Hướng dẫn 2 đầu gối bầm thì phải làm sao

Chườm lạnh hoặc chườm nóng, quấn chắc và nâng cao vị trí vết bầm sẽ giúp chấn thương này nhanh hồi phục.

Khi bị ngã, va chạm mạnh hay va vào vật gì cứng, các mạch máu nhỏ bên dưới da có thể bị vỡ và hình thành nên vết bầm. Điều này xảy ra bởi vì máu bị rò rỉ ra ngoài và tụ lại ở vị trí va chạm. Máu sẽ ở đó cho đến khi cơ thể hấp thụ trở lại suốt quá trình hồi phục chấn thương.

Sau khi bị bầm, vết thâm đen, xanh lam sẽ xuất hiện trên da trong tối đa 2 tuần. Bạn cũng có thể bị đau và sưng, đau nhất trong vài ngày đầu tiên sau khi bạn bị thương. Vết bầm sẽ thay đổi màu sắc khi lành.

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp vết bầm của bạn biến mất nhanh hơn.

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là dấu hiệu bệnh gì? Triệu chứng đau đầu gối khi ngồi xổm cảnh báo bệnh gì? Đột nhiên đau đầu gối: nguyên nhân do đâu?

3.1. Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng. Cơn đau có thể xuất phát từ:

Bong gân

Đây là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.

\> Xem ngay: Cách nhận biết đứt dây chằng đầu gối và biện pháp phòng ngừa

Tổn thương dây chằng

Dây chằng chéo trước rất dễ bị giãn hoặc đứt do té chống chân xoay người. Tổn thương dẫn đến cơn đau ở khớp gối, sưng nề, hạn chế vận động gối. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng mất dần nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.

Tổn thương sụn chêm

Khi mang vác vật nặng hoặc xoay gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách, gây đau và sưng nề đầu gối. Một số trường hợp, mảnh sụn rách có thể lọt vào giữa khe khớp, gọi là hiện tượng kẹt khớp, bắt buộc phải phẫu thuật nội soi cấp cứu để cắt sụn chêm.

Gãy xương

Trong khớp gối, xương bánh chè dễ bị gãy nhất nếu có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.

Trật khớp

Hiện tượng này xảy ra khi đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Các chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, gây ra các cơn đau, làm khớp gối bị cứng.

Đâu là nguyên nhân gây đau đầu gối khi tập squat? Nguyên nhân và cách ngăn ngừa đau gối sau khi chạy bộ Đau đầu gối khi đá bóng: chớ nên xem thường!

4. Các cách giảm đau nhức đầu gối

Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức đầu gối, không ít người đã tự ý điều trị bằng cách đắp thuốc theo mẹo dân gian hoặc tiêm thuốc vào khớp. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách, không chỉ tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn mà người bệnh còn có nguy cơ bị hoại tử khớp, yếu các chi, liệt toàn thân…

Chích thuốc vào đầu gối chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không có tác dụng điều trị gốc rễ của bệnh

Để đảm bảo an toàn, khi bị đau đầu gối, bệnh nhân nên tích cực nghỉ ngơi, kết hợp với các bài tập giảm đau, chườm nóng/ lạnh, massage và điều chỉnh tư thế. Nếu tình trạng đau vẫn không thuyên giảm hoặc đã có tiền sử bệnh, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Cụ thể:

4.1. Nghỉ ngơi

Bạn có thể làm giảm các cơn đau khớp gối bằng cách nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp cho các mô ở khớp gối có thời gian hồi phục, từ đó làm giảm các cơn đau và tránh nguy cơ bị tổn thương. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không đồng nghĩa với chỉ ngồi hay nằm yên một chỗ vì điều này có thể dẫn đến cứng khớp và làm yếu cơ.

4.2. Tập các bài tập giảm đau đầu gối

Sau khi các mô ở khớp gối đã dần phục hồi, bạn có thể thử các bài tập dành cho đầu gối. Những bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp chân trên như cơ tứ đầu đùi [có tác dụng bảo vệ khớp gối], từ đó hạn chế đau nhức đầu gối. Để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh để bị chấn thương, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của các chuyên gia xương khớp.

