Hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ tại nhà

Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo Đối với trẻ em mầm non việc đến trường học không giống như những học sinh phố thông là phải học, phải làm bài, viết bài… Vì trẻ mầm non chỉ có vui chơi là chính. Vì hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là vui chơi thông qua chơi mà trẻ học

Trẻ con ham chơi ư ? Dĩ nhiên rồi, đó là một nhu cầu chính đáng. Có điều là, chúng ta trước giờ cứ quen nghĩ, việc con chơi chẳng có gì là quan trọng cả. Ta chỉ chú trọng hướng con em vào học, viết bài… Và chỉ cho con chơi khi những việc” Chính yếu” đó là xong. ít ai được biết rằng , khi trẻ chơi, cũng là lúc chúng đang học, đang làm việc. Từ những trò chơi trẻ học được nhiều điều về bản thân chúng, về những người xung quanh, về thế giới. Thời gian chơi là một trong những khoảng thời gian quan trọng nhất đế giúp trẻ học tập và trưởng thành. Vì vậy đồ chơi mầm non đóng vai trò quan trọng ở trường mầm non, nhưng bằng cách nào chúng ta chọn lựa đồ chơi phù hợp cho trẻ đế giúp trẻ học được gì qua những đồ chơi đó

Như chúng ta đã biết hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi cho trẻ mầm non , tuy nhiên xét về phương diện giáo dục chung không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non, nói chung là rất phong phú và đa dạng nhung xét về mặt tác dụng thì nó còn hạn chế rất nhiều. Vì đa số đồ chơi không được ở dạng mở , trẻ chỉ chơi một cách máy móc không tư duy, sáng tạo khi chơi đôi khi còn không phù họp tâm sinh lý của trẻ. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến tiền bạc của phụ huynh trong khi các phụ, phế phấm tù’ gia đình đang sẵn có và

Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo

ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự’ làm đồ chơi là việc hết sức cần thiết và bố ích cho trẻ mầm non CÓ rất nhiều cho các cháu có thế sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình , khi món đồ chơi tụ’ tay trẻ làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn nhiều so với các đồ chơi mua sẵn . Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ yêu quý sức lao động

Là một giáo viên mầm non tôi cần có những biện pháp cần giúp trẻ tạo ra những đồ chơi phù hợp với khả năng tư duy của trẻ . Hơn nữa việc tố chức ra những trò chơi và tận hưởng cảm giác thú vị khi hoàn thành sản phẩm tù’ những trò chơi ấy luôn là một trò vui hấp dẫn kích thích trẻ

Xuất phát từ những ý nghĩa đó, đồng thời cũng từ thực tế của lớp tôi và dựa vào đặc điếm tâm lý, sinh lý trẻ “Dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo ”

  1. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp

của đê tài

1/ Thuân loi:

  • Cô đã qua trường lớp sư phạm, đã đứng lớp nhiều năm liền đồng thời là lớp điểm.
  • Được Ban giám hiệu bồi dưỡng và dự giờ trường bạn về tố chức hoạt động góc
  • Trường có tạo điều kiện cấp đồ chơi cho từng chủ đề ,chủ điểm , đồng thời bản thân cũng học hỏi các đồng nghiêp trong và ngoài trường , tham khảo qua tài liệu sách báo các chương trình dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo
  • Lóp có góc chơi nghệ thuật hay còn gọi là góc“ Sáng tạo của bé “
  • Trẻ luôn được cô tạo điệu kiện trong việc tiếp xúc với góc chơi sáng tạo của bé
  • Lớp có nhiều đồ chơi sáng tạo, học cụ và các nguyên vật liệu mở
  • Một số phụ huynh quan tâm đến việc học của các cháu.
  • Phụ huynh hồ trợ nguyên vật liệu như: Sách báo, giấy, lịch cũ, sách giáo khoa cũ, thùng, hộp các loại… đế cô và trẻ làm các đồ dùng đồ chơi.
  • Vì chương trình đi theo từng chủ đề nên nội dung chơi có tính sáng tạo chưa cao, trẻ có thói quen chơi với đồ chơi có sẵn nên ít có tư duy khi tham gia chơi
  • VD: Như góc chơi nghệ thuật cháu chỉ biết vẽ chưa làm ra những đồ

chơi có tính sáng tạo nếu như không có sự gợi ý của cô…….

  • Trẻ thiếu vốn kinh nghiệm sống nên thường gặp trở ngại khi cô gợi ý chúng ta làm được đồ chơi gì với những nguyên vật này

Qua thống kê các cháu trong lóp vào đầu năm học, tôi có các số liệu như sau:

  • Cháu thế hiện tính độc lập, sáng tạo 5/27 cháu
  • Cháu biết trao đối, chia sẽ với bạn 6/27 cháu
  • Cháu mạnh dạn tự’ tin trong giao tiếp khi chơi: 10 /27cháu.
  • Số phụ huynh cùng trẻ làm đồ chơi 3/27 cháu
  • Nội dung chọn đề tài

Đồ chơi có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống của trẻ, đồ chơi không chỉ là giải trí mà còn có tác dụng giáo dục. Nó giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đồ chơi làm bằng các vật liệu phế thải tò thiên nhiên là những đồ chơi do cô giáo hoặc trẻ tự làm lấy từ những vật liệu sẵn có như: hộp bánh kẹo, lon, hũ

Trường Mâu Giáo Thanh Tuyên

nhựa, lõi giấy các loại, võ trứng, lá cây, hạt cao su, các loại võ ốc, sò…những đồ chơi này thường đơn giản nhưng có khả năng tạo cho trẻ những khám phá bất ngờ và cái nhìn mới mẽ về thế giới xunh quanh.

Những vật liệu phế phâm tù’ gia đình cũng như tù’ thiên nhiên lại gần gũi với trẻ, dễ tìm, dễ kiếm và không tổn kém.

Vì vậy làm đồ chơi bằng những vật liệu phế thải, từ thiên nhiên đã được đua vào chương trình mẫu giáo từ những năm 60 và được đặt chính thức trong chương trình cải tiến 1978-1979 hiện nay, số lượng và kiếu loại được cải tiến đáng kế. Nhưng ở trường mầm non vẫn còn nghèo nàn về đồ chơi tự tạo, vì vậy làm đồ chơi từ phế liệu thiên nhiên vẫn đáp ứng được yêu cầu giáo dục, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, làm cho hoạt động của trẻ thêm phong phú và dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.

Khi quan sát một em bé đang chơi, bạn sẽ thấy bé sử dụng bất cứ thứ gì chúng có được trong tay lúc đó và không hề tính toán trước là mình sẽ chơi trò gì, mà hoàn toàn ngẫu hứng. Thật ngạc nhiên chỉ bằng tấm giấy bìa mỏng trẻ cũng có thể tạo ra con đường hầm cho cho chiếc xe hơi bằng nhựa nhỏ xíu chạy qua, hoặc một cái mền [tuy nó hơi cưng] đắp cho búp bê! Đó là một đứa trẻ có óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Một nhà phát minh và một chuyên gia giải quyết tình huống, kinh nghiệm có tù’ những trò chơi thưở ấu thơ có thê sẽ là những nền tảng cho những kỳ năng sống, học tập, làm việc của trẻ sau này đế trở thành con người tốt nhất nếu có thế.

Thời gian trẻ tạo ra đồ chơi và chơi chính là thời gian cho học hỏi và giải trí. Trẻ có thế tìm thấy trong trò chơi những điều thú vị áp dụng cho việc học ở trường như

  • Năng lực quan sát.
  • Khả năng tưởng tượng.
  • Óc phán đoán.
  • Khả năng tri giác cụ thế và trí nhớ tức thời.
  • Sự thành thục vận động của đôi bàn tay.
  • Tính chủ động của sự chú ý.
  • Khả năng đương đầu với những tình huống bất ngờ.
  • Sự trung cao độ về một vấn đề.

Đó là những điều kiện nuôi dường những cảm xúc tốt đẹp cho trẻ cũng như biết cách sống tốt với mọi người. Nhưng đừng quên rằng mục đích của những đồ chơi, trò chơi mà trẻ nghĩ ra là sự giải trí!

