Hướng dẫn nghị định 59 về thiết kế cơ sở

Thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, trừ các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành

* Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng [Bộ phận Một cửa] [địa chỉ: Số 24 Cù Chính Lan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng]

– Bước 2: Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định. Đối với các hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo điều kiện thẩm định theo quy định, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do và từ chối thực hiện thẩm định.

– Bước 3: Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, trong thời gian 05 [năm] ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn và ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra. Thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 15 [mười lăm] ngày đối với dự án nhóm B và 10 [mười] ngày đối với dự án nhóm C. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư để làm cơ sở thẩm định. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.

– Bước 4: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

* Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ:

+ Tờ trình thẩm định thiết kế cơ sở/ thiết kế cơ sở điều chỉnh theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

+ Hồ sơ thiết kế cơ sở/ thiết kế cơ sở điều chỉnh [thuyết minh và bản vẽ].

+ Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

– Số lượng hồ sơ: 01 [bộ].

* Thời hạn giải quyết:

Thời gian thẩm định được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, như sau:

+ Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án nhóm B;

+ Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở/ thiết kế cơ sở điều chỉnh

* Lệ phí:

– Thu theo quy định của Bộ Tài chính.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu Tờ trình Thẩm định thiết kế cơ sở tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không quy định .

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

– Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

– Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

– Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.

– Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

– Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở.

– Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

© Trang Thông Tin Điện tử Sở Xây Dựng tỉnh Kiên Giang Cơ quan chủ quản: Sở Xây Dựng tỉnh Kiên Giang Địa chỉ trụ sở: Số 745B đường Nguyễn Trung Trực, phường An Hoà, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Điện thoại/Fax: [0297] 3811834 Email: sxd@kiengiang.gov.vn

Hướng dẫn Luật Xây dựng sửa đổi về thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở [Ảnh minh họa]

Theo đó, thẩm quyền, nội dung, quy trình thẩm định hoặc thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở [sau đây gọi tắt là thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở] và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 được quy định như sau:

[1] Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại khoản 9, 10 và 11 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP.

[2] Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng bao gồm:

- Hồ sơ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 59/2015/NĐ-CP [2.1];

- Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP [2.2];

- Văn bản theo yêu cầu tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 95; khoản 4 Điều 96 Luật Xây dựng 2014 [nếu có] [2.3].

[3] Cơ quan chuyên môn về xây dựng có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại [1] [sau đây gọi tắt là cơ quan thẩm định] có trách nhiệm chủ trì thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;

Gửi văn bản xin ý kiến phối hợp đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 113/2020/NĐ-CP [sau đây gọi tắt là cơ quan cấp phép xây dựng] về nội dung đánh giá việc đáp ứng các điều kiện cấp phép xây dựng của công trình xây dựng theo quy định tại các Điều 91, 92 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Luật Kiến trúc 2019 và kiểm tra thực địa theo quy định khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014;

Tổng hợp kết quả thẩm định và ý kiến xác nhận của cơ quan cấp phép xây dựng để kết luận về điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và miễn giấy phép xây dựng cho công trình.

[4] Thời gian thẩm định và rà soát điều kiện cấp phép là thời gian thẩm định theo quy định tại khoản 8 Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và thời gian thực hiện song song việc có ý kiến phối hợp của cơ quan cấp phép, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại [2], cụ thể như sau:

- Không quá 45 ngày đối với công trình xây dựng cấp I, cấp đặc biệt;

- Không quá 35 ngày đối với công trình cấp II và cấp III;

- Không quá 25 ngày đối với các công trình còn lại.

[5] Quy trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP và bổ sung các nội dung sau:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, có văn bản yêu cầu chủ đầu tư nộp bổ sung hồ sơ trình thẩm định nêu tại [2] [nếu cần] để làm cơ sở thực hiện thẩm định.

Việc thẩm định chỉ được thực hiện khi cơ quan thẩm định nhận đủ các hồ sơ theo quy định tại 2.1 của [2]. Riêng đối với hồ sơ quy định tại 2.2, 2.3 của [2], chủ đầu tư được nộp bổ sung trong quá trình thẩm định của cơ quan thẩm định;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại 2.2, 2.3 của [2], cơ quan thẩm định có trách nhiệm gửi văn bản kèm các hồ sơ có liên quan đến cơ quan cấp phép xây dựng công trình để lấy ý kiến xác nhận về điều kiện cấp phép xây dựng của công trình xây dựng, nội dung lấy ý kiến và hồ sơ gửi kèm theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 113/2020/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan thẩm định đồng thời là cơ quan cấp phép xây dựng, cơ quan này thực hiện toàn bộ các nội dung quy định tại [3];

- Sau khi nhận được văn bản xin ý kiến phối hợp của cơ quan thẩm định, cơ quan cấp phép xây dựng thực hiện việc kiểm tra thực địa về mặt bằng xây dựng công trình và hiện trạng thi công xây dựng của công trình, có văn bản xác nhận gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo nội dung yêu cầu trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến phối hợp;

- Sau khi nhận được ý kiến của cơ quan cấp phép xây dựng, cơ quan thẩm định tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và kết luận về điều kiện cấp phép xây dựng công trình; thông báo Kết quả thẩm định thiết kế xây dựng công trình triển khai sau thiết kế cơ sở và miễn giấy phép xây dựng theo Phụ lục II của Nghị định 113/2020/NĐ-CP, kết quả thực hiện thủ tục cần được gửi đồng thời đến cơ quan cấp phép xây dựng để theo dõi, quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng;

- Trường hợp đến thời hạn phải hoàn thành công tác thẩm định theo quy định tại khoản 8 Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP mà chủ đầu tư chưa nộp bổ sung văn bản theo quy định tại 2.2, 2.3 của [2], cơ quan thẩm định thông báo kết quả thẩm định theo các nội dung thẩm định quy định tại Điều 83 Luật Xây dựng 2014.

Đối với hồ sơ thiết kế xây dựng đủ điều kiện phê duyệt, tại văn bản thông báo kết quả thẩm định, cơ quan thẩm định yêu cầu chủ đầu tư gửi bổ sung văn bản đến cơ quan cấp phép xây dựng để được rà soát, đánh giá các điều kiện cấp phép theo quy định tại [3] để được miễn giấy phép xây dựng.

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ đầu tư, cơ quan cấp phép xây dựng thông báo kết quả đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng theo Phụ lục III của Nghị định 113/2020/NĐ-CP.

[6] Đối với công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật Xây dựng 2014, việc thẩm định dự toán xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 42/2017/NĐ-CP và các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

[7] Đối với công trình xây dựng đã được cấp phép xây dựng và có yêu cầu thẩm định điều chỉnh thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất và mục tiêu của dự án, nội dung văn bản xin ý kiến cơ quan cấp phép chỉ bao gồm nội dung kiểm tra về tình trạng thi công của công trình và nội dung liên quan đến việc điều chỉnh [nếu có], không yêu cầu rà soát, đánh giá các hồ sơ quy định tại 2.2, 2.3 của [2].

Công trình xây dựng sau khi được thực hiện thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Nghị định 113/2020/NĐ-CP thì không yêu cầu điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Chủ Đề