Hướng dẫn dùng referenes python

Trong những năm gần đây, Python được nhắc đến như một ngôn ngữ lập trình ưu việt được ưa chuộng top đầu. Với người mới theo học Python, việc chọn cho mình một tài liệu căn bản là điều cần thiết. Tại bài viết này, CodeGymxin được giới thiệu cho bạn trọn bộ giáo trình Python PDF. Cùng khám phá ngay thôi nào!

Nội dung chính

  • Ngôn ngữ Python là gì?
  • Tài liệu, giáo trình Python PDF căn bản cho người mới học
  • Tổng kết
  • Sơ lược về Python
  • Giới thiệu về ngôn ngữ
  • Basic stuffs
  • Biến [variable]
  • Vòng lặp
  • Đối tượng
  • Now let's get dirty
  • Bài tập 1: cat
  • Bài tập 2: echo
  • Bài tập 3: more

Nội dung chính

  • Ngôn ngữ Python là gì?
  • Tài liệu, giáo trình Python PDF căn bản cho người mới học
  • Tổng kết
  • Sơ lược về Python
  • Giới thiệu về ngôn ngữ
  • Basic stuffs
  • Biến [variable]
  • Vòng lặp
  • Đối tượng
  • Now let's get dirty
  • Bài tập 1: cat
  • Bài tập 2: echo
  • Bài tập 3: more

>> Xem ngay: Devworld – Cẩm nang giúp lập trình viên phát triển bền vững với nghề lập trình 

Ngôn ngữ Python là gì?

Sử dụng Python như một phương pháp tối ưu các ngôn ngữ cũ. Có những điểm khác biệt ở ngôn ngữ lập trình này như sự đơn giản trong lối code. Sự đa di năng thể hiện ở việc Python có thể sử dụng linh hoạt ở đa nền tảng. Đánh giá từ các chuyên gia trong giới lập trình “không một ngôn ngữ nào có thể toàn năng và đầy đủ như Python”. Vậy Python là gì?

Pythonlà một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, cấp cao và vô cùng mạnh mẽ. Điều đặc biệt ở ngôn ngữ này là sự đa năng, đa công dụng. Mang các tính năng ưu việt như tạo kiểu dữ liệu tự động và cơ chế cung cấp bộ nhớ tự động. Ngoài ra, Python còn được coi là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc dữ liệu cao cấp và mạnh mẽ nhất.

Các tính năng chính thể hiện sự ưu việt của Python có thể liệt kê như:

  • Cực kỳ đơn giản và dễ tiếp thu cũng như thực hành: sự đơn giản của ngôn ngữ này thể hiện ở các câu lệnh dễ học, dễ hiểu. Python biến những “cú pháp code khó nhằn” trở nên dễ dàng hơn bằng những giải pháp.
  • Hoàn toàn miễn phí và là mã nguồn mở: nhà lập trình có thể thoải mái di chuyển Python thậm chí sử dụng nó với mục đích thương mại hóa. Với đặc trưng là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi các mã nguồn mở của Python ở bất cứ các ứng dụng phần mềm nào.
  • Là một ngôn ngữ di động: di động có nghĩa là nó rất dễ di chuyển từ nền tảng này sang các nền tảng khác. Đồng thời, bạn có thể chạy chương trình của Python ở mọi nền tảng mà không sợ có bất kỳ những thay đổi nào ảnh hưởng.
  • Python là ngôn ngữ phiên dịch cao cấp: khi chạy chương trình Python trên bất cứ hệ điều hành hay mạng Internet nào. Python có thể hoàn toàn tự động dịch và chạy theo đúng chương trình dữ liệu của máy tính đó.

Tài liệu, giáo trình Python PDF căn bản cho người mới học

Cuốn sách bao gồm tất cả 15 chương. Từng chương sẽ trình bày cụ thể cho bạn 1 khía cạnh con của Python. Những khía cạnh này là những công thức sẽ áp dụng trực tiếp vào công việc của bạn sau này:

  • Hello World
  • Cú pháp
  • Phân chia Module
  • Class
  • Thao tác trên tập tin
  • Xử lý hình ảnh
  • Phân tích file JSON
  • Xử lý file XML
  • Kết nối MySQL
  • Liên kết Redis
  • Kết nối Memcached
  • Kết nối RabbitMQ
  • Restful Client
  • Gởi email với SMTP
  • Socket Programming

Truy cập ngay vào link sau để nhận bộ tài liệu:

TẢI XUỐNG>>>

Những lưu ý cho bạn khi học ngôn ngữ Python

Để có thể thích nghi tốt với ngôn ngữ lập trình này. Chúng tôi khuyên bạn nên làm rõ ngay từ bây giờ 6 vấn đề sau đây:

  • Nên tìm hiểu sự khác nhau giữa front-end và back-end.
  • Phải hiểu được những chức năng và tính ứng dụng thực tiễn cơ bản của ngôn ngữ Python.
  • Cài đặt và test Python trên các nền tảng máy tính của bạn [MAC hoặc PC].
  • Cần làm rõ về Python 2 với Python 3.
  • Tìm hiểu rõ các vị trí công việc làm mà nhà tuyển dụng cần những nhà lập trình Python.
  • Cuối cùng đó là bạn hoàn toàn có thể tự tin trở thành một nhà phát triển ngôn ngữ Python.

Dù sao đi nữa, mỗi bước đi trong nghề lập trình đều sẽ có những thử thách đón đầu. Học Python cũng thế, sự trau dồi và update bản thân liên tục mới thực sự khiến bạn thích nghi tốt với nghề.

>> Đọc thêm bài viết: Tuyển tập tài liệu tự học lập trình python

Tổng kết

Một lần nữa CodeGym xin được nhấn mạnh tầm quan trọng và sự tuyệt vời của ngôn ngữ Python. Python đáng để những lập trình viên dù ở bất cứ cấp độ nào cũng nên tìm hiểu và học ngay. Bộ giáo trình Python PDF chính là giải pháp mà CodeGym muốn gửi gắm đến bạn. Chúc bạn sẽ có những giờ học tập thật hiệu quả với cuốn sách tuyệt vời này!

Copyright 2012, Chin

Nội dung chính

  • Sơ lược về Python
  • Giới thiệu về ngôn ngữ
  • Basic stuffs
  • Biến [variable]
  • Vòng lặp
  • Đối tượng
  • Now let's get dirty
  • Bài tập 1: cat
  • Bài tập 2: echo
  • Bài tập 3: more

Nội dung chính

  • Sơ lược về Python
  • Giới thiệu về ngôn ngữ
  • Basic stuffs
  • Biến [variable]
  • Vòng lặp
  • Đối tượng
  • Now let's get dirty
  • Bài tập 1: cat
  • Bài tập 2: echo
  • Bài tập 3: more

This work is licensed under the Creative Commons Attribution 3.0 Unported License.

Sơ lược về Python

Dưới đây là những kiến thức tóm tắt. Có thể tham khảo các nguồn khác đầy đủ hơn [có lẽ cũng dễ hơn nữa =]]:

  • //code.google.com/edu/languages/google-python-class/
  • //www.openbookproject.net/thinkcs/python/english2e/
  • //www.python.org/doc/

Giới thiệu về ngôn ngữ

  • Python là một ngôn ngữ thông dịch [interpreted], tức là ngôn ngữ không cần phải biên dịch một lần ra file chạy mà đọc code đến đâu chạy đến đấy.

  • Khi chạy lệnh python ta sẽ có một giao diện dòng lệnh giống của Unix, có thể chạy từng dòng code Python ngay trực tiếp tại đây. Ngoài ra còn có ipython là một phiên bản cải tiến hơn của dòng lệnh python có đánh mã màu, tự động điền khi ấn tab [autocomplete] và nhiều tính năng khác khiến việc khám phá ngôn ngữ trở nên dễ dàng hơn.

    NOTE Nên phân biệt 2 khái niệm ở đây là ngôn ngữ Python viết hoa chữ cái đầu bằng text thường và python là dòng lệnh và trình thông dịch của Python.

  • Python có mặt ở mọi nơi và dễ dàng cài đặt. Gần như tất cả các bản phân phối Linux đều cài sẵn Python, Mac OS X từ bản Lion trở đi cũng cài sẵn Python. Trên Windows có thể tải Python từ trang chủ.

  • Python có rất nhiều module đi kèm và vô số module từ các bên thứ ba để tăng thêm tính năng cho ngôn ngữ như truy cập mạng, hệ thống file, mã hóa, giao diện đồ họa, 3D...

  • Python có hệ thống documentation rất độc đáo, đi kèm trong code luôn. VD: vào python\ipython chạy lệnh sau help[''.upper]

Basic stuffs

Biến [variable]

  • Biến trong Python không cần khai báo, dùng đến đâu tạo đến đấy. Thậm chí không cần nói rõ biến là kiểu biến gì, Python sẽ tự suy luận từ giá trị được gán cho biến.

  • Có một số loại biến cơ bản là:

    • int [số nguyên]

      VD: a = 1

    • float [số thập phân]

      VD: a = 1.5

    • string [chuỗi ký tự]

      VD: a = 'abc'

      hoặc `a = "abc"` # tự động escape dấu '
      
      hoặc `a = """abc"""` # escape tất cả mọi thứ
      
    • list [danh sách, truy cập bằng thứ tự, giống array nhưng linh hoạt hơn rất nhiều]

      VD: a = [1, 2, 3] -> a[0] = 1

      `b = ['a', 'b', 'c']` -> `b[1]` = `'b'`
      
      `c = [1, 'b', 3.5]` -> `c[1]` = `3.5`
      
    • dictionary [mapping : tương tự list nhưng truy cập thành phần bằng tên chứ không bằng số thứ tự]

      VD: months = { "Jan" : 1, "Feb" : 2, "Mar" : 3 } -> month["Jan"] = 1

If/else

Chả cần phải giải thích nhiều =]]

if :
    
elif : # else + if = elif
    
elif :
    
else:
    

VD:

if age > 18:
    print['legal']
elif age == 18:
    print['barely legal']
else:
    print['go home, kid']

NOTE Trong Python không dùng begin/end hay {} để đánh dấu code block mà dùng indentation [việc thụt đầu dòng] để đánh dấu. Thường dùng 4 dấu cách hoặc một phím tab để indent. Không cần đóng code block vì chỉ cần khác indent tức là khác level rồi.

VD:

level 1
    level 2
        level 3
        vẫn level 3
    quay lại level 2

Vòng lặp

  • Vòng lặp while:

      while :
          
    

    VD:

      i = 0
      while i < 5:
          print[i]
          i = i + 1
    
  • Vòng lặp for:

      for  in :
          
    

    VD:

      for i in [1, 2, 3, 4]:
          print[i]
    

    NOTE Python có hàm range[] để tạo list tự động rất phù hợp để dùng chung với for.

    VD: range[5] cho kết quả là một list như sau [0, 1, 2, 3, 4]. Chạy help[range] để biết thêm chi tiết.

Đối tượng

Trong Python gần như mọi thứ đều là các đối tượng. Đối tượng là những cục code có chứa các biến và các hàm để thực hiện trên đối tượng đó.

VD: 'abc' là một đối tượng string. Ta có thể gọi hàm 'abc'.upper[] để return 'ABC' hoặc 'ABC'.lower[] để có được 'abc'. Chạy lệnh dir['abc'] để list những tính năng [hàm, biến] mà đối tượng 'abc' sở hữu. Sau đó dùng hàm help[] để biết thêm về những hàm, biến đó. Thử chạy help['abc'.lower] xem :D

Module

Module là các đối tượng được viết sẵn để tạo thêm tính năng cho ngôn ngữ. Khi muốn sử dụng một tính năng thuộc module nào đó thì phải import module đó: import .

