Hướng dẫn dùng output control trong PHP

Trong bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu về cách thiết lập flow hoạt động của một trương trình PHP nhé.

Expressions

Ta hãy bắt đầu với phần cơ bản nhất của mọi ngôn ngữ lập trình nào, đó là: expressions.
Một expression [biểu thức] là sự kết hợp của các values, variables, operators, và functions để hiển thị ra được một kết quả. Trong đại số toán học thì ta thường viết biểu thức như sau:
y = 3 [|2x| + 4]
Còn trong PHP ta sẽ viết như sau:
$y = 3 * [abs[2 * $x] + 4];
Giá trị được trả về của y ở trên, có thể là một số, một chuỗi, hoặc một giá trị boolean. Có thể bạn đã biết về 2 giá trị đầu, do đó tôi sẽ giải thích về giá trị thứ 3.

TRUE or FALSE?

Một giá trị boolean cơ bản thì có giá trị là True hoặc False. Ví dụ, biểu thức 20 > 9 thì trả về True, và biểu thức 5 == 6 thì trả về False. Ngoài ra bạn có thể kết hợp nhiều toán tử boolean cổ điển khác như là AND, OR, hay XOR.
Chú ý rằng, PHP sẽ tự động gán giá trị 1 cho hằng số TRUE, và không hiển thị giá trị nào cho FALSE, vì trong PHP hằng số FALSE được định nghĩa là NULL.


Thẻ
dùng để ngắt dòng trong HTML, và đây là output:

a: [1]
b: []

Ta xem thêm một ví dụ khác về biểu thức Boolean, dưới đây:


Ta thu được output như sau:

a: [1]
b: []
c: []
d: [1]

Chú ý rằng, trong một số ngôn ngữ khác, FALSE có thể được định nghĩa là 0 hoặc thậm chí là -1, do đó bạn nên kiểm tra lại document xem ngôn ngữ đó đang định nghĩa như thế nào nhé. Thông thường đối với biểu thức Boolean, ta chỉ quan tâm tới nó là true hoặc false, chứ cũng hiếm khi quan tâm giá trị bên trong của nó là gì.

Literals and Variables

Literal có nghĩa đơn giản đó là một giá trị nào nào đó, ví dụ như số 73, hay string "Hello". Còn variable thì có ký tự đô la phía trước, chứa một giá trị nào đó. Biểu thức đơn giản nhất là biểu thức chỉ bao gồm một Literal hay một Variable. Dưới đây là ví dụ về 3 literal và 2 variable:


Do FALSE không trả về giá trị nên ta thu được kết quả như sau:

a: 73
b: Hello
c:
d: Brian
e: 37

Ta có thể kết hợp với các toán tử khác để tạo thành các statements [câu lệnh] khác phức tạp hơn. Dưới đây, ta sẽ tạo ra 2 statement. Đầu tiên, ta gán kết quả của biểu thức 366 - $day_number cho biến$days_to_new_year, câu lệnh thứ 2 ta sẽ thông báo ra msg nếu biểu thức $days_to_new_year < 30 có giá trị là TRUE.


Việc gán liên tiếp này chỉ có thể được thực hiện nếu phần ngoài cùng bên phải của biểu thức được thực thi trước, sau đó tiếp tục được xử lý từ phải qua trái.

Tips: Nếu bạn là một newbie về PHP, bạn nên tránh những cách xử lý dễ gây nhầm lẫn của toán tử liên kết, bằng cách luôn lồng biểu thực phụ của bạn trong dấu ngoặc đơn để thiết lập rõ ràng về độ ưu tiên. Qua đó, giúp bạn và người maintain code sau này dễ đọc code của bạn hơn.

Relational Operators

Toán tử quan hệ [Relational Operators] sẽ trả lời các câu hỏi như là "Biến này có giá trị bằng 0 không?" và "Biến nào có giá trị lớn hơn?" ... Các toán tử này sẽ kiểm tra 2 toán hạng, và trả về kết quả boolean là TRUE hoặc FALSE. Có 3 loại toán tử quan hệ đó là: equality, comparison, và logical.

Equality

Có thể bạn đã thấy ở các phần trước, toán tử bằng [Equality] có ký hiệu là == [2 dấu bằng]. Và bạn đừng nhầm nó với toán tử gán = [1 dấu bằng] nhé. Trong ví dụ dưới đây, câu lệnh đầu tiên ta sẽ gán 1 giá trị đơn, và câu lệnh thứ 2 sẽ kiểm tra xem 2 giá trị có bằng nhau hay không.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề