Hướng dẫn kiểm tra an ninh tàu biển

[ThanhtraVietNam] - Trong những năm qua, hoạt động hàng hải của Việt Nam không ngừng phát triển, tính đến tháng 12/2020, đội tàu biển Việt Nam có 1.576 tàu [trong đó tàu vận tải là 1.049 tàu], với tổng dung tích 6,1 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 9,9 triệu DWT. Nhận thức được tầm quan trọng của đội tàu biển đối với hoạt động thương mại hàng hải, khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm, Cục Hàng hải Việt Nam đều lập kế hoạch, quy trình thanh tra, kiểm tra đối với các công ty vận tải biển, tàu biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hơn 20 Công ước và Nghị định thư của Tổ chức Hàng hải Quốc tế [IMO] và hầu như trong tất cả các Điều ước quốc tế về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do IMO và tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] ban hành đều có các quy định về thanh tra, kiểm tra. Theo đó, Chính phủ của quốc gia có cảng có quyền thanh tra, kiểm tra xem các tàu nước ngoài khi hoạt động tại các cảng, bến xa bờ của mình có chấp hành đầy đủ các Điều ước quốc tế về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà mình là thành viên hay không. Như vậy, trong lĩnh vực an toàn, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu, công tác thanh tra, kiểm tra tàu biển được ví là “lá chắn” hay “barie” cuối cùng với mục đích đảm bảo việc tuân thủ nghiêm hơn, triệt để hơn các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, quy trình thanh tra, kiểm tra đều được quy định rõ ràng, với tàu biển nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và tàu biển hoạt động tuyến quốc tế là khi có những bằng chứng rõ ràng về các lỗi khiếm khuyết thì tàu biển sẽ được kiểm tra khi vào cảng. Trong trường hợp không có bằng chứng rõ ràng thì việc lựa chọn tàu biển để kiểm tra theo khung cửa sổ khoảng thời gian được đánh giá dựa trên mức độ rủi ro của tàu biển do APCIS của Tokyo MOU quy định.

Về kiểm tra ban đầu, trước khi lên tàu biển tiến hành thanh tra, kiểm tra phải được đánh giá tình trạng chung của tàu biển bao gồm: Tình trạng sơn, tình trạng han rỉ hay những hư hỏng không được sửa chữa xung quanh tàu biển. Xác định loại tàu biển, năm đóng, thông số kỹ thuật để áp dụng các quy định của công ước phù hợp; đồng thời, kiểm tra các giấy chứng nhận, tài liệu có liên quan của tàu biển. Nếu các Giấy chứng nhận phù hợp và đánh giá công tác bảo dưỡng của tàu biển được thực hiện theo quy định thì kết thúc việc kiểm tra và lập biên bản kiểm tra tàu biển theo quy định tại Sổ tay hướng dẫn kiểm tra Nhà nước cảng biển.

Về kiểm tra chi tiết, sau khi kiểm tra ban đầu, tiến hành kiểm tra chi tiết tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị, buồng lái, boong, hầm hàng, buồng máy, khu vực đón trả hoa tiêu trên tàu và các quy định cơ bản của tàu biển. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, cán bộ kiểm tra quyết định kiểm tra một phần hoặc tất cả các nội dung nêu trên.

Cùng với đó, thanh tra, kiểm tra tàu biển hoạt động tuyến nội địa là việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và được áp dụng quy trình thanh tra, kiểm tra như tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.

Về thanh tra, kiểm tra đối với phương tiện thủy nội địa mang cấp VR- SB, hiện nay, các quy định cụ thể, chi tiết đối với việc quản lý các phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB khi hoạt động trên biển vẫn còn thiếu nhiều. Nên về cơ bản, việc thanh tra, kiểm tra phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB đang áp dụng các quy trình thanh tra, kiểm tra như đối với với tàu biển chạy tuyến nội địa. Mặc dù hoạt động ven biển nhưng nhiều phương tiện cấp VR-SB có trọng tải không thua kém hơn các tàu biển hoạt động tuyến nội địa và thậm chí lớn hơn một số tàu chạy tuyến quốc tế. Nhiều trường hợp tàu biển hoạt động tuyến nội địa hạ cấp VR-SB nhằm thỏa mãn các quy phạm, quy định của Đăng kiểm cho cấp SB với mục đích giảm bớt chi phí về lắp đặt các trang thiết bị về an toàn hàng hải trên buồng lái, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường như không bắt buộc lắp đặt AIS, hệ thống tự động báo cháy, hệ thống CO2, phao bè cứu sinh, xuồng cấp cứu… Bên cạnh đó, còn có những phương tiện nhỏ như các sà lan chở dầu, nhiên liệu được nâng cấp lên thành VR-SB để có thể hành trình ven biển cách bờ không quá 12 hải lý, phương tiện loại này đến/đi thông thường làm thủ tục một lần và thời gian lưu lại bến cảng rất ngắn nên khó khăn cho việc bố trí thời gian kiểm tra nhằm tránh ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của doanh nghiệp.

Bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của các sỹ quan, thuyền viên làm việc trên các phương tiện VR-SB được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp, nhưng hầu hết sỹ quan thuyền viên không nắm được các quy định về tránh va theo luật hàng hải khi phương tiện tham gia hành trình trong luồng hàng hải, do vậy gây không ít khó khăn cho các thuyền trưởng và hoa tiêu tàu biển khi điều khiển tàu hành trình trên luồng. Đặc biệt, trong thời gian xấu, có mưa nặng hạt tầm nhìn xa hạn chế nên dẫn đến nguy cơ đâm va cao khi hành trình trong luồng hàng hải.

Kế hoạch an ninh tàu biển do ai xây dựng?

Nhân viên An ninh Công ty [CSO] có trách nhiệm đảm bảo Kế hoạch An ninh Tàu [SSP] được xây dựng và đệ trình để phê duyệt. Nội dung mỗi SSP riêng phải thay đổi dựa trên đặc trưng của mỗi tàu mà kế hoạch đề cập.

Cặp tàu là gì?

Cấp tàu cho biết con tàu đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo như chứng chỉ mà cơ quan đăng kiểm đã cấp, đồng nghĩa với việc tàu được đảm bảo độ tin cậy kỹ thuật. Cấp tàu có vai trò quan trọng trong quá trình bảo hiểm và phân loại tàu.

Kiểm tra tàu đang ở đâu?

Bước 1: Truy cập vào trang web //www.marinetraffic.com..

Bước 2: Trên giao diện trang web, tìm mục “Find a Vessel or Port” ở phía trên bên trái..

Bước 3: Nhập tên tàu mà bạn muốn tra cứu vào ô “Search Marinetraffic”..

Chủ Đề