VD:

  • Module sys [system] để truy cập các thành phần hệ thống. VD: sys.exit[] để thoát chương trình. sys.version chứa phiên bản Python hiện tại. sys.platform chứa tên hệ điều hành hiện tại. help[sys] hoặc trong ipython, gõ sys. và nhấn TAB để biết thêm chi tiết.

  • Module time có các hàm, biến, hằng để làm việc với thời gian. VD: time.sleep[3] sẽ pause chương trình trong 3 giây.

Now let's get dirty

Dưới đây là một chuỗi bài tập về việc implement lại các lệnh cơ bản của Unix bằng Python.

Bài tập 1: cat

cat là lệnh để đưa input ra output. Chạy cat không có đối số, nó sẽ lặp vô hạn, đợi input từ người dùng và ghi ngược cái input đó ra màn hình.

Thường dùng để:

  • Tạo file mới

      cat > new_file.txt
    

    [khi chạy lệnh, cat sẽ đợi input, gõ văn bản vào và nhấn Control-D để kết thúc]

  • In nội dung file text ra màn hình

      cat text_file.txt
    

Ý tưởng:

  1. Nếu có argument là file thì mở file và in ra màn hình.
  2. Nếu không thì lặp vô hạn việc đọc input và ghi ra output.

NOTE Để làm được bài tập này thì cần biết thêm một số khái niệm sau

  • Module sys dùng để giao tiếp với hệ thống. Nó có một số hàm và biến khá hay ho:

    • sys.exit[] dùng để thoát chương trình khi cần.

    • sys.argv là một list chứa các argument của chương trình. Hãy tưởng tượng chương trình là một hàm, được hệ thống gọi, có đối số, sys.argv cho ta truy cập các đối số đó.

      VD: Nếu chạy lệnh sau trong terminal echo a b c thì sys.argv sẽ chứa giá trị ['echo', 'a', 'b', 'c']

  • Hàm raw_input[] dùng để nhập dữ liệu từ người dùng, luôn return một string. Có thể so sánh với scanf[] của C và readln[] của Pascal.

  • Hàm open[] dùng để mở file. Return một đối tượng file.

Code mẫu:

#-*- utf-8
# Dòng trên để đánh dấu file này là file Unicode.

# Module sys để giao tiếp với hệ thống
import sys

# Hàm len[] để đo độ dài một string hoặc một list
# Nếu list sys.argv có độ dài bằng 1 thì chứng tỏ không có argument nào
# -> lặp vô hạn
if len[sys.argv] == 1:
    while True:
        print[raw_input[]]
else:
    # Nếu không thì sys.argv[1] sẽ chứa path đến file người dùng muốn mở
    path = sys.argv[1]
    # Mở file
    f = open[path]
    # In toàn bộ nội dung ra màn hình
    print[f.read[]]
    # Xong oy thì đóng cái file đấy lại
    f.close[]

Bài tập 2: echo

echo là lệnh để in ra màn hình. Cách dùng:

echo 
VD: `echo em bị điên` sẽ có kết quả là `em bị điên`

Ý tưởng:

  1. Nếu không có argument nào thì thoát
  2. Nếu có thì nối hết lại thành một string và in ra màn hình

NOTE Để làm được bài tập này thì cần biết thêm một số khái niệm sau

  • trong đối tượng string có một hàm là hàm join[] dùng để nối các phần tử của list với nhau sử dụng dấu phân cách chính là đối tượng string đang nhắc tới.

VD: ';'.join[[1, 2]] return kết quả là '1;2'

Code mẫu:

import sys

if len[sys.argv] == 1:
    sys.exit[]
else:
    print[' '.join[sys.argv]]

Bài tập 3: more

more giống như cat nhưng không in hết một đống ra màn hình mà in dần thành từng trang ~24 dòng một. Nhấn phím enter để xuống một dòng, phím cách để xuống một trang.

Cái này coi như là BVN đi =]

Chủ Đề