Hướng dẫn cách trượt patin cho trẻ em

Hướng dẫn trượt patin cho trẻ em chi tiết được trình bày trong bài viết sau đây. Từ đó, giúp cho phụ huynh dễ dàng dạy trẻ từng bước tập môn thể thao tuyệt vời này trong thời gian sớm nhất.

Rất nhiều trẻ em yêu thích cảm giác đi như bay, làn gió thổi quanh tai và mái tóc tung bay. Sự xuất hiện của giày patin có thể nói đã thỏa mãn ước mơ của mọi người ở một mức độ nhất định. Thế nhưng, trượt patin không phải là bộ môn dễ dàng để luyện tập nếu bạn không biết cách. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hướng dẫn trẻ các kỹ thuật trượt patin đơn giản và cơ bản nhất.

Trẻ em trượt patin mang tới nhiều lợi ích

1. Hướng dẫn trượt patin cho trẻ em chuẩn nhất

1.1. Hướng dẫn trẻ đứng lên - ngồi xốm với giày trượt

Thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống đều có được nhờ sự rèn luyện. Trượt patin là một trò chơi yêu cầu một số bộ kỹ năng. Đầu tiên, hãy cho trẻ làm quen với đôi giày trượt, mũ bảo hiểm,... các dụng cụ khác. Hãy để trẻ sử dụng và làm quen với những thứ này trước khi trẻ thực sự bắt đầu tập trượt patin. Khi con bạn đã cảm thấy thoải mái khi đứng trên giày trượt patin, hãy huấn luyện chúng cách đi trên những đôi giày này.

  • Bước 1: Từ tư thế quỳ trên 2 đầu gối, trẻ đặt 2 tay xuống đất để 2 bàn tay ở giữa 2 đầu gối. 2 Đầu gối mở rộng hơn khoảng cách của vai.
  • Bước 2: Nâng đầu gối chân phải lên khỏi sàn nhà để 4 bánh của giày trượt chân phải đều chạm đất, mũi giày hướng ra ngoài, gót giày hướng vào trong.
  • Bước 3: Tương tự như bước 2, bạn nâng đầu gối chân trái lên khỏi sàn nhà để tạo thành hình chữ V với giày trượt chân phải. Lúc này, trẻ đang ở tư thế ngồi xổm với hai bàn chân mở rộng hình chữ V.
  • Bước 4: Cho trẻ đặt 2 bàn tay lên 2 đầu gối và từ từ đứng dậy. Trong suốt động tác đứng lên ngồi xống thìi lưng hơi hướng về phía mặt đất, người nghiêng về phía trước.
  • Để thực hiện tư thế ngồi xuống, hướng dẫn trẻ chuyển động ngược lại để về tư thế quỳ.
  • Trong thời gian hướng dẫn trượt patin cho trẻ em, khi trẻ bị ngã, hãy nhắc trẻ tiếp tục giữ nguyên tư thế ngồi xổm, gót chân giữ vững.

1.2. Hướng dẫn trẻ cách bước đi trên giày patin

  • Hai gót chân gần sát nhau, các ngón chân hướng ra ngoài để bàn chân tạo thành hình chữ V. Đầu gối gập khoảng 30 độ. Bàn tay đặt trên đầu gối. Hơi ngả người về trước để giữ thăng bằng.
  • Từ từ cố gắng bước về bên phải, tiếp đến về bên trái, tiếp tục lặp lại chu trình.

1.3. Hướng dẫn trẻ cách trượt trên giày patin

  • Trẻ vẫn đặt 2 chân hình chữ V như cách bước đi ở mục 1.2. bên trên.
  • Trẻ cần đẩy 2 chân về trước bằng cạnh ngoài của bánh xe giày trượt patin, mũi chân vẫn hướng ra ngoài.
  • Trẻ kéo 2 chân vào trong bằng cạnh trong [lúc này 2 đầu kéo gối sát vào nhau và hai chiếc giày tạo thành hình chữ V ngược].
  • Hướng dẫn trượt patin cho trẻ em để trẻ lặp lại bước 2 và bước 3 để tiếp tục trượt trên giày.

Cả gia đình trượt patin để trẻ nhanh thành thạo

1.3. Huấn luyện trẻ cách ngã để tránh bị thương

Huấn luyện trẻ cách ngã để tránh bị thương là điều cần thiết. Bắt tay vào tập luyện trượt patin thường xuyên và họ sẽ tiếp tục cải thiện, xây dựng lòng can đảm và kỹ năng tốt hơn. Thêm vào đó, bạn có thể cân nhắc tổ chức các buổi luyện tập trượt patin mang quy mô cả gia đình. Điều này sẽ giúp trẻ học nhanh hơn. Khi trẻ chơi patin, hãy hướng dẫn cho trẻ cách đối mặt với những thất vọng. Hãy cho họ biết rằng cần có thời gian để đạt đến sự hoàn hảo. Chứ không thể tập trượt patin nhuần nhuyễn chỉ trong ngày một ngày hai được.

  • Cách té ngã an toàncó thể đạt được nếu trẻ khuỵu 2 đầu gối xuống và sang hai bên trước khi ngã.
  • 2 tay của trẻ để phía trước đầu gối với khoảng cách rộng hơn vai.
  • Hướng dẫn trẻ nghiêng người về phía trước để người càng gần mặt đất càng tốt.
  • Để trẻ đổ người nhẹ nhàng, chống đầu gối, đầu gối và tay là những điểm tựa tiếp đất.
  • Trượt tay về phía trước mà không duỗi thẳng tay để giữ người ổn định trên mặt đất.

2. Một số lưu ý khi dạy trượt patin cho trẻ em

2.1. Chuẩn bị trang phục phù hợp cho trẻ khi trượt patin

Để phòng tránh nguy cơ chấn thương do ngã khi trượt băng khi làm cha mẹ, bạn nên đảm bảo con bạn mặc trang phục phù hợp với môn thể thao này. Nếu bạn không biết về trang bị phù hợp cho môn thể thao này, hãy tham khảo ý kiến ​​của huấn luyện viên có kinh nghiệm. Họ sẽ cần mũ bảo hiểm, ván trượt hoặc ủng, mũ và áo khoác để giữ ấm. Miếng đệm đầu gối, găng tay, miếng bảo vệ cổ tay, quần có đệm và miếng đệm khuỷu tay là những dụng cụ trượt băng khác mà cha mẹ có thể cân nhắc cho con mình. Mặc dù chúng là tùy chọn, nhưng chúng sẽ tăng độ an toàn cho con bạn trên giày trượt.

Chuẩn bị trang phục phù hợp cho trẻ

2.2. Đảm bảo trẻ đủ tuổi để học trượt patin

Trẻ bao nhiêu tuổi là phù hợp để phụ huynh bắt đầu hướng dẫn trượt patin cho trẻ em? Đây là một câu hỏi quan trọng mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng cần trả lời trước khi họ cân nhắc việc huấn luyện con mình cách trượt patin. Mặc dù đây có thể là một môn thể thao thú vị mà một gia đình có thể tham gia, nhưng mọi người nên nhận ra rằng nó đòi hỏi sự phối hợp chính xác và cân bằng. Đây là những thuộc tính cơ bản mà trẻ em chỉ có được khi đã lớn ở một độ tuổi nhất định.

Cụ thể, dựa trên hướng dẫn của AAP, trẻ em dưới 5 tuổi không được phép trượt patin. Những người từ 6 đến 10 tuổi có thể bắt đầu học trượt patin. Nhưng chúng phải được giám sát bởi người lớn, và nếu không thể, chúng cần được hướng dẫn bởi một thiếu niên có trách nhiệm mọi lúc.

Những chấn thương nặng có thể xảy ra nếu trẻ đi giày trượt ở độ tuổi này vì lúc này chúng có khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cơ thể kém. Kỹ năng và khả năng quyết định khi nào cần phanh, khi nào tăng tốc,... của họ còn chưa thực sự phát triển.

Đảm bảo trẻ đủ tuổi

2.3. Cho trẻ quan sát người khác trượt patin

Trước khi cho trẻ tham gia trò chơi patin này, trước tiên hãy cho trẻ quan sát. Điều này có nghĩa là bạn cho trẻ quan sát những bạn khác trượt patin thực tế hoặc qua các video trên youtube, facebook,... Điều này sẽ khuyến khích trẻ bước đầu cảm thấy hứng thú với bộ môn này.

Anh chị em cùng tuổi của trẻ có thể đi cùng chúng vài ngày để trượt patin cho trẻ chơi trước khi được giới thiệu về trò chơi. Nhưng với tư cách là cha mẹ, bạn là người tốt nhất để trẻ tiếp xúc cùng với bộ môn patin này và là người hướng dẫn trượt patin cho trẻ em.

Cho trẻ quan sát những bạn khác trượt patin

2.4. Luôn đảm bảo an toàn cho trẻ

Trượt patin có thể là một trò chơi mạo hiểm nhưng vẫn là một trò chơi thú vị. Không ai an toàn trên những chiếc giày trượt patin, một lý do tại sao chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm túc khi bạn hướng dẫn cách trượt patin cho trẻ em. Trẻ em phải đáp ứng độ tuổi yêu cầu tối thiểu bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn để hạn chế rủi ro liên quan đến trò chơi.

Luôn cần quan sát khi trẻ trượt patin

3. Những địa điểm trượt patin cho trẻ tại TPHCM, Hà Nội

Sau khi hướng dẫn trượt patin cho trẻ em xong, đã tới lúc bạn cho trẻ ra ngoài và thực hành trượt patin. Đầu tiên, bạn nên tìm kiếm những địa điểm trượt patin vắng người qua lại để trẻ luyện tập dễ dàng hơn. Thêm vào đó, cũng nên tìm môi trường có nhiều trẻ ngang lứa tuổi với trẻ để trẻ có thể học hỏi, giao lưu, kết bạn mới.

3.1. Nơi trượt patin thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa điểm trượt patin quận 7: Sân trước chung cư Florita, đường D1, P. Tân Hưng, Quận 7: Khi đi ngang mặt tiền đường D1 vào tầm từ 6g tối, phụ huynh sẽ thấy khá nhiều xe máy đặt trên vỉa hè. Đây là các phụ huynh đưa con em tới chơi trượt patin tại sân trước chung cư Florita. Tại đây, hằng ngày sẽ có người sắp xếp sẵn những chướng ngại vật hình nón trên sân. Trẻ có thể sử dụng chúng để luyện tập trượt patin điêu luyện hơn theo đường zic zắc. Bạn có thể liệu hệ thầy Khoa qua SĐT 0349.720.963 để được hướng dẫn trượt patin cho trẻ em.
  • Địa điểm trượt patin quận 9: Biệt thự Lucasta Khang Điền, đường Liên Phường, Phú Hữu. Liên hệ thầy Hoàng Huy Hiếu qua số điện thoại 090 131 5868 để được hỗ trợ.
  • Địa điểm trượt patin quận 5: Công viên Văn Lang, đường Hùng Vương quận 5.
  • Địa điểm trượt patin quận 1: Công viên Lê Thị Riêng, đường Cách Mạng Tháng 8.
  • Địa điểm trượt patin tại Tân Phú, Tân Bình: Các bé có thể tới Aeonmall Tân Phú, 36 đường Bờ Bao Tân Thắng, khu Ruby Celadon city. Liên hệ thầy Hoàng Huy Hiếu qua số điện thoại 090 131 5868 để được hỗ trợ.
  • Địa điểm trượt patin Thủ Đức: Chung cư 4S, P. Linh Đông. Phụ huynh có thể liên hệ thầy Thịnh qua điện thoại 093.271.5992 để đăng ký học patin cho bé.

3.2. Nơi trượt patin tại Hà Nội

  • Công viên Hòa Bình nằm trên trục đường Phạm Văn Đồng  P. Xuân Đỉnh  Q. Bắc Từ Liêm hoạt động từ 17 g cho tới 21h30 tất cả các ngày trong tuần. Các bé có thể thoải mái tới đây và trượt patin cũng như học hỏi từ rất nhiều bạn học, anh chị giàu kinh nghiệm.
  • Công viên Thống Nhất ở địa chỉ 54A Đường Lê Duẩn, Phương Liên, Quận Đống Đa. Địa điểm cho bé được hướng dẫn trượt patin cho trẻ em này nằm trên 4 mặt tiền đường nên phụ huynh rất dễ tìm kiếm. Thời gian hoạt động của nhóm patin tự do từ 18h-20h30 các ngày trong tuần.
  • Công viên Cầu Giấy [công viên Yên Hòa] nằm trên mặt phố Thành Thái, KĐT Dịch Vọng, Cầu Giấy.
  • Tượng đài Lê Nin nằm ở địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, Điện Bàn, Ba Đình thường có rất đông bạn trẻ tập trượt patin từ 5 giờ chiều mỗi ngày.
  • Tượng đài Lý Thái Tổ nằm ở Hồ Hoàn Kiếm có 1 nhóm trượt patin HFSK [ĐT: 0328 876 940] hoặc nhóm HERO SKATE [ĐT: 0342 359 333] và nhóm X-MC CLUB [ĐT: 0969 836 392] mà bạn có thể cho trẻ tham gia và học hỏi những người khác.

Trên đây là hướng dẫn trượt patin cho trẻ em đơn giản và cơ bản nhất mà phụ huynh có thể áp dụng. Điều quan trọng là luôn để trẻ bắt đầu từ từ từng bước một. Nếu nhận thấy trẻ chưa sẵn sàng, hãy để trẻ ngừng việc học trượt patin và đợi cho trẻ lớn hơn. Hy vọng bài viết hướng dẫn trượt patin này đã hữu ích đối với bạn.

Chủ Đề