Từ quan điếm này, các nhà giáo dục cho rằng việc dạy trẻ làm đồ chơi tự’ tạo bằng những vật liệu phế thải tù’ thiện nhiên có sức hấp dẫn mạnh mẽ đổi với trẻ thơ. Khi trẻ làm đồ choi dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ được tác đến các vật liệu và nhận thức được tính chất của chúng thay đối, đối dạng vật chất và biến nó thành đồ chơi. Đây là những điều kiện thuận lợi đế phát triển cơ quan cảm giác, đánh thức tư duy và góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó kích thích lòng ham hiếu biết, hứng thú và niềm say mê nhận thức ở trẻ – một yếu tố cần thiết để giúp trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 [ phổ thông]

Tự làm đồ chơi bằng vật liệu phế thải, từ thiên nhiên giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, khả năng quan quan sát, làm việc kiên nhẫn , có chủ định và đôi tay trẻ ngày càng trở nên khéo léo.

Khi nâng niu đồ chơi tự tay mình làm ra , trẻ sẽ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm lao động của mình và của mọi người, của bạn bè….

Đe cập đến nội dung phương pháp của quá trình chuấn bị cho trẻ làm đồ chơi tự tạo phải được tiến hành theo một cách tích hợp và tự nhiên, bắt đầu bằng những ý tưởng , sáng tạo , những kinh nghiệm vốn sống gần gũi và có ý

nghĩa đối với trẻ. Từ đó tác giả đề xuất các cơ sở và cũng là các điều kiện đế tích hợp việc tự’ tạo đồ chơi và chơi một cách sáng tạo

o Môi trường đồ chơi tự tạo phong phú o Môi trường phụ, phế liệu đa dạng o Các hoạt động trãi nghiệm hứng thú . o Các hoạt động tích cực … .tư duy , sáng tạo o Các hoạt động tái tạo , trí nhớ o Các hoạt động gợi mở

Trong những môi trường đó, trẻ có thế trãi nghiệm với việc tự’ suy nghĩ , tự làm [trong đó có việc tự làm theo ý tưởng theo trí nhớ, theo các dấu hiệu gợi ý của cô. Việc làm những đồ chơi ban đầu chưa đẹp, chưa hoàn chỉnh nghệch ngoạc, méo mó …]

Muốn dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thấm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuối và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ

Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối họp chặt chẽ với phụ huynh đế biết trước những nguyên vật liệu nào mà trẻ có thế sưu tầm, dễ tìm kiếm được, trên cơ sở đó, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ cách sưu tầm , thu nhặt, và cách bảo quản các nguyên vật liệu, tuỳ vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thế mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài để cân nhắc chọn lựa kỹ để áp dụng là đồ chơi

  1. Nôi dung, biên pháp thưc hiên các giài pháp của đề tài:

Vật liệu cô và trẻ thu nhặt đế làm đồ chơi phải đảm bảo các yếu cầu sau:

  • Không gây ngộ độc cho trẻ
  • Không có gai, góc nhọn
  • Không quá cứng hoặc quá mềm
  • Sạch sẽ , vệ sinh
  • Phải dễ tìm kiếm
  • Có ở địa phương

Có thế chọn mẫu đồ chơi đế trẻ tụ’ làm hoặc chọn mẫu đồ chơi cô làm cho cháu chơi, tùy theo vật liệu cô trẻ thu nhặt có ở ở phương. Cô có thế sáng tạo ra những mẫu mới. Những mẫu đồ chơi đế trẻ tự làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Nhằm mục đích giáo dục
  • Trẻ làm được và dùng được
  • Từ dễ đến khó, tù’ đơn giản đến phức tạp
  • Đi tù’ cái chưa biết đến cái biết
  • Từ những cái đơn giản đến cái phức tạp ..

Cô tận dụng mọi hoạt động trong ngày đế hướng dẫn trẻ làm, hoạt động góc, hoạt động chung Ví dụ: Tạo các con vật bé thích bằng các vật liệu hủ sữa, chai lọ… Hoặc hoạt động chiều…Cô   làm   mẫu tùng bước  làm  ra  đồ

chơi cho trẻ xem: từ nguyên vật liệu trơn đến mẫu hoàn chỉnh. Sau đó hướng

dẫn tuần tự từng bước cho trẻ làm theo. Làm xong bước này mới hướng dẫn trẻ làm bước khác. Đồng thời nhấn mạnh đặc điểm từng bước, cô nên kiên trì giúp đỡ, khích lệ cho tới khi trẻ tự làm được trọn vẹn cả sản phẩm. Với đồ

chơi đơn giản cô có thể hướng dẫn cả lớp trẻ vừa quan sát vật liệu vừa làm ngay đồ chơi ví dụ như đồ chơi điện thoại, đố câu cá , con vật gần gủi với trẻ … với những đồ chơi phức tạp cô hướng dẫn theo từng nhóm, trong nhiều ngày như các chú rối ngộ nghĩnh, chiếc vòng cảm xúc, chú hề dễ thương …