Sau đây là các bài tập dành cho người bị đau nhức khớp gối tại nhà:

4.3. Chườm lạnh và chườm nóng

Chườm nóng và chườm lạnh đều rất tốt cho các cơn đau ở đầu gối. Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhanh chóng, đồng thời làm chậm tốc độ viêm và giảm nguy cơ sưng tấy cũng như tổn thương mô nên rất phù hợp cho những cơn đau do chấn thương sau 48 giờ. Trong khi đó, chườm nóng lại hiệu quả hơn trong việc điều trị đau cơ hoặc đau khớp mạn tính nhưng không thể áp dụng cho người có da bị viêm, nóng, xuất hiện vết thương hở…

4.4. Chú ý tư thế vận động hợp lý

Điều chỉnh tư thế hợp lý sẽ giúp bạn giảm đau khớp gối hiệu quả. Sau đây là một số lưu ý về tư thế khi bị đau gối:

  • Ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng sang 2 bên.
  • Không nên ngồi quá lâu vì điều này sẽ làm khớp trở nên cứng và khó vận động.
  • Có thể kê thêm gối để tăng chiều cao, giúp tạo sự thoải mái khi ngồi.
  • Nên chọn các loại giày có thể hỗ trợ tư thế hoạt động phù hợp.

\> Bài viết xem nhiều: TOP 6 cách giảm đau khớp gối đơn giản, hiệu quả

4.5. Điều trị dứt điểm bằng trang thiết bị hiện đại

Những giải pháp trên sẽ giúp khắc phục các cơn đau khớp gối một phần. Để điều trị tận gốc chứng đau nhức khớp gối, đặc biệt là đau do chấn thương và bệnh lý, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện xét nghiệm và có liệu trình điều trị phù hợp.

Tại phòng khám ACC, người bệnh sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn hàng đầu, đồng thời bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang, chụp CT, siêu âm, chụp MRI đầu gối bên đau để tìm ra nguyên nhân. Kế tiếp, tùy theo nguyên nhân và tình trạng hiện tại của người bệnh mà bác sĩ sẽ lên liệu trình điều trị phù hợp.

Bác sĩ tại ACC đang thăm khám cho người bệnh bị đau nhức khớp gối

Liệu trình chữa đau đầu gối cấp và mãn tính tại ACC gồm các phương pháp:

  • Trị liệu thần kinh cột sống, nắn chỉnh các khớp xương để điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển, từ đó chữa lành cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
  • Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV nhằm kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào.
  • Công nghệ sóng xung kích Shockwave tác động đến những điểm đau và các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào, giảm đau, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
  • Chỉnh hình bàn chân giúp cân bằng hệ sinh cơ học của cơ thể, cải thiện tình hình khớp gối.
  • Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng.
  • Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt, hỗ trợ điều trị giảm đau, tăng tuần hoàn, phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng.

5. Các cách phòng ngừa đau đầu gối

Để hạn chế tối đa bệnh khớp gối, các bác sĩ ACC khuyên chúng ta ngay từ khi còn trẻ nên có ý thức bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa các yếu tố gây đau khớp gối bằng cách:

  • Bổ sung Canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C, E…
  • Luôn có ý thức tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, trước khi tập cần khởi động kỹ.
  • Nên đứng thẳng, tránh ngồi lâu hoặc nằm lâu, làm giảm áp lực đè ép lên sụn khớp.
  • Không nên vận động quá sức, ngừng ngay nếu cảm thấy đau ở đầu gối.
  • Mang giày phù hợp với kích cỡ bàn chân và cấu trúc cơ thể.
  • Tránh tăng cân quá mạnh, mất kiểm soát.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường độ dẻo dai cho khớp.

\> Bài xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tràn dịch khớp gối?

Khớp gối rất dễ bị tổn thương nếu vận động sai cách. Vì vậy, khi cơn đau tại vị trí đầu gối kéo dài hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường tại cơ quan này, người bệnh cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm.

Chủ Đề