuốn sách công bố nhiều bài thuốc hay, kinh nghiệm chữa bệnh quý bằng y học cổ truyền trong dân gian; Trung tâm tin học, Tạp chí và các ấn phẩm khoa học chuyên ngành Y Dược học Cổ truyền.

Hiện nay, trường đang lên kế hoạch mở rộng quy mô tại khu đô Đại học phố Hiến [Hưng Yên] với diện tích 69,72 ha [so với 1,2 ha hiện nay tại quận Hà Đông, Hà Nội.

Thành tựu

Trường có hơn 45 năm xây dựng và phát triển . Ðặc biệt từ năm 2000, Bộ Y tế có chủ trương nâng cấp lên đại học, Trường được Nhà nước đầu tư mạnh về xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, nâng cấp thư viện, đào tạo cán bộ nhất là cán bộ chuyên môn YHCT.

Suốt 13 năm liền [1991-2004] Ðảng bộ nhà trường liên tục đạt danh hiệu “Ðảng bộ trong sạch, vững mạnh”. Năm 2001 được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Lao động Hạng Nhì”, nhiều năm liền được Bộ Y tế, Bộ giáo dục & Ðào tạo tặng “Cờ thi đua Trường tiên tiến xuất sắc”.

Khóa học

Y học cổ truyền là bản sắc y học dân tộc

Học viện đã tổ chức các loại hình đào tạo:

  • Bác sĩ y học cổ truyền [hệ 6 năm và hệ chuyên tu 4 năm]
  • Dược sĩ y học cổ truyền [trung học]
  • Cao đẳng Điều dưỡng y học cổ truyền
  • Y sĩ y học cổ truyền
  • Bác sĩ chuyên khoa I,II y học cổ truyền
  • Cao học YHCT
  • Bác sĩ nội trú YHCT

Năm 2016, hệ đại học chính quy của trường đào tọa 3 chuyên ngành:

  • Y đa khoa
  • Y học cổ tuyền
  • Dược học

*Hợp tác quốc tế

Bên cạnh công tác giáo dục và đào tạo trong nước, học viện cũng tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi, giao lưu kiến thức với các nước bạn thông qua các chương trình liên kết, hợp tác. Trường hiện hợp tác với Đại học Thành Đô Trung Quốc, liên kết đào tạo dược sĩ Y học Cổ truyền, Tiến sĩ Y học Cổ truyền với đại học Trung Y dược Thiên Tân – Trung Quốc; thiết lập quan hệ quốc tế với một số trường đại học, cơ sở Y Dược Cổ truyền tại Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ,…

TS. Đậu Xuân Cảnh- Giám đốc Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam và giáo sư Viện sĩ Trương Bá Lễ- Hiệu trưởng trường Đại học Trung Y Dược Thiên Tân – Trung Quốc.

Với những chương trình đào tạo được đề ra, học viện mong muốn đội ngũ y, bác sĩ tương lai không chỉ vững chắc về kiến thức mà còn biết sáng tạo và nghiên cứu những công trình riêng của mình. Đây không chỉ là con đường riêng của học viện mà nó đã trở thành tiêu chí phát triển chung của toàn ngành.

Tham dự sự kiện có Thầy thuốc ưu tú, lương y, dược sĩ CKII Nguyễn Đức Đoàn – Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam [Nguyên Cục trưởng Cục quản lý y dược cổ truyền Bộ Y tế]; Giáo sư, Tiến sĩ Trương Việt Bình – Phó chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam [Nguyên Giám đốc học viện y học cổ truyền Việt Nam]; Lương y Nguyễn Xuân Việt – Phó chủ tịch Hội Nam y Việt Nam [Nguyên Trưởng khoa YHCT bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, chủ tịch hội châm cứu tỉnh Hải Dương; Lương y, nhà thơ, nhạc sĩ Đỗ Sơn Hà – Tổng thư ký, Chánh văn phòng Hội Nam y Việt Nam.

Đặc biệt, tại lễ khai trương Nhất Nam Y Viện em Lý Thị Hằng đã nhận được học bổng trị giá 40 triệu đồng kèm theo 30 triệu từ cá nhân ông Nguyễn Văn Bằng và cơ hội về làm tại Tập đoàn y dược Việt Nam với mức lương khởi điểm là 8 triệu.

Sự kiện bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng khai trương, cắt băng khai trương, bán đấu giá, tham quan và thưởng tiệc trà. Điểm nhấn đặc biệt tại sự kiện khai trương này là phiên bán đấu giá bộ sản phẩm Uy Long Đại Bổ để trao học bổng cho sinh viên xuất sắc nhất Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam – Lý Thị Hằng, đang theo học chuyên ngành Y học cổ truyền.

Theo bà Trần Thanh Hằng, toàn bộ số tiền thu được từ bán đấu giá, tối thiểu 30.000.000 triệu đồng [giá phát ra, tùy thuộc vào kết quả bán đấu giá], Nhất Nam Y Viện sẽ trao tận tay Lý Thị Hằng để giúp em có thêm động lực tiếp tục theo đuổi ước mơ chữa bệnh cứu người bằng Y học cổ truyền.

Lý Thị Hằng sinh năm 1996 tại TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, mồ côi mẹ từ lúc 18 tháng, đến năm 3 tuổi lại mồ côi cha, Hằng được bà ngoại nuôi dưỡng từ nhỏ. Năm 2016 bà ngoại Hằng mất, em được bác đưa về nuôi ăn, học.

Video liên quan

Chủ Đề