Không nên đế trẻ ngồi làm đồ chơi quá lâu, trẻ mệt mõi và mất hứng thú. Nên chọn nơi sáng, thoáng cho trẻ chơi. Khi trẻ biết làm thạo, cô có thế đưa vào một trong những nhóm chơi, ở giờ chơi theo ý thích

Khi trẻ làm xong, cô nên chọn những sản phẩm đẹp cho trẻ xem và nhận xét, dùng những sản phẩm này cho trẻ chơi, trong các giờ học như rối để kế chuyện, đọc thơ. Giờ học toán như vòng quay số…hoặc dùng sản phâm này cho trẻ tặng bố mẹ, cô giáo, bạn bè, em bé… hoặc trang trí lớp trong các ngày lễ hội như: tết âm lịch, tết dương lịch, ngày 8/3 , 1/6, sinh nhật của bé…sự có mặt của những đồ chơi tự tay trẻ làm ra sẽ đem lại niềm vui sướng và tự’ hào cho trẻ

Sử dụng đúng đắn những sản phấm của trẻ chính là một hình thức giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người thân thiết, biết làm đẹp nơi mình đang sống và biết trân trọng những người lao động

đ. Trang trí môi trường lớp hoc:

Tận dụng các khoảng không gian và vị trí phù hợp trong và ngoài lớp đế trang trí các đồ chơi tự’ tạo do cô và trẻ làm được đế trẻ ngắm nghía hoặc trang trí lớp . qua đó khơi gợi óc sáng tạo của trẻ, niềm thích thú với thiên nhiên xung

quanh

VD: Cho trẻ gấp máy bay, tàu thuyền, các con vật… để treo trang trí lớp theo từng chủ đề. Hoặc cho trẻ là sợi dây xích giấy đê treo trong các ngày hội…Sợi dây xích này dài dài mãi nếu trẻ biết cùng làm một cách vui vẽ với bạn bè. Neu trẻ chỉ ngồi làm một mình, nó chỉ là sợi dây xích giấy ngắn ngũi không hơn không kém mà thôi. Qua ciệc trẻ cùng làm sợi dây xích giấy trẻ sẽ học được sự quan tâm và chia sẻ với bạn, khuyến kích tinh thần hợp tác và sự tử tế , sự quan tâm và chia sẻ là đức tính mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn con mình áp dụng thật tốt trong cuộc sống của trẻ. Đó là những biếu hiện đầu tiên nhưng cũng quan trọng nhất đế trẻ chứng tỏ mình sống hòa đồng và biết nghĩ cho người khác

Những sợi dây xích giấy này trước hết là đem đến niềm vui cho trẻ vì được sáng tạo và sử dụng sản phẩm tự tay bé làm ra, và sau đó là những bài học quý báu về sự quan tâm và chia sẻ

Bạn cần những tờ lịch cũ, giấy màu đủ màu Một cái kéo tròn đầu đế đảm bảo an toàn cho trẻ Hồ hoặc keo dán

Cách làm: Chỉ cho bé cách cắt những tờ giấy màu thành sợi hình chữ nhật dài và quấn vòng đế tạo thàng một mắc xích dán hai đầu tờ giấy mới cắt đế thàng vòng tròn đầu tiên. Sau đó hướng dẫn cho trẻ tạo ra mắc xích thứ hai bằng cách luồn tờ giấy màu qua lỗ tròn của vòng thứ nhất và dùng keo dán hai đầu lại. Tiếp tục như thế với mắc xích thứ ba, thứ tư …Đảm bảo trẻ rất thích với sợi dây xích đủ màu dài có thế bao hết chu vi lớp bé

Khi Sợi dây xích bằng giấy hoàn thành treo lên tường thành nhừng chỗi vòng. Bạn đã có một đồ trang trí xinh xắn cho những dịp tết hay sinh nhật…Nó làm cho lớp học của bé trở nên sinh động và vui mắt hơn

  1. Môi trường cho trẻ hoạt đông:

♦> Trong lóy học của bé:

