Hướng dẫn php artisan make:controller

  • Trang chủ
  • Hướng dẫn học
  • Laravel
  • Controller

Controller là gì?

  • Để xử lý logic [tính toán] thì chúng ta có thể viết trong nhiều chỗ khác nhau, nhưng tốt nhất là gom chung viết bên trong Controller, đặc biệt là các tính toán dài, phức tạp.
  • Controller sinh ra là để trở thành trung tâm xử lý logic, nên cần phải tận dụng, thay vì viết tính toán ở nơi khác.
  • Controller được đặt bên trong thư mục /app/Http/Controllers/.
  • Để hiểu một cách cơ bản nhất cách hoạt động của một Controller ta xem cấu trúc đơn giản sau:

Folder / FileMô tả
User User gửi yêu cầu.
Routing

Yêu cầu gửi từ User sẽ được Routing điều hướng:

  • Tới Controller để xử lý yêu cầu.
  • Tới thẳng View nếu không cần xử lý.
Controller

Controller được xem như trung tâm điều khiển của hệ thống, tất cả thao tác xử lý nên được thực hiện ở đây.

  • Kết quả xử lý sẽ được trả về view.
View View nhận dữ liệu xử lý từ Controller [hoặc Routing], hiển thị kết quả cho người dùng.

Tạo một Controller

  • Trước tiên, mở cửa sổ lệnh cmd, di chuyển tới thư mục myproject bằng lệnh:

cd C:\xampp\htdocs\myproject\

  • Nếu bạn sử dụng xampp và cài đặt Laravel như hướng dẫn thì cd tới đường dẫn như trên, còn cài theo cách khác thì bạn cần cd vô đúng cái thư mục project của bạn là được.
  • Tạo Controller bằng lệnh Artisan:

php artisan make:controller MyController

  • php artisan - Công cụ hỗ trợ viết command line tích hợp sẵn trong Laravel, sẽ còn gặp lại nhiều.
  • make:controller - Lệnh tạo Controller.
  • MyController - Tên Controller do mình tự đặt.

Dòng lệnh trên thực thi sẽ cho ta kết quả sau:

  • Nếu xuất hiện thông báo "Controller created successfully." thì quá trình tạo file thành công. Lúc này xem trong thư mục /app/Http/Controllers/ thì bạn sẽ thấy tồn tại file MyController.php với nội dung bên trong mặc định như sau:

Chủ Đề