Hướng dẫn các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Trò chơi dân gian giúp trẻ em luyện phát âm đặc biệt tốt. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn một số trò chơi siêu quen thuộc, siêu dễ để các gia đình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ siêu tốt nhé!

Tại sao trẻ chậm nói? Đọc bài viết >> Trẻ chậm nói để tìm hiểu nhé!

Không đợi lâu nữa chúng ta bắt đầu ngay nào!

1. Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ siêu nhanh

Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa đứt cươngBa vương ngũ đếCấp kế đi tìm ù à – ù ập!

Mục đích của trò chơi:

– Tạo sự hứng thú cho trẻ.– Kích thích trẻ đọc thông qua cách gieo vần điệu của lời thơ.– Luyện phát âm bằng các từ ngữ được lập đi lập lại [chi chi, chành chành, ù à, ù ập…]– Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nên kích thích trẻ chơi, đặc biệt khi chính trẻ phát âm.

Bạn đang xem: 10 trò chơi phát triển ngôn ngữ cực hay cho trẻ mầm non

Cách tiến hành trò chơi:Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, tay trái của cô xoè ra, ngón trỏ phải cô và cháu chấm vào lòng bàn tay trái của cô theo nhịp đọc khi đọc đến câu cuối cô đọc chậm rồi nắm tay trái lại ngón trỏ nhấc lên thật nhanh [khi thì nắm chắc được ngón trỏ, khi thì không nắm được tạo cho trẻ sự thích thú].

Video hướng dẫn

2. Dung dăng dung dẻ

Mục đích của trò chơi:

– Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói.

– Trẻ biết chơi cùng bạn – Phát triển vận động ở trẻ.

Cách tiến hành trò chơi:

Cô giáo và 5 – 7 trẻ dắt tay nhau đi quanh phòng vừa đi vừa đọc.

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Xì xà xì xụp

Đến câu cuối “xì xà xì xụp” cô và trẻ cùng ngồi xuống. Sau đó trò chơi lại được lặp lại.

Video hướng dẫn

3. Nu na nu nống

Mục đích của trò chơi:– Luyện tập phản ứng nhanh khi thay đổi tư thế vận động.– Luyện tập cho trẻ nói nhanh lưu loát.

Cách tiến hành trò chơi:Cô cho 6 – 8 trẻ ngồi thành hình vòng cung hai chân dưới thẳng. Cô ngồi đối diện với trẻ, vừa đọc thơ vừa lần lượt dùng tay chạm hết chân trẻ này đến chân trẻ khác. Khi đọc đến từ “Chạy” tất cả trẻ chạy trốn mưa. Nhưng lần đầu cô đứng lên chạy và khuyến khích trẻ chạy theo.

Nu na nu nốngThấy động mưa ràoRủ nhau chạy vàoChạy ! Chạy ! Chạy!Chạy

Cô nói “tạnh mưa rồi” trẻ chạy lại chỗ chơi như trước

Video hướng dẫn

4. Kéo cưa lừa xẻ

Mục đích của trò chơi:– Trẻ tập phối hợp với nhịp điệu.– Luyện phát âm cho trẻ.

Cách tiến hành trò chơi:Cô cho trẻ ngồi đối diện nhau từng đội một trẻ cầm tay nhau từ từ kéo về một phía rồi lại đẩy ra theo nhịp đọc:

Kéo cưa lừa xẻÔng thợ nào khoẻVề ăn cơm vưaÔng thợ nào thuaVề bú tí mẹ.

Video hướng dẫn

5. Lộn cầu vồng

Mục đích của trò chơi:– Kích thích hứng thú ở trẻ khi trẻ chơi– Luyện khả năng phát âm, khả năng đọc lưu loát ở trẻ. Trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn.

Cách tiến hành trò chơi:Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau đu đưa sang hai bên theo nhịp đọc.Lộn cầu vồngNước trong nước chảyCó cô mười bảyCó chị mười baHai chị em taRa lộn cầu vồng.

Đến câu cuối “Ra lộn cầu vồng” trẻ buông tay nhau ra quay 1 vòng rồi cầm tay nhau chơi lại từ đầu.

Video hướng dẫn

Khi các bậc làm cha mẹ đang lo ngại trước sự hấp dẫn của trò chơi điện tử, đồ chơi bạo lực… thì việc tìm cách để trẻ em quay về với các trò chơi truyền thống là điều nên làm. Nếu sinh ra ở một vùng quê, chắc hẳn ai cũng đã từng chơi trò chơi rồng rắn lên mây, ô ăn quan, kéo co, bịt mắt bắt dê, nu na nu nống, chọi trâu lá đa…

Nhưng giờ đây, tên của những trò chơi dân gian dường như xa lạ đối với trẻ. Không chỉ ở thành phố mà tại nhiều vùng quê, trẻ con dường như đang lãng quên dần những trò chơi dân gian thú vị đó.