Cô tạo ra một góc đế cho trẻ được hoạt động hàng ngày “ Góc sáng tạo của bé” Cô khuyến kích cho . Trẻ thực hiện vào các giờ hoạt động vui chơi, hoạt động chiều, mọi lúc mọi nơi để làm đồ chơi theo ý tưởng của trẻ trẻ sẽ chưng bày vào góc này hoặc đựng vào túi cá nhân của trẻ sau một chủ đề nếu trẻ nào có nhiều đồ chơi tự tạo sẽ được cô thưởng

♦> Góc chức năng của lóy :

Hàng tuần trẻ được tham gia hoạt động góc thư viện của lớp, cô gợi ý cho trẻ xem những sách, tranh dạy làm đồ chơi tự’ tạo sau đó cô động viện, khuyến kích trẻ áp dụng làm những đồ chơi đó, hoặc trẻ có thế làm theo ý tưởng của trẻ. Đê lại chưng bày cho phòng thư viện theo qui định của từng nhóm tồ trong lớp, sau thời gian nếu nhóm ,tố nào có nhiều đồ chơi thì sẽ được phần thưởng của cô giáo khen

Khi hoạt động góc chơi kistmart cháu cũng có thể áp dụng từ những trò chơi có sẵn trên máy và tự làm ra một số đồ chơi

Vi du: Xưởng là phim trẻ có thê làm ra những đồ chơi hoặc những tranh theo ý tưởng của trẻ và kế kại theo nội dung của tranh mà trẻ làm ra, hoặc trò chơi con bọ trẻ cũng có thể tạo ra được con bọ bằng hạt bàng và trẻ có thế gắn bao nhiêu râu, mắt, chân theo ý thích của mình…

ê. Dạo chơi tham quan:

Qua nhiều lần cho trẻ đi dạo tham quan nhất là khi học chủ đề ngành nghề vườn cây cao su và quan sát cô chú công nhân cạo mũ. Tôi có vận động cho trẻ nhặt lá và hạt cao su và gợi ý hỏi trẻ mình sẽ làm được đồ chơi với hạt và lá cao su và cháu dùng lá kết lại thành những cái nón rất ngộ nghĩnh, còn hạt cao su thì dán hai hạt lại và gắn thêm râu, mắt, chân là đàn kiến ….

Qua một thời gian tự nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nêu trên, tôi cũng đã gặt hái những thành công bước đầu. Tôi xin giới thiệu một số đồ chơi của cháu làm được

+ Đồ chơi quay số: Không chỉ cho trẻ khả năng đọc số, đọc chữ cái , chiếc vòng quay bằng giấy bìa cứng này còn là một trò chơi tập thể thú vị cho trẻ

Bạn cun. Một cái kéo mũi tròn Giấy bìa cứng [Tận dụng các thùng giấy cạt tông] , một đĩa phim

Màu scan , muốt xốp

Chữ cái ,chữ sổ , chai nhựa [ chai nước khoáng] Giấy trắng các loại

Cách làm: Dùng kéo cắt miếng bìa cứng [ đĩa phim] thành một hình tròn, Đường kính khoảng 30 cm, sau đó, dùng màu scan cắt thành những sợi nhỏ đều nhau chia miếng bìa [ đĩa ] thành nhiều phần bằng nhau. Viết lên mỗi phần đã chia các chữ số hay chữ cái , làm một mũi tên giấy bằng những mẫu bìa còn thừa có’           chiều dài khoảng 15 cm. sau đó dùng muốt 51i cắt thành                                                 cây  cột nhỏ

và cô dán cố định mũi tên này vào tâm của miếng bìa. Nhớ nơi dán ra một chút

để có thế dễ dàng quay vòng miếng bìa.

Cắt miếng giấy trắng cứng thành những hình chữ nhật chu vi 10×20 cm, sau đó, thử đề nghị và gợi ý trẻ các hoạt động vui đế ghi lên giấy.

Vi du. Nhảy lò cò quay phòng

Tay bắt chéo cầm lấy hai tai và đứng lên ngồi xuống Vỗ tay hoặc cuối xuống chạm ngón chân Hát một bài …

Đánh số và trộn lẫn các miếng giấy yêu cầu này lại. Đe nghị một trẻ đến quay vòng miếng bìa đế xem mũi tên sẽ chỉ con số,chữ cái nào sau khi dừng, sau đó yêu cầu trẻ làm theo những gì miếng giấy tương ứng đã ghi Vỉ du. nếu chiếc vòng quay dừng lại với mũi tên chỉ số 4 ghi, và tờ giấy số 4 ghi “ Hát một bài” Trẻ phải hát một bài nào đó Trẻ học được điều gì?

Cách đếm số thứ tự , cách phát âm Sự kiên nhẫn Khả năng đọc viết Tinh thần tập thể

+ Điện thoại đồ chơi: Âm thanh có thể truyền đi bằng một sợi dây căng thắng. Những rung động của âm thanh được truyền tù’ đầu tai bên này, qua sợi dây qua đến tai bên kia, khuech đại lên làm người ta có thể nghe được. Đó là cấu tạo cơ bản của chiếc điện thoại bây giờ. Dĩ nhiên ở dạng thô sơ này, người ta chỉ có thế hoặc nói, hoặc lắng nghe, chứ không bao giờ thực hiện cả hai hoạt động này cùng một lúc

Bạn cần: Hai cái ly giấy,hay hai hộp đựng sữa chua đều được

Bút chì có đầu nhọn hoặc đinh

Một sợi dây dài [ Có thể dùng sợi chỉ, cước]

Cách làm: Đục cái lỗ ở chính giữa đáy ly bằng đầu chì nhọn hoặc đinh Xỏ sợi dây qua lỗ. Thắt gút cố định một đầu lại, làm y hệt như thế với đầu dây còn lại, được xỏ qua lỗ tròn đã đục sẵn của chiếc ly kia

Vì âm thanh chỉ đường chuyền đi qua sợi dây nếu dây được giữ thẳng, qua đó khi hướng dẫn cho trẻ gọi điện thoại, bạn phải chắc chắn là dây đâ được kéo thăng

Trẻ học được điều gì?

Khám phá mới về khoa học [Biết được về nguyên tắc truyền âm]

Trò chơi tập thế đòi hỏi sự phối hợp từ hai phía Sự sáng tạo

+ Nào cùng câu cá: Trò chơi này sẽ cung cấp cho trẻ những kỹ năng về đọc chữ, trí tưởng tượng phong phú cùng sự khéo léo. Những “con cá” chữ được câu lên sẽ rất hấp dẫn trẻ và bạn cùng chơi Bạn cần: Một nam châm hình chữ u

Dây buộc

Bút chì hoặc thước kẻ

Mầu giấy bìa cứng đã cắt hình con cá

Kẹp giấy

Một cái thùng giấy

Cách làm: Buộc nam châm vào một dây, đầu dây kia buộc vào cây thước, hoặc bút chì đã chuân bị sẵn thành một cái cần câu cá. Trẻ sẽ đế những con cá lên tấm bỉa cứng sau đó cắt ra và gắn cái kẹp giấy vào chúng. Mỗi con trẻ sẽ viết lên đó một hoạt vui mà trẻ muốn thực hiện. Ví dụ bạn đề nghị cháu nhập vai giả bộ làm

  • Một cô bé đang buồn và khóc
  • Một con vất nào đó, cún con chang hạn
  • Một nam ca sĩ
  • Hoàng tử hoặc công chúa …

Đặt tất cả số cá vừa mới hoàn thàng vào chậu. Sau đó, bảo bé cầm lấy cần câu cá và thử bắt một chú cá trong chậu. Khi đã câu được cá, trẻ phải thực hiện theo yêu cầu đã ghi trên mình con cá, sau đó diễn trò đến khi bạn khác câu được con cá khác mới thôi.

Trẻ sẽ học được điều gì?

Sự kiên nhẫn Khả năng nhập vai Khả năng đọc hiểu Tính bền bỉ + Những hình rối ngộ nghĩnh:

Múa rối luôn là trò chơi vô cùng hấp dẫn trẻ , và với những sẵn có trong nhà, Bạn cùng trẻ có thế sáng tạo đủ kiếu con rối vó’ hình dáng kích cỡ đặc biệt. Những hình rối cử động liên tục với lời “Đối thoại” của cô “ Bạn là ai” bạn làm gì, bạn có vui không ?…Sẽ kiến trẻ tròn xoe mắt vì thích thú. Neu bạn kết những chú rối ngộ nghĩnh thành câu chuyện “ Nhà rối” thú vị nữa, ví như một ngày nữa lại đến trong gia dinh rối ba, rối mẹ và rối con. Buôi sáng cả nà rối thức giấc, đánh răng rửa mặt rối sau đó, Rối ba, mẹ đưa rối con đến trường.” Hôm nay là ngày đầu tiên rối con đi học nên rối con e dè sợ sệt, nhưng đến lớp gặp

được nhiều bạn rối khác và rồi cô giáo thật là hiền, rồi con chẳng lo lắng …đó sẽ là những bài gián tiếp rất hữu ích cho sự pát triến của trẻ.

