Hướng dẫn kiểm phiếu bầu cử 2016

Hướng Dẫn Về một số nghiệp vụ về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn huyện Đình Lập [319/HD-UBND ngày 18/5/2016]

- 1 November 2017
Submitted by Ban biên tập Huyện Đình Lập on 1 November 2017

HƯỚNG DẪN

Về một số nghiệp vụ về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV

và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

trên địa bàn huyện Đình Lập

Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 25/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021;

Thực hiện Hướng dẫn số 82/HD-SNV ngày 16/5/2016 của Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn về một số nghiệp vụ về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,

UBND huyện Đình Lập hướng dẫn một số nghiệp vụ về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn huyện như sau:

I. NHIỆM VỤ CỦA TỔ BẦU CỬ TRONG VIỆC KIỂM PHIẾU, LẬP CÁC BIÊN BẢN

1. Đối với việc kiểm đếm số phiếu bầu cho từng người ứng cử:

1.1.Việc kiểm phiếu bầu cho từng người ứng cử chỉ thực hiện đối với những phiếu hợp lệ. Các phiếu bầu hợp lệ phải được xếp thành các loại: phiếu bầu 1 đại biểu; phiếu bầu 2 đại biểu; phiếu bầu 3 đại biểu; phiếu bầu 4 đại biểu; phiếu bầu 5 đại biểu.

- Trước khi tiến hành kiểm phiếu, tiến hành đếm, sắp xếp phiếu bầu theo thành từng xấp [10 phiếu/xấp nhỏ; 100 phiếu/xấp lớn] để dễ kiểm phiếu và tiện tra cứu khi có sai sót trong kiểm phiếu.

- Để việc kiểm phiếu được chính xác, Tổ bầu cử phân công ít nhất 3 người kiểm phiếu, gồm: 1 người đọc, 1 người ghi, 1 người kiểm tra việc đọc và ghi. Cách ghi vào bảng kiểm phiếu bằng các ô vuông có gạch chéo phải ghi đồng dạng theo thứ tự cho từng ứng cử viên ghi trên phiếu bầu, cứ 5 phiếu tạo thành 1 hình.

- Khi kiểm phiếu xong, thì tiến hành thử kết quả theo công thức:

Tổng số phiếu của các ứng cử viên sau khi kiểm phiếu phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng số phiếu mà các ứng cử viên được bầu theo lý thuyết [số phiếu hợp lệ nhân với số đại biểu được bầu] thì kết quả kiểm phiếu đúng.

1.2. Có 2 phương pháp: Kiểm xuôi và kiểm ngược.

a] Kiểm xuôi:Ghi số phiếu được bầu cho từng ứng cử viên [tên ứng cử viên trong phiếu bầu không bị gạch].

Ví dụ: Đơn vị bầu cử số 1 được bầu 3 đại biểu, có 5 người ứng cử. Cử tri trong danh sách 1.200; kết quả kiểm phiếu, số phiếu hợp lệ là 1.150 [đạt tỷ lệ 95,83%].

- Kết quả phân loại phiếu có:

+ Phiếu bầu 1 người có 0 phiếu.

+ Phiếu bầu 2 người có 50 phiếu.

+ Phiếu bầu 3 người có 1.100 phiếu.

- Tổng số phiếu bầu cho các ứng cử viên là:

+ Phiếu bầu 1 người: 0 phiếux 1 = 0

+ Phiếu bầu 2 người: 50 phiếux 2 = 100

+ Phiếu bầu 3 người:1.100 phiếux 3 = 3.300

Tổng cộng = 3.400

- Kết quả kiểm phiếu như sau:

Họ và tên

Số phiếu hợp lệ

Số phiếu bầu cho từng người ứng cử

Tổng số phiếu nếu bầu đủ

Nguyễn Văn A

1.150

850

Trần Văn B

1.150

600

Hoàng Thị C

1.150

400

Lưu Văn D

1.150

900

Lương Thị E

1.150

650

[3.400]

1.150 x 3 = 3.450

So sánh tổng kết quả phân loại phiếu và tổng số phiếu bầu cử từng người ứng cử đều bằng3.400 phiếu bầu và nhỏ hơn tổng số phiếu mà các ứng cử viên được bầu đủ[Tổng số phiếu hợp lệ nhân với số đại biểu được bầu] do có phiếu bầu thiếu đại biểu. Vậy việc kiểm phiếu là chính xác.