Vì vậy rất mong các bậc phụ huynh dành thêm thời gian để hướng dẫn cách chơi những trò chơi dân gian cho trẻ, góp phần giúp con em mình phát triển một cách toàn diện hơn. Bởi đây không chỉ là phương thức giải trí lành mạnh cho trẻ mà còn là một phần của bản sắc văn hóa dân tộc.

Đối với những trẻ đặc biệt chúng ta phải xác định trẻ ở giai đoạn nào để đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng trò chơi: Trẻ chú ý, trẻ chơi, trẻ nói…

Những hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt ngôn từ và trao dồi thêm kiến thức về môi trường xung quanh. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú trọng vào việc phát triển ngôn ngữ cho con càng sớm càng tốt. Vậy có những hoạt động nào giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, mời quý phụ huynh hãy xem ngay bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP].

Đặt lịch tham quan Trường Mầm Non Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] để trải nghiệm các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại trường

>> Xem thêm: 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non

Lợi ích của các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

  • Giúp trẻ mầm non có thêm kiến thức xã hội: Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ trau dồi thêm nhiều kiến thức về xã hội, con người và sự vật xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ sẽ phát triển khả năng quan sát nhạy và biết cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống. 
  • Giúp trẻ mầm non phát triển về mặt tình cảm: Các hoạt động này còn được xem là cầu nối giúp gắn kết cảm xúc của trẻ với thế giới xung quanh. Thông qua các bài hát hoặc trò chơi phát triển ngôn ngữ vui nhộn trẻ sẽ có những cảm xúc tốt và tích cực hơn. Quan trọng hơn hết, khi giao tiếp với trẻ, ba mẹ có thể uốn nắn, điều chỉnh các hành vi của trẻ bằng cách nở nụ cười khi trẻ làm tốt và làm vẻ mặt nghiêm túc và chỉ dẫn cho trẻ những điểm cần cải thiện khi trẻ làm chưa tốt. Qua đó, trẻ sẽ học được thêm cách cư xử phù hợp. 
  • Giúp trẻ mầm non phát triển nhận thức về thế giới xung quanh: Các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non còn giúp trẻ hiểu rõ các sự vật xung quanh mà bé từng tiếp xúc. Qua các hoạt động và trò chơi phát triển ngôn ngữ, từ những lời giải thích của người lớn, trẻ dần dần hiểu được bản chất của những vấn đề cụ thể. Qua đó góc nhìn của trẻ với thế giới xung quanh mới dần rộng mở và trí tuệ cũng ngày càng phát triển hơn.

>> Xem thêm: Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ

TOP 6 hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Trò chơi nói chuyện qua điện thoại

Trò chơi nói chuyện qua điện thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ vui nhộn có thể giúp cải thiện rõ rệt kỹ năng giao tiếp của trẻ. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc chuẩn bị một cặp điện thoại đồ chơi với nhiều màu sắc bắt mắt khiến trẻ thích thú. Lúc này, cha mẹ hành động như thể đang gọi điện thoại cho trẻ, khuyến khích trẻ nhấc máy và trả lời. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách nói chuyện và trả lời điện thoại. Hoạt động này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ giúp trẻ học được cách gọi điện, trả lời điện thoại và cải thiện kỹ năng nói chuyện của bản thân.

Trò chơi nói chuyện qua điện thoại

>> Xem thêm: Phát triển giác quan cho trẻ

Trò chơi nối câu hoàn chỉnh

Đầu tiên, cha mẹ nên nói hoặc hỏi những câu đơn giản và khuyến khích trẻ điền từ vào chỗ trống hoặc trả lời thành những câu hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp cho trẻ tự lên ý tưởng về cách xây dựng câu chữ chặt chẽ, mạch lạc. Cha mẹ có thể hỏi trẻ những câu hỏi giản đơn như “Con muốn chơi trò chơi cùng mẹ không?” và khuyến khích trẻ tự trả lời hoặc chỉ vào quả cam và nói “Quả cam có màu… “ và để trẻ trả lời từ còn thiếu. Cha mẹ cũng có thể lồng ghép trò chơi vào những cuộc nói chuyện hằng ngày để giúp bé ghi nhớ hơn về từ ngữ hoặc là ghi nhớ về những cách cư xử chuẩn mực. Việc thực hành này sẽ giúp trẻ học được cách xâu chuỗi các từ lại với nhau để tạo nên một cuộc trò chuyện mạch lạc, tạo nền tảng ngôn ngữ vững chắc cho trẻ trong tương lai.

Hát cùng trẻ

Hát cùng trẻ các bài hát thiếu nhi là một hoạt động thú vị giúp cải thiện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nhanh chóng khi vui chơi. Thông qua các bài hát, cha mẹ cũng có thể giúp trẻ học thêm các từ mới và nhiều động từ và danh từ phổ biến thường gặp.

Hát cùng trẻ

Dạy trẻ về sự vật xung quanh

Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, cha mẹ có thể dạy trẻ về sự vật xung quanh ngay khi trẻ đang chập chững tập đi. Vì ở giai đoạn này, trẻ sẽ tiếp nhận thông tin hiệu quả bằng nhiều giác quan khác nhau như thính giác, xúc giác và thị giác. Vì vậy, trong quá trình khám phá sự vật, thế giới xung quanh trẻ sẽ phát triển được kỹ năng tư duy và trau dồi vốn từ vựng của bản thân. 

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến nhiều nơi khác nhau như công viên, sở thú, bảo tàng, triển lãm, bờ biển… và dạy trẻ về những sự vật xung quanh giúp trẻ học thêm kiến thức mới. Hãy để trẻ tự khám phá môi trường xung quanh và cha mẹ chỉ nên đóng vai trò như người bạn đồng hành và chỉ dạy, trò chuyện cùng trẻ để nâng cao vốn từ vựng của bé.

Dạy trẻ về sự vật xung quanh

Đọc sách cùng trẻ

Đọc những mẩu chuyện phù hợp với lứa tuổi là cách tuyệt vời để dạy trẻ những từ vựng khác nhau. Cha mẹ có thể cùng trẻ đọc những cuốn sách có từ vựng đơn giản với nhiều hình ảnh phù hợp với lứa tuổi của trẻ và hỏi trẻ những câu hỏi liên quan đến câu chuyện. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chỉ vào hình ảnh trong sách và yêu cầu bé xác định đó là màu sắc hoặc con vật gì. Điều này sẽ giúp trẻ nhớ được các từ vựng tốt hơn và biết cách trả lời chính xác cho mỗi câu hỏi.

Đọc sách cùng trẻ

Cho trẻ vẽ tranh

Vẽ tranh cũng là một cách tuyệt vời để dạy trẻ mầm non học về màu sắc. Cha mẹ có thể cho trẻ vẽ tranh theo nhiều hình thức khác nhau như vẽ tranh theo mẫu có sẵn, tô màu cho tranh hoặc để trẻ tự vẽ một bức tranh theo trí tưởng tượng của mình… Sau đó, cha mẹ có thể dạy trẻ nhiều từ vựng khác nhau về màu sắc như quả chuối có màu vàng, cỏ có màu xanh lá cây, mây có màu trắng… Đây còn là một hoạt động bổ ích giúp trẻ thể hiện cảm xúc của bản thân qua các bức tranh. Ngoài ra, cha mẹ có thể giao tiếp với bé về bé đang vẽ gì, hình này là gì, hỏi bé những câu hỏi liên quan đến bức tranh bé đang vẽ. Thông qua đó, có thể giúp bé gợi nhớ về những từ đã được học cũng như kích thích bé giao tiếp và trao đổi thông tin.

Cho trẻ vẽ tranh

Trường Mầm Non Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP]

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] là trường quốc tế dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ISSP là trường mầm non và tiểu học duy nhất tại TP.HCM được công nhận toàn diện bởi hai tổ chức kiểm định uy tín thế giới là CIS [Council of International School] và NEASC [New England Association of Schools and Colleges]. Hiện, trường cũng đang đang là trường ứng cử viên dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế cho Bậc tiểu học [IB PYP] được công nhận toàn cầu.

Trường Mầm Non và Mẫu Giáo Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP]

Trường ISSP dạy trẻ mầm non theo phương pháp giáo dục Reggio Emilia. Phương pháp này lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế phong phú, quý giá trong môi trường học tập mở. Giáo viên khuyến khích tạo điều kiện để trẻ khám phá và tự tìm hiểu thế giới xung quanh theo cách riêng của mình. Từ đó giúp trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. 

Quý phụ huynh hãy đến tham quan trường để có thể hiểu rõ hơn về chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên… Phụ huynh có thể liên lạc với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP để đặt lịch tham quan trường qua 2 cách sau:

  • Số điện thoại: +84 [028] 2222 7788
  • Email: 

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin về các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích thật nhiều cho quý phụ huynh trong việc rèn luyện cho con những kiến thức và kỹ năng về ngôn ngữ cần thiết trong những năm tháng đầu đời.

Chủ Đề