Học sinh lớp một

Học sinh lớp 1 tại TP.HCM năm học 2020-2021 - Ảnh: NHƯ HùNG

Học sinh lớp 1 là đối tượng học sinh đặc biệt nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, bởi các em lần đầu tiên trong đời chuyển trạng thái học tập, từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập.

Tận dụng "thời gian vàng" để dạy học trực tiếp

Các em chưa biết đọc, chưa biết viết, thói quen học tập, khả năng tập trung chú ý chưa được hình thành. Thao tác tư duy phải dựa vào hình ảnh trực quan, việc làm cụ thể; đặc điểm trí nhớ nhanh nhớ, nhanh quên. Giáo viên cầm tay uốn từng nét chữ và dạy từng câu nói, việc làm. Vì vậy cần hạn chế việc dạy học trực tuyến đối với học sinh lớp 1, tận dụng thời gian "vàng" dạy học trực tiếp để học sinh được tương tác.

Đối với học sinh lớp 1, trong thời gian vàng dạy học trực tiếp, các nhà trường và giáo viên cần ưu tiên để học sinh làm quen về tâm thế, thói quen học tập, nội quy trường lớp; ưu tiên dạy học môn tiếng Việt [môn học công cụ] và kiểm tra đánh giá học sinh.

Đa dạng hóa dạy học "không trực tiếp"

Trong trường hợp bất khả kháng, dịch bệnh căng thẳng kéo dài không thể tổ chức dạy học trực tiếp được, các nhà trường, giáo viên cần chọn hình thức phù hợp với tâm lý lứa tuổi, điều kiện, hoàn cảnh gia đình... của các em để tổ chức dạy học.

Nhà trường, giáo viên phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, từ đó phân loại đối tượng học sinh thành các nhóm.

Nhóm học sinh có đủ thiết bị để học trực tuyến, có phụ huynh "cùng học" với con [1]; Nhóm học sinh có đủ thiết bị để học trực tuyến nhưng phụ huynh không "cùng học" được với con [2]; Nhóm học sinh không thể học trực tuyến [3].

Đối với nhóm 1, giáo viên thành lập nhóm phụ huynh qua Zalo, Messenger..., kết nối, tương tác và hướng dẫn phụ huynh cùng học với con. Sau đó tiến hành dạy học trực tuyến [nếu số lượng ít, các trường có thể dạy chung theo khối].

Đối với nhóm 2, giáo viên thành lập nhóm phụ huynh qua Zalo, Messenger..., kết nối, tương tác, phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh học tại nhà.Giáo viên xây dựng, thiết kế các video, clip... với nội dung "cùng phụ huynh lớp 1 hướng dẫn con học ở nhà" để giúp phụ huynh hướng dẫn con tự học.

Đối với nhóm 3, giáo viên thiết kế nội dung bài học thành "Giáo án dành cho phụ huynh" để giúp phụ huynh hướng dẫn con học.

Học qua truyền hình

Đồng thời với các giải pháp cho từng nhóm đã nêu, giáo viên giúp phụ huynh hướng dẫn học sinh học qua truyền hình [Bộ Giáo dục - đào tạo đã phối hợp Đài truyền hình Việt Nam xây dựng 51 chủ đề Tiếng Việt lớp 1 tại chuyên mục "Dạy Tiếng Việt lớp 1", giúp học sinh dễ dàng học âm, học vần]. Hướng dẫn phụ huynh chụp và gửi sản phẩm học tập của học sinh để giáo viên nhận xét, hướng dẫn kịp thời.

Học sinh tiểu học học online: Chất chồng nỗi lo

PHAN DUY NGHĨA [Sở GD-ĐT Hà Tĩnh]

Dù chưa đến 7h nhưng đã thấy lác đác học sinh của nhiều trường tiểu học ở các huyện ngoại thành đến trường. Trên mặt của cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều ánh lên niềm vui, sự hân hoan khi được trở lại trường.

Công tác phân luồng, đón học sinh từ cổng tại trường Tiểu học Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Theo quan sát của chúng tôi tại trường Tiểu học Đa Tốn và Tiểu học Trung Thành, huyện Gia Lâm, Hà Nội, quá trình đón học sinh đều thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch. Từ sáng sớm, lực lượng chức năng của xã như Công an và Đoàn Thanh niên đã hỗ trợ nhà trường phân luồng ngoài cổng và đo thân nhiệt, nhắc nhở phụ huynh, học sinh thực hiện theo đúng quy định phòng chống dịch.

Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 đón học sinh tại trường Tiểu học Đa Tốn

Trong ngày đầu tiên, toàn bộ giáo viên, nhân viên và Ban Giám hiệu đều đứng ngoài cổng trường chào đón học sinh và hướng dẫn, nhắc nhở các con về lớp. Để đón học sinh trở lại, trước đó, nhà trường đã chuẩn bị chu đáo các kế hoạch, kịch bản phòng chống dịch và diễn tập nghiêm túc những tình huống khi học sinh quay trở lại trường.

Tạo môi trường thân thiện cho học sinh lớp 1

Tại trường Tiểu học Đa Tốn, nhiều phụ huynh đã đưa con đến từ rất sớm. Dưới sự hướng dẫn của các lực lượng công an, đoàn viên, thanh niên, phụ huynh dừng lại rất nhanh và học sinh được hướng dẫn, phân luồng đi vào phía trong sân trường. Ở mỗi luồng đều có 2 thầy cô đứng đo thân nhiệt, xịt tay sát khuẩn cho học sinh. Ngay gần đó, các giáo viên chủ nhiệm lớp 1 mặc áo dài, cầm biển đứng đón học sinh.

Học sinh lớp 1 lạ lẫm trong buổi đầu tiên đến trường

Phía trong khu vực sân khấu, cô tổng phụ trách đọc loa nhắc nhở học sinh không tập trung, đi thẳng vào lớp; Nhắc nhở phụ huynh đưa con không dừng đỗ xe lâu ở cổng trường…

Sau một thời gian dài học sinh phải ở nhà học trực tuyến, việc quay trở lại trường trong ngày đầu sẽ khiến học sinh bỡ ngỡ. Ban Giám hiệu đã bố trí, phân công thầy cô hướng dẫn, đưa các con đến tận cửa lớp.

Theo quan sát của phóng viên, đa số học sinh rất vui mừng khi được trở lại trường. Trong lớp, các em thực hiện nghiêm lời cô dặn, không tụm lại nói chuyện mà ngồi từ xa vẫy tay chào nhau…

Cô giáo chúc mừng năm mới và tặng lì xì cho học sinh

Với học sinh lớp 1, đây là lần đầu tiên đến lớp, trước môi trường mới, thầy cô mới và bạn bè mới, các em không khỏi lạ lẫm. Dù đã làm quen với nhau qua trực tuyến nhưng các em vẫn bẽn lẽn ngồi im tại chỗ của mình, không nói chuyện, không giao tiếp với bạn ngồi bên cạnh. Sau khi được cô giáo giới thiệu lại lần nữa, lúc này nhiều em đã mạnh dạn hơn. Các em cũng được cô giáo dẫn đi thăm trường, giới thiệu từng nơi, khu vực, trong đó có cả nhà vệ sinh…

Cô giáo lớp 1 trường Tiểu học Đa Tốn tổ chức các hoạt động làm quen

Cô Phùng Thị Anh Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Tốn cho biết, ngoài việc chuẩn bị các phương án, kịch bản phòng chống dịch, vệ sinh trường lớp để đón học sinh, nhà trường còn cố gắng tạo không khí đón học sinh lớp 1 thật thân thiện, làm sao để các con cảm thấy ấm áp khi được đến trường, đến lớp. “Năm nay dịch bệnh nên không thể tổ chức đón các con như mọi năm nhưng chúng tôi sẽ cố gắng để các con cảm nhận được được sự thân thiện, gần gũi trong môi trường mới”, cô Anh Hà chia sẻ.

Cô Anh Hà cũng cho biết, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phụ huynh, nhà trường đã làm việc với các giáo viên để có thể trông các con muộn hơn so với giờ tan học, giúp cha mẹ yên tâm làm hết giờ sáng mới về đón con.

Trong buổi đầu tiên, các cô giới thiệu, làm quen, chúc tết, tặng lì xì, ổn định tổ chức, chơi trò chơi hoặc chơi tự do. Gần giờ ra chơi của tiết 2, giáo viên hướng dẫn học sinh đi vệ sinh… Tiết 3, 4, cô hướng dẫn lấy bảng, sách vở hoặc cất cặp, xếp sách vở ra sau khi ra khỏi lớp…

Được biết, toàn trường Tiểu học Đa Tốn đến ngày hôm qua [9/2] chỉ có 2 học sinh chưa được đến trường vì lý do có bệnh nền, 24 học sinh có liên quan đến yếu tố dịch tễ. 100% phụ huynh đều đồng thuận và ủng hộ cho con đi học trực tiếp.

Tạo điều kiện tốt nhất cho lớp 2 với chương trình giáo dục phổ thông mới

Tại trường Tiểu học Trung Thành, huyện Gia Lâm, ngay từ sáng, toàn bộ giáo viên và Ban Giám hiệu ra cổng trường để chào đón học sinh. Trường đã phân luồng, hướng dẫn từng học sinh, riêng với học sinh lớp 1 sẽ được các cô dắt về tận lớp và đưa vào chỗ ngồi.

Giáo viên trường Tiểu học Trung Thành chào mừng học sinh trở lại trường

Theo cô Ngô Thị Hường, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Thành, với học sinh lớp 1, nhà trường dành một tuần đầu để làm quen nề nếp. Học sinh từ lớp 2 trở lên, các cô sẽ dành 2 buổi để làm quen lại. Trong ngày đầu tiên, toàn trường vắng 122 học sinh, trong đó có 42 em thuộc diện F0, F1; Số còn lại do về quê chưa lên và thể chất yếu.

“Với học sinh lớp 1, tâm lý của bố mẹ là phải dắt tay con vào tận lớp gặp cô. Chúng tôi hiểu điều này nên Ban Giám hiệu, cô tổng phụ trách, giáo chủ nhiệm đã đứng ngoài cổng đón học sinh và giải thích với phụ huynh.

Riêng đối với lớp 2, đây là là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Với khối lớp này, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học, trong 1 - 2 ngày đầu sẽ cho các con làm quen, giáo viên giới thiệu công tác tổ chức lớp, chúc mừng, chia sẻ, lắng nghe xem con cần gì, thích gì… từ đó tạo tâm thế thoải khi học sinh đến trường.

Các cô giáo cũng phải hướng dẫn, trao đổi tỉ mỉ để học sinh nắm được phải làm gì là an toàn phòng chống dịch. Vì các con chỉ học một buổi nên các cô giáo phối hợp với cha mẹ xây dựng thời gian biểu, buổi chiều con cần làm gì, cách chuẩn bị chuẩn bị đồ cá nhân trước khi ra khỏi nhà, lộ trình học tập…”, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Thành cho biết.

Được biết, đối với khối lớp 2, sáng 10/2, giáo viên chủ nhiệm sẽ tập trung giới thiệu, chuyện trò, chia sẻ. Trong buổi học ngày mai, các cô sẽ rà soát lại kiến thức xem con học trực tuyến thời gian qua thế nào, phân loại theo nhóm đối tượng để bổ khuyết kiến thức.

Thời gian qua, ở huyện Gia Lâm, giáo viên dạy lớp 2 đã được thực hiện các chuyên đề dạy học trực tuyến và tập huấn chuyên môn về dạy học trực tiếp. Khi trở lại trường, các cô không gặp khó khăn gì trong việc bắt nhịp trở lại.

Cũng theo cô Ngô Thị Hường, với lớp 2, phương pháp dạy học không khó, chỉ vướng là các con chưa làm quen với cách học trực tiếp vì nếp học khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ nhanh chóng được các cô khắc phục và đưa học sinh vào quỹ đạo chung của lớp, của trường.

Với chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn học hầu như vẫn thế nhưng tập trung hình thành phẩm chất, năng lực, kỹ năng nhiều hơn. Tuy nhiên, giáo viên không thể tổ chức quy mô đông người mà chỉ tổ chức hoạt động trải nghiệm trong lớp.

Cô giáo giới thiệu và cho học sinh làm quen lại khi trở lại học trực tiếp

Cô Đinh Xuân Thanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A1 trường Tiểu học Trung Thành cho biết: "Chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế. Khi học sinh đến trường sẽ rất tốt để dạy chương trình này. Tuy nhiên với nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế, trước mắt chúng tôi sẽ đưa về quy mô trong lớp học để tổ chức cho các con. Ví dụ, với hoạt động vẽ, thay vì phải đưa các con ra ngoài trải nghiệm thì cô sẽ trình chiếu hình ảnh hoặc yêu cầu các con tự mang cây xanh đến lớp để vẽ…”.

Video liên quan

Chủ Đề