Nếu tổng kết quả phân loại phiếu và tổng số phiếu bầu cử từng người ứng cử không bằng nhau thì phải tiến hành kiểm tra lại việc kiểm phiếu.

b] Kiểm ngược:Ghi số phiếu không bầu [tên ứng cử viên trong phiếu bầu bị gạch], sau đó lấy tổng số phiếu hợp lệ trừ đi số phiếu bị gạch để tính số phiếu bầu cho từng ứng cử viên.

Ví dụ: Đơn vị bầu cử số 1 được bầu 3 đại biểu, có 5 người ứng cử. Cử tri trong danh sách 1.200; kết quả kiểm phiếu, số phiếu hợp lệ là 1.150 [đạt tỷ lệ 95,83%].

- Kết quả phân loại phiếu có:

+ Phiếu bầu 1 người có 0 phiếu.

+ Phiếu bầu 2 người có 0 phiếu.

+ Phiếu bầu 3 người có 1.150 phiếu.

- Tổng số phiếu bầu cho các ứng cử viên là:

+ Phiếu bầu 1 người: 0 phiếux 1 = 0

+ Phiếu bầu 2 người: 0 phiếux 2 = 0

+ Phiếu bầu 3 người:1.150 phiếux 3 = 3.450

Tổng cộng:3.450

- Kết quả kiểm phiếu như sau:

Họ và tên

Số phiếu hợp lệ

Số phiếu gạch

Số phiếu được bầu

Tổng số phiếu nếu bầu đủ

Nguyễn Văn A

1.150

300

1.150 - 300 = 850

Trần Văn B

1.150

550

1.150 - 550 = 600

Hoàng Thị C

1.150

700

1.150 - 700 = 450

Lưu Văn D

1.150

250

1.150 - 250 = 900

Lương Thị E

1.150

500

1.150 - 500 = 650

[5.750]

[2.300]

3.450

1.150 x 3 = 3.450

So sánh tổng kết quả phân loại phiếu và tổng số phiếu bầu cử từng người ứng cử đều bằng3.450 phiếu bầu và bằng tổng số phiếu mà các ứng cử viên được bầu đủ[Tổng số phiếu hợp lệ nhân với số đại biểu được bầu]. Vậy việc kiểm phiếu là chính xác;

Nếu tổng kết quả phân loại phiếu và tổng số phiếu bầu cử từng người ứng cử không bằng nhau thì phải tiến hành kiểm tra lại việc kiểm phiếu.

2. Về việc lập Biên bản kết quả kiểm phiếu:

Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập các biên bản kiểm phiếu sau:

2.1. Biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 [mẫu số 31/BCĐBQH&BCĐBHĐND].

2.2. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV [mẫu số 20/BCĐBQH].

2.3. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh [mẫu số 25/BCĐBHĐND].

2.4. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện [mẫu số 25/BCĐBHĐND].

2.5. Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã [mẫu số 25/BCĐBHĐND].

* Lưu ý:

- Ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải thực hiện ngay việc kiểm phiếu, lập các biên bản gửi đến các cơ quan liên quan để tổng hợp kết quả bầu cử theo quy định.

- Trước khi gửi các biên bản trên theo quy định, Tổ bầu cử phải kiểm tra tính chính xác, đầy đủ về nội dung, chữ ký, con dấu [biên bản chính thức nhất thiết không được tẩy xóa].

- Tổ bầu cử có trách nhiệm:

+ Gửi toàn bộ số phiếu không sử dụng và số phiếu cử tri đổi do gạch hỏng đã được niêm phong đến các Ban bầu cử tương ứng.

+ Bàn giao tới UBND cấp xã con dấu, hòm phiếu, toàn bộ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp [gồm số phiếu bầu hợp lệ và số phiếu bầu không hợp lệ đã được niêm phong] để lưu giữ, quản lý theo quy định.

II. NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRONG TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẦU CỬ

1. Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội:

- Ủy ban nhân dân cấp xã: Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội của Tổ bầu cử gửi đến, tiến hành lập Biểu tổng hợp chung kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của xã, phường, thị trấn [mẫu số 01/QUỐC HỘI] gửi đến UBND cấp huyện để tổng hợp chung.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội cả huyện [mẫu số 02/QUỐC HỘI], gửi đến Ban bầu cử ĐBQH để tổng hợp chung.

2. Đối với bầu cử đại biểu HĐND tỉnh:

Ủy ban nhân dân cấp xã: Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND tỉnh của Tổ bầu cử gửi đến, tiến hành lập Biểu tổng hợp chung kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Lạng Sơn [mẫu số 01/HĐND TỈNH] của xã, thị trấn gửi đến Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh để tổng hợp chung.

3. Đối với bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện:

Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND huyện của Tổ bầu cử gửi đến, tiến hành lập Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện [mẫu số 01/HĐND HUYỆN] của xã, thị trấn gửi đến Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện để tổng hợp chung.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BAN BẦU CỬ ĐỐI VỚI BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP

1. Đối với bầu cử ĐB HĐND cấp xã:

Sau khi nhận Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử Đại biểu HĐND cấp xã của Tổ bầu cử, Ban bầu cử ĐB HĐND cấp xã tiến hành ngay việc kiểm tra lại kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, sau đó lập: Biểu tổng hợp chung [mẫu số 01/HĐND XÃ]; Biên bản xác định kết quả bầu cử ĐB HĐND cấp xã tại đơn vị bầu cử của mình [mẫu số 26/BCĐBHĐND].

2. Đối với bầu cử ĐB HĐND cấp huyện:

Sau khi nhận Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử ĐB HĐND cấp huyện của Tổ bầu cử, biểu tổng hợp chung của UBND cấp xã gửi đến [mẫu số 01/HĐND HUYỆN], Ban bầu cử tiến hành ngay việc kiểm tra lại kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, sau đó lập: Biểu tổng hợp chung [mẫu số 02/HĐND HUYỆN]; Biên bản xác định kết quả bầu cử ĐB HĐND cấp huyện tại đơn vị bầu cử của mình [mẫu số 26/BCĐBHĐND].

3. Đối với bầu cử ĐB HĐND cấp tỉnh:

Sau khi nhận Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử ĐB HĐND cấp tỉnh của Tổ bầu cử, biểu tổng hợp chung của UBND cấp xã gửi đến, Ban bầu cử tiến hành ngay việc kiểm tra lại kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử; sau đó: Lập Biểu tổng hợp chung [mẫu số 02/HĐND TỈNH]; Biên bản xác định kết quả bầu cử ĐB HĐND cấp tỉnh tại đơn vị bầu cử của mình [mẫu số 26/BCĐBHĐND].

IV. NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN BẦU CỬ CÁC CẤP ĐỐI VỚI BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP

1. Đối với bầu cử đại biểu HĐND cấp xã:

Sau khi nhận được biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử và Biểu tổng hợp chung của các Ban bầu cử gửi đến [mẫu số 01/HĐND XÃ], Uỷ ban bầu cử tiến hành kiểm tra lại việc xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử; sau đó lập Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp xã [mẫu số 27/BCĐBHĐND]; danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND ở cấp xã [mẫu số 28/BCĐBHĐND]; Biểu thống kê sơ bộ kết quả bầu cử, cơ cấu, thành phần người trúng cử đại biểu HĐND cấp xã [mẫu số 29A/BCĐBQH&ĐBHĐND].

2. Đối với bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện:

Sau khi nhận được biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử và Biểu tổng hợp kết quả chung của các Ban bầu cử gửi đến [mẫu số 02/HĐND HUYỆN], Uỷ ban bầu cử tiến hành kiểm tra lại việc xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử; sau đó lập Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện [mẫu số 27/BCĐBHĐND]; danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND ở cấp huyện [mẫu số 28/BCĐBHĐND]; Biểu thống kê sơ bộ kết quả bầu cử, cơ cấu, thành phần người trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện [mẫu số 29A/BCĐBQH&ĐBHĐND].

3. Đối với bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh:

Sau khi nhận được biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử và Biểu tổng hợp kết quả chung của các Ban bầu cử gửi đến [mẫu số 02/HĐND TỈNH], Uỷ ban bầu cử tiến hành kiểm tra lại việc xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử; sau đó lập Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh [mẫu số 27/BCĐBHĐND]; danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND ở cấp tỉnh [mẫu số 28/BCĐBHĐND]; Biểu thống kê sơ bộ kết quả bầu cử, cơ cấu, thành phần người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh [mẫu số 29A/BCĐBQH&ĐBHĐND].

V. HỒ SƠ TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP GỬI VỀ ỦY BAN BẦU CỬ HUYỆN [QUA PHÒNG NỘI VỤ]

1. Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội:

- Biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Tổ bầu cử [mẫu số 31/BCĐBQH&BCĐBHĐND] kèm theo toàn bộ số phiếu chưa sử dụng và số phiếu cử tri đổi do gạch hỏng đã niêm phong.

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV của Tổ bầu cử [mẫu số 20/BCĐBQH].

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của UBND các xã, thị trấn [mẫu số 01/QUOCHOI]

2. Đối với bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh:

- Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh của Ban bầu cử cấp tỉnh [mẫu số 26/BCĐBHĐND].

- Biểu tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu HĐND tỉnh của Ban bầu cử ĐB HĐND tỉnh [mẫu số 01/HĐND TỈNH].

- Danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh của Ban bầu cử ĐB HĐND tỉnh [mẫu số 28/BCĐBHĐND].

- Biểu thống kê sơ bộ kết quả bầu cử ĐB HĐND tỉnh [mẫu số 01].

- Biểu thống kê sơ bộ cơ cấu người trúng cử ĐB HĐND tỉnh [mẫu số 02].

- Biểu thống kê sơ bộ thành phần người trúng cử ĐB HĐND tỉnh [mẫu số 03].

3. Đối với bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện:

- Biểu thống kê sơ bộ kết quả bầu cử ĐB HĐND cấp huyện [mẫu số 01]

- Biểu thống kê sơ bộ cơ cấu người trúng cử ĐB HĐND cấp huyện [mẫu số 02].

- Biểu thống kê sơ bộ thành phần người trúng cử ĐB HĐND cấp huyện [mẫu số 03].

- Danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện [mẫu số 28/BCĐBHĐND].

4. Đối với bầu cử đại biểu HĐND cấp xã:

- Biểu thống kê sơ bộ kết quả bầu cử ĐB HĐND cấp xã [mẫu số 01].

- Biểu thống kê sơ bộ cơ cấu người trúng cử ĐB HĐND cấp xã [mẫu số 02].

- Biểu thống kê sơ bộ thành phần người trúng cử ĐB HĐND cấp xã [mẫu số 03].

- Danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp xã theo từng đơn vị xã, thị trấn của các huyện, thành phố [mẫu số 28/BCĐBHĐND].

[Có các biểu mẫu tổng hợp đính kèm văn bản này trên Trang thông tin điện tử huyện Đình Lập]

* Lưu ý: Việc tính và ghi tỷ lệ phần trăm trong các biên bản, các mẫu biểu tổng hợp được tính và ghi tỷ lệ phần trăm [%] theo hướng được làm tròn số đến 2 số thập phân sau dấu phẩy và khi cộng lại đảm bảo tổng số các tỷ lệ % của các tiêu chí, thành phần là 100%.

Đề nghị Ủy ban nhân dân, Ủy ban bầu cử các xã, thị trấn hướng dẫn, triển khai thực hiện tới các Ban bầu cử, các Tổ bầu cử xã, thị trấn. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề chưa rõ, đề nghị các xã, thị trấn phản ánh về UBND huyện qua Phòng Nội vụ - cơ quan thường trực công tác bầu cử huyện để thống nhất, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.

THÔNG TIN MỚI NHẤT

  • Thông Báo Nhu cầu hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm học 2015 - 2016 [479/TB-UBND]
  • V/v phối hợp quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác nhựa thông trái phép [801/UBND-VP ngày 18/11/2015]
  • Thông báo Kết quả thu, chi Quỹ giao thông nông thôn năm 2015, thu bổ sung năm 2013, 2014 huyện Đình Lập [540/TB-UBND ngày 02/12/2015]
  • Giấy Mời Hội nghị triển khai kế hoạch và dự toán NSNN năm 2016 [168/GM-UBND ngày 14/12/2015]
  • V/v cho ý kiến đối với Kế hoạch công tác năm 2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đình Lập [878/UBND-VP- ngày 23/12/2015]
  • V/v thực hiện Quy chế làm việc của UBND huyện và chế độ nghỉ phép [897/UBND-NV ngày 30/12/2015]
  • V/v xem xét cộng nối thời gian công tác trong quân đội đối với cán bộ cấp xã [13/UBND-NV ngày 11/01/2016]
  • V/v thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra và Tổ thường trực [27/UBND-VP ngày 15/01/2016]
  • V/v góp ý dự thảo Quyết định ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông đối với lĩnh vực đất đai
  • V/v tổ chức gặp mặt tập trung mừng tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 [68/UBND-VP ngày 29/01/2016]

Video liên quan

Chủ Đề