Hướng dẫn 970 uỷ bân tỉnh hưng yên

Sáng 08/4, tại Hưng Yên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì buổi làm việc giữa Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN CHỦ TRÌ GIAO BAN GIỮA LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI VỚI THƯỜNG TRỰC CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại buổi làm việc

Tham dự đoàn giám sát có: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn...

Về phía tỉnh Hưng Yên có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa; Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành tỉnh Hưng Yên.

Báo cáo với Đoàn Giám sát, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, Tỉnh đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 tại địa phương, việc thực hiện nhiệm vụ năm học; việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Chủ động chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học; Tích cực chuẩn bị các điều kiện về: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng báo cáo tại cuộc làm việc

Đánh giá các điều kiện bảo đảm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, riêng về đội ngũ nhà giáo, ông Nguyễn Duy Hưng cho biết , năm học học 2022-2023 tổng số giáo viên theo định mức Hưng Yên cần là 10.869 người; số giáo viên hiện có mặt là 9.282 người. Do đó số giáo viên còn thiếu so với định mức cho năm học 2022-2023 là 1.586 người. Theo dự kiến, nếu không kịp thời bổ sung giáo viên, đến năm 2024, Tỉnh thiếu 2.248 giáo viên ở 3 cấp học.

Về công tác đào tạo bồi dưỡng, từ năm học 2020-2021, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, 100% cán bộ quản lý và giáo viên đã được tham gia tập huấn, bồi dưỡng theo quy định, đảm bảo việc thực hiện Chương trình.

Ông Nguyễn Duy Hưng cũng cho biết, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở một số cơ sở giáo dục còn chưa đồng bộ, việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học ở một số nhà trường còn hạn chế. Một số đơn vị trường thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng.

Các thành viên Đoàn giám sát

Đoàn giám sát đánh giá cao báo cáo của tỉnh Hưng Yên tuy nhiên cũng đề nghị Tỉnh làm rõ thêm về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Căn cứ, cơ sở thực tiễn để đánh giá ưu điểm, hạn chế của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trong triển khai tích hợp liên môn ở cấp trung học cơ sở; việc lựa chọn, chuyển đổi nguyện vọng tổ hợp môn học ở cấp trung học phổ thông.

Đánh giá cao tinh thần sẵn sàng đổi mới, tâm huyết, trách nhiệm, sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ giáo viên của tỉnh Hưng Yên trong đổi mới Chương rình giáo dục phổ thông 2018. Tỉnh đã có nhiều giải pháp chủ động trong bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo yêu cầu. Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng nhận thấy, năng lực của một bộ phận nhà giáo còn hạn chế; tình trạng thiếu nhiều giáo viên ở các cấp học còn trầm trọng....đồng thời đề nghị Tỉnh báo cáo về việc rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên để tổ chức tuyển dụng số lượng giáo viên còn thiếu; làm rõ nguyên nhân tại sao không tuyển dụng hết số biên chế được giao.

Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Đồng thời đề nghị tỉnh cho biết việc xác định cơ cấu, nhu cầu giáo viên môn học tích hợp và môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bởi theo báo cáo, trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa tổ chức dạy 2 môn âm nhạc, mỹ thuật đối với cấp trung học phổ thông do học sinh không lựa chọn và chưa có giáo viên. Tỉnh cần đánh giá việc không tổ chức giảng dạy các môn học này có ảnh hưởng gì đến mục tiêu của Chương trình nhằm phát triển hài hoà đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh…

Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh

Đối với điều kiện về cơ sở vật chất, qua giám sát thực tế, Đoàn giám sát nhận thấy thực trạng thiếu thiết bị dạy học diễn ra ở hầu hết cơ sở giáo dục Đoàn đến. Do đó đề nghị Tỉnh làm rõ việc tổ chức kiểm tra đánh giá về vấn đề; quan điểm, giải pháp để giải quyết hạn chế trên.

Bên cạnh thiếu giáo viên thì đầu tư cho giáo dục của Hưng Yên còn chưa đồng đều giữa các cấp; là một tỉnh tự chủ về kinh tế từ năm 2017 nhưng vẫn còn tình trạng thiếu cơ sở vật chất ở cả 3 cấp học.

Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc

Giải trình các vấn đề mà thành viên Đoàn giám sát quan tâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, điều kiện cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục còn hạn chế bởi nhiều lý do và hiện tỉnh đang đầu tư với tất cả các cấp học, với cấp 3 tối thiểu mỗi trường 25 tỷ đồng; còn lại khoảng 4 nghìn tỷ đồng là đầu tư cho cấp 1, cấp 2.

“Ở đây nói là thiếu, không phải thiếu trường học mà là thiếu lớp học. Lý do thiếu lớp học vì lý do là tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh và có xuất hiện các luồng di dân, di cư các nơi về làm việc các nhà máy, xí nghiệp của Hưng Yên, khoảng hơn 100 nghìn lao động tập trung nhất ở 3 huyện: Yên Mỹ, Văn Lâm, Mỹ Hào. Ở 3 huyện này là thiếu trường học trầm trọng”, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên chia sẻ.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn

Về việc thiếu giáo viên ở cả 3 cấp học, Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, việc thiếu giáo viên trầm trọng do không tuyển dụng được, do cắt giảm biên chế, do tiêu chuẩn đầu vào… và con số này tiếp tục gia tăng trong những năm 2024-2025.

Tỉnh cũng nhìn nhận, đây là áp lực, thách thức rất lớn đối với tỉnh, nếu không giải quyết vấn đề này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Tỉnh cũng đã rất quyết tâm, ngay từ đầu nhiệm kỳ đã ban hành Nghị quyết 12 về phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thể hiện các chỉ tiêu phát triển rất cụ thể, tập trung vào 5 mục tiêu chính: thứ nhất là con người [giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục]. Thứ hai là cơ sở vật chất, trang thiết bị; thứ ba là liên quan tới bố trí nguồn lực; thứ tư là đẩy mạnh xã hội hoá và thứ 5 liên quan đến trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc.

Bí thư Tỉnh uỷ Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa nhấn mạnh, xã hội hóa giáo dục là yêu cầu rất quan trọng với Hưng Yên. Do những yếu tố đặc thù, Hưng Yên nhu cầu về đào tạo rất lớn, đặc biệt là nhu cầu đào tạo giáo dục chất lượng cao. Chính vì xậy xã hội hoá giáo dục là một trong những định hướng rất lớn, thành một nhóm nhiệm vụ riêng trong Nghị quyết 12 của Ban của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ này.

Bí thư Tỉnh uỷ chia sẻ, “Chúng tôi sẽ có những giải pháp rất cụ thể để triển khai việc này. Tôi nghĩ chúng tôi có đầy đủ các điều kiện và cơ hội để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực phổ thông và con đường căn cơ để giảm bớt áp lực lên hệ thống giáo dục công từ giáo viên cho đến vấn đề về kinh phí chi phí”.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận những điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên, đặc biệt trong thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch phân bổ, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường lớp...

Phó Chủ Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, tỉnh cần phát huy các kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo; không để sức ỳ trong ngành giáo dục; tăng cường công tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng đối với đội ngũ nhà giáo và học sinh. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

“Hưng Yên phải đẩy mạnh hơn nữa xã hội hoá giáo dục… Bây giờ có nhiều trường tư, nhiều giáo viên ngoài công lập thì mình phải hết sức vui mừng, phấn khởi, có điều mình quản lý thôi, quản lý làm sao cho nó đúng, trúng, đủ. Đừng nghĩ là trường tư ra đời rồi là không tốt cho trường công”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị Hưng Yên cần đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

“Ngành giáo dục là phải thiêng liêng về chuẩn mực giáo dục, đạo đức”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh./.

Chủ Đề