Neu trẻ đủ lớn để có thế đóng vai một nhân vật rối , hãy tạo điều kiện cho trẻ nhập vai. Thế giới rối phong phú sẽ phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng, khả ngăng biếu đạt cảm xúc cũng nhu năng khiếu nhập vai, đóng thế ở trẻ Dưới đây một số mẫu rối mà tôi và trẻ đã thực hiện.

Bạn cần: những cái muỗng nhựa hoặc muỗng gỗ có phần đuôi tương đối dài. Sáp màu, hoặc bút lông bông gòn, giấy vụn…

Khăn mùi soa hoặc miếng vải có hình vuông với kích cỡ tương tự.

Dây ruy băng

Cách làm: Mặc sau của muỗng dùng sáp màu hoặc bút lông trang trí mắt, mũi, miệng, sao đó, dán các miếng giấy, hoặc bông gòn lên làm tóc, thắt dây ruy băng cho phần cổ.

+ Rối que:

Bạn cần: Những nắp sữa nhựa , kéo Sắp màu hoặc bút lông Ống hút nựa hoặc que kem bằng gỗ

Vật dụng nhỏ trang trí: Hột nút, chỉ màu, giấy vụn, bông gòn… Keo dán

Tranh ảnh cắt từ tạp chí Cách làm: Hướng dẫn cách trẻ vè các gương mặt nghộ nghĩnh, hoặc những hình con vật dễ thương vào mặt của các nắp nhựa, sau đó dùng cắt theo các đường viền đã vẽ đế tạo thành hình cho con rối , trang trí mặt rối bằng các vật dụng nhỏ, tô màu dán tóc…với bút chì bút lông bé có thể tạo vô số mặt rối có kích cỡ khác nhau và biếu lộ những cảm xúc. Vui, buồn, cáu giận…bằng các nét vẽ mắt mũi miệng , dùng que dán dính mặt rối với que ống nhựa, gỗ đổ tạo tay cầm. Có thế thay thế các bức vẽ tụ’ tạo bằng tranh ảnh phù hợp cắt tù’ tạp chí + Rối ly:

Bạn cần: Ly giấy

Vật dụng trang trí Kéo, bút lông Một miếng vải tròn Cách làm: Đầu tiên úp ngược chiếc ly giấy xem nó có vừa vặn với tay trẻ không. Dự đoán trước những điếm mà sau này bạn sẽ làm mắt, mũi, miệng rối. Gỡ ly ra khỏi tay trẻ

Dùng kéo khoét một lỗ tròn đủ lớn lên thành ly để trẻ có thể xỏ một ngón tay vào ngón tay này sẽ là “chiếc mũi” ngộ nghĩnh của chú rối Dùng hột nút đính lên ly làm mắt [ gắn vào phần gần đáy ly] gắn tóc giấy hoặc tóc bông gòn , hãy vẽ trang trí lên ly.

Làm trang phục đơn giản cho rối. Khoét ba cá í lỗ ở miếng vải tròn, đủ lớn để trẻ xỏ lọt ba ngón tay: ngón cái, ngón trở và ngón giữa, xỏ các tay trẻ vào miếng vải, sau đó đặt chiếc ly giấy đã trang úp xuống tay trẻ, ngón tay trỏ và giữa của trẻ có thế cử động như là hai cánh tay. Chú rối ly ngộ nghĩnh đã hoàn tất.

+ Rối vớ:

Bạn cần: Vớ cũ, vật dụng trang trí, keo dán

Cách làm: xỏ vớ vào tay bé, sao cho vớ bao phủ phần từ khủy cố tay đến hết bàn tay

Làm một cái miệng cho rối bằng cách cho trẻ nắm tay lại và tạo hình thành một cