Học linux có khó không

Tuy nhiên cần nói rõ, Linux gặp rắc rối với công nghệ Optimus trong MTXT ngày nay [công nghệ chuyển đổi tự động giữa GPU rời và GPU tích hợp của nVIDIA]. Hãng này đã ngưng hỗ trợ công nghệ Optimus trong các bản driver Forceware chính thức cho Linux của mình. Việc không hỗ trợ này dẫn đến nhiều phiền toái cho người dùng, khi cả card tích hợp và card đồ họa rời đều cùng chạy, làm hao pin và thậm chí nhiều trường hợp còn bị dính Black Screen of Death [một dạng màn hình khi bị treo của Linux]. Tuy nhiên, đây không phải là lỗi của Linux, mà là vấn đề của driver nVIDIA. Cộng đồng Linux đã liên tục yêu cầu nVIDIA công bố các thông số thiết kế về phần cứng của mình để cộng đồng mã nguồn mở có thể bắt tay vào viết driver cho Linux. AMD thì khác, họ không những công bố các thông tin này mà còn hỗ trợ tận tình cộng đồng mã nguồn mở để viết nên các bản driver cho Linux. Và nếu bạn đang dùng máy tính có Optimus trên Linux, hãy theo dõi dự án Bumblebee.


  • Quan niệm sai lầm thứ 3: Linux rất ít các phần mềm

Về số lượng phần mềm, dĩ nhiên Linux không bằng các nền tảng như Windows, nhưng với những ứng dụng phổ thông, và cả những công cụ lập trình chuyên nghiệp, Linux không hề thiếu. Nếu bạn cần trình xử lý ảnh, GIMP sẽ đáp ứng. Nếu bạn cần soạn văn bản, LibreOffice, Google Docs hoặc OpenOffice sẽ giúp bạn. Linux cũng có rất nhiều trò chơi, trình duyệt, biên tập video, xử lý hình vector, chat trực tuyến, các công cụ phát triển và rất nhiều thứ khác nếu bạn chịu khó tìm hiểu trong cộng đồng mã nguồn mở. Tóm lại, những phần mềm nào bạn thường sử dụng trên Windows, thì bên Linux có thể tìm thấy cái tương tự.

Tuy nhiên, có một số lĩnh vực Linux vẫn chưa đủ mạnh. Ryan Pierson, tác giả LockerGnome cho biết, các ứng dụng biên tập/xử lý video trên Linux vẫn chưa đủ khả năng để cạnh tranh với các ứng dụng bên Windows hoặc Mac OS X, sẽ không có Sony Vegas hoặc Adobe Premier trên Linux. Tương lai liệu sẽ có không? Câu trả lời tùy thuộc nhiều yếu tố: trông chờ khả năng biên dịch của cộng đồng mã nguồn mở hoặc trông chờ các công ty thương mại chú ý hơn đến Linux.

Cần lưu ý: Linux là một nền tảng mã nguồn mở, nhưng nó không đồng nghĩa với miễn phí. Ví dụ, bạn có toàn quyền lấy mã nguồn Linux về, biên tập, chỉnh sửa rồi tạo ra 1 HĐH nào đó, và thương mại hóa nó. Phần mềm cũng vậy, dù tác phẩm của bạn là mã nguồn mở thì bạn được quyền bán nó để thu tiền bình thường, không ai bắt buộc phải phân phối nó miễn phí.

Một nền tảng nhiều sắc màu, nhiều lựa chọn và hoàn toàn tự do​


Khi nào thì họ sẽ chú ý hơn? Đã có rất nhiều hãng, nhất là các công ty về trò chơi, chú ý đến cộng đồng Linux như nền tảng Steam của Valve, cùng với nền tảng Unity đã hỗ trợ Linux … Có nhiều trò chơi hơn trên Linux sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực, vì gamer sẽ dễ chuyển sang dùng Linux từ Windows. Và khi nhiều người chuyển sang Linux hơn, các nhà phát triển sẽ chú ý và phát triển nhiều ứng dụng chuyên nghiệp hơn cho Linux, khi đó sẽ càng nhiều người dùng chuyển sang xài Linux. Người ta gọi đó là hiệu ứng “quả cầu tuyết”.

  • Sai lầm thứ 4: Linux có thị phần bé nhỏ

Cần phải nói rõ Linux có mặt ở khắp nơi, có thể sát bên mà ta không để ý. Hơn 90% số lượng siêu máy tính chuyên dụng sử dụng nền tảng Linux. Hơn ½ số lượng smartphone chạy Android, vốn dựa trên nhân Linux. Và hơn 60% số máy chủ web chạy trên các bản phân phối Linux.

Chỉ có ở mảng máy tính cá nhân, Linux không có thị phần đáng kể. Và chỉ có thể hy vọng khi số lượng người dùng tăng lên, các công ty phát triển ứng dụng sẽ chuyển sang hỗ trợ cho nền tảng Linux nhiều hơn. Một điều thú vị nữa là thỉnh thoảng trong các chiến dịch quyên góp tiền cho một phần mềm/dự án mã nguồn mở nào đó, cộng đồng Linux đôi lúc thường ủng hộ nhiều hơn phía Windows và Mac OS [tính trung bình số tiền trên mỗi đầu người].

Hôm nay có tin 100% trong số top 500 máy tính mạnh nhất thế giới đều chạy Linux, không cái nào chạy Mac hay Windows cả. Linux là một hệ điều hành mà mình mới biết từ khoảng những năm 2005. Điều này nếu nói năm 2005 mọi người sẽ nói là không tưởng.

Mình bắt đầu với Linux từ bao giờ?

Ngày năm 2005 mọi người ở Việt Nam đều chạy Windows, cả thành phố Hà Nội có một hội người dùng Linux có khoảng dưới 50 người. Linux lúc đó khó sử dụng, cồng kềnh, muốn làm gì cũng khó, có điên lắm mới dùng [và cho đến giờ vẫn thế].

Vậy lúc đó cái gì mang mình đến với Linux lúc đó?

Mình nghĩ điều quan trọng nhất là sự nhận thức ra một người am hiểu máy tính không phải là người biết nhấp chuột đúng chỗ, người ta viết cho phần mềm gì thì biết xài nấy. Người biết máy tính phải là người hiểu cơ chế hoạt động của nó, làm cách nào để thay đổi các thành phần để nó chạy theo ý mình. Làm được điều này là vô cùng khó với cơ chế phát triển của các hệ điều hành hay các phần mềm đóng. Nếu như không hiểu, không thay đổi được cái máy tính thì mình mãi mãi chỉ là nô lệ của nó.

Tại sao Linux đặc biệt?

Điểm đặc biệt của Linux không phải là ở giá, mà là ở chỗ ai cũng tiếp cận được. Ai cũng có khả năng hiểu và thay đổi những gì là có thể với công nghệ. Vì mọi người, dù là anh học sinh lớp 12 ở làng quê ở Việt Nam hay phi hành gia ở trên tàu vũ trụ đều có thể hiểu và thay đổi Linux, nếu muốn. Đó là một sức mạnh vô cùng lớn mà không phải ai làm ngành nào hay công nghệ nào cũng tiếp cận được. Đó là một mỏ vàng mà mình nhận ra là ít người nhận ra lúc đó.

Và mình đặt cược vào sự thành công của Linux.

Trong 15 năm vừa rồi hầu như ngày nào mình cũng làm việc, học hỏi, phát triển phần mềm chạy trên Linux. Xem ra nước nổi thì thuyền cũng nổi, mình giờ đang dần trên con đường thành một chuyên gia. Trên con đường đó mình gặp rất nhiều thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và cơ hội, niềm vui vì công nghệ mở này. Mình giờ luôn có nhiều ý tưởng muốn làm với những gì mình biết về Linux. Từ xây cái đồng hồ đeo tay cho tới cái lò vi sóng, cái tủ lạnh, cái điện thoại, cho đến tàu vũ trụ, siêu máy tính người ta đều dùng tới Linux.

Nói như vậy không có nghĩa là ai muốn thành công cũng phải biết đến Linux hay bất cứ một công nghệ nào cụ thể. Linux chỉ là câu chuyện của mình.

Mình nghĩ là mỗi người nên bỏ tâm sức để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Nếu có cách nghĩ đúng và đặt cược đúng thì chỉ cần một cuộc đánh cược thắng sẽ lời hơn mọi sự toan tính về tiền bạc thông thường. Tới giờ mình có đánh cược vào nhiều việc, phần lớn là thất bại, chỉ có một số ít thành công. Mình nghĩ một điều quan trọng cũng không kém là phải biết lúc nào là dừng lại khi cuộc cá cược của mình sẽ không đi về đâu. Cả cuộc đời mà không có niềm đam mê gì dở, nhưng đi theo một niềm đam mê không dẫn tới đâu cũng dở không kém.

Một vài lời bình

"Linux có một cộng đồng tuyệt vời, nhất là Ubuntu thì rất là sẵn sàng để chia sẻ một vấn đề gì đó mà họ gặp phải với hệ điều hành này cho mọi người. Có lần mình bị kẹt với cái đống liên quan đến kernel thì có rất nhiều blog share về vấn đề đấy. Lần đầu tiên tiếp xúc với Linux mình đã cảm thấy vô cùng ức chế: bấm chuột nhanh vậy mà, why we have to mkdir, touch, vim, cd... [cái này là chiếu mới chưa trải], đến giờ thì mình giống con nghiện Ubuntu vậy, cái gì cũng dùng trên Ubuntu. Nếu những ai chơi game kiểu như LOL... thì cài Linux không ổn lắm, còn lại với nhu cầu của một lập trình viên, thậm chí là nhân viên văn phòng đều có thể dùng Linux một cách khá thoải mái [bảo mật tốt]. Thêm một thông tin mình nghĩ là khá hay là mấy bác Viettel đang làm một hệ điều hành nhân Linux tên CyOS cho người Việt"

"Mình thực sự ngưỡng mộ Linus Torvalds. Không chỉ tạo ra Linux mà còn tạo thêm Git vì code community khổ quá... Rồi cả 2 trở thành những phát minh không thể thiếu...."

"Mình cũng đã bỏ Window đc gần 3 năm, dùng Linux từ năm cuối năm 2 đại học, do code Android và chán ngấy Window, từ đó mình đã xoá Window ra khỏi máy."

"Mình dùng Linux được một thời gian và cảm nhận được sự linh hoạt tuyệt vời của nó."

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề