Hướng dẫn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Đến tháng 05/2022
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giải quyết

  • Đang truy cập16
  • Hôm nay2,434
  • Tháng hiện tại24,984
  • Tháng trước72,974
  • Tổng lượt7,484,109

Công ty ông Trần Thanh Bằng có 50,5 % CP của một tổng công ty [ tổng công ty đã cổ phần hóa 95,76 % vốn của tập đoàn lớn Nhà nước ] . Căn cứ Nghị định số 84/2015 / NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư và Thông tư số 22/2015 / TT-BKHĐT quy định cụ thể mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, ông Bằng hỏi, công ty ông phải thực thi báo cáo theo “ Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác ” hay “ Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn Nhà nước ” ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vấn đáp yếu tố này như sau :

Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định: “Vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất”.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh thương mại tại doanh nghiệp quy định : “ Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gồm có vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn đảm nhiệm có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước ; vốn từ quỹ đầu tư tăng trưởng tại doanh nghiệp, quỹ tương hỗ sắp xếp doanh nghiệp ; vốn tín dụng thanh toán do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng thanh toán đầu tư tăng trưởng của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp ” .

Theo thông tin ông Trần Thanh Bằng cung cấp, ông đang làm việc trong công ty có 50,5% cổ phần của một tổng công ty [tổng công ty đã cổ phần hóa 95,76% vốn của tập đoàn Nhà nước], tuy nhiên, ông chưa cung cấp thông tin dự án do công ty ông đang làm việc sử dụng nguồn vốn gì nên không có cơ sở để hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm: Tai nghe có dây Logitech H110 – //tronbokienthuc.com

Theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, việc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư được quy định theo nguồn vốn sử dụng để đầu tư dự án, không quy định theo chủ thể đầu tư dự án.

Do đó, trường hợp dự án Bất Động Sản có sử dụng vốn Nhà nước như đã nêu trên thì công ty sẽ thực thi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo mẫu dự án Bất Động Sản đầu tư sử dụng vốn Nhà nước .

Chinhphu.vn

Source: //tronbokienthuc.com
Category: Đánh Giá

Hiện nay đối để bảo đảm thực hiện các hoạt động của dự án đầu tư thì pháp luật quy định giám sát, đánh giá đầu tư. Hoạt động giám sát đánh giá đầu tư là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Khi hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư cần phải thực hiện Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Luật dầu tư 2020

Nghị định Số: 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo Luật đầu tư

Căn cứ theo quy định tại điều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư Luật dầu tư 2020 quy định cụ thể:

1.1.  Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:

+ Giám sát, đánh giá dự án đầu tư;

+  Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.

Như vậy chúng ta thấy pháp luật chia ra 02 hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư. theo đó chúng ta có thể hiểu việc quản lý nhà nước về đầu tư là những hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho quy trình hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư đảm bảo đúng theo trình tự thực hiện và theo quy định pháp luật. Hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư là một trong các nội dung mà quản lý nhà nước về đầu tư phải thực hiện để bảo đảm cho quá trình đầu tư.

1.2. Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;

+ Cơ quan đăng ký đầu tư giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo như quy định đưa ra như trên thì pháp luật quy định trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư cụ thể là trách nhiệm giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư thuộc phạm vi quản lý đánh giá về những nội dung của dự an có khả thi hay không, có hợp pháp hay không? và những yếu tố khác theo quy định của pháp luật để đánh giá chính xác dự án đầu tư.

Ngoài ra đối với trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như nêu trên được hiểu là thủ tục do pháp luật quy định đó là văn bản hay bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư đối với dự án đầu tư. Mục đích của việc xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để cá nhân, tổ chức nước ngoài được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra khi thực hiện dự án đầu tư hay thành lập công ty vốn nước ngoài, thì nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Với mục đích nhằm giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

1.3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 70. Giám sát, đánh giá đầu tư Luật dầu tư 2020 quy định cụ thể:

” 3. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư bao gồm:

a] Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước để đầu tư kinh doanh, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư;

b] Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ thực hiện, việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;

c] Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.” 

Căn cứ theo quy định này chúng ta thấy nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư gồm có các nội dung chúng tôi đưa ra như trên. Nội dung ở đây là nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại quyết định đầu tư đối với dựa án đầu tư mà cơ quan đăng kí đầu tư phải dựa trên những tiêu chí đó để thực hiện.

Nội dung thứ hai tại điểm b khoản 3 như trên được hiểu là đánh giá mục tiêu, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và chủ trương đầu tư xem dự án có phù hợp và khả thi hay không đây là một nội dung rất quan trọng để đánh giá đúng tính chất của việc đầu tư trên thực tế, từ đó có thể đưa ra những giải pháp và phương hướng giải quyết.

Nội dung thứ ba tại diểm c khoản 3 được hiểu là những nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư ngoài ra giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cũng giúp cho cơ quan nhà nước có thể quản lý và kiểm soát được hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nên những nội dung trong giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cá nhân đăng kí sẽ là nội dung giúp cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát hơn.

1.4. Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm:

+ Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư;

+  Tình hình thực hiện các dự án đầu tư;

+ Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp;

+  Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.

Như vậy khác với nội dung giám sát đánh giá dự án đầu tư, Nội dung giám sát, đánh giá tổng thể dự án đầu tư có các nội dung tổng quát cho dự án có thể hiểu đây là hoạt động định kỳ theo kế hoạch nhằm phân tích và thực hiện lồng ghép những vân sđề của dựa án để đánh giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn thực hiện đối với dự án từ đó có thể phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.

Theo đó có thể thực hiện khiến nghị biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư để có những giải pháp giải quyết những vấn đề của dự án còn vướng mắc một cách tốt nhất.

2. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

Căn cứ theo khoản 11 điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư Nghị định Số: 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư quy định cụ thể:

” 11. Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:

a] Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:

– Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;

– Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

– Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

b] Cơ quan đăng ký đầu tư: Gi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.

c] Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước: Gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hàng năm trước ngày 01 tháng 3 năm sau.

d] Thời hạn báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;

– Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi báo cáo hng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.

d] Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm trước ngày 31 tháng 3 năm sau” 

Như vậy có thể thấy pháp luật quy định thời hạn thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo như trên chúng ta thấy đối với 04 cơ quan được nêu như trên thì thời hạn thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư sẽ khác nhau. Căn cứ để quyết định thời hạn đó là dự án mà những cơ quan này thực hiện sẽ quy định về thời hạn.

Bên cạnh đó thông qua quy định này chúng ta thấy rằng, thông qua quá trình tổng hợp tình hình và kết quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể đề ra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để có thể xem xét, chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định. Ngoài ra còn có thể cập nhật đầy đủ, chính xác các báo cáo, số liệu trên hệ thống thông tin. Đối với các đơn vị còn nợ đọng xây dựng cơ bản hoặc có bố trí vốn trả nợ đọng xây dựng cơ bản trong kỳ rà soát, làm rõ số nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị mình có đúng với quy định hay không.

Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về  nội dung ” Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo Luật đầu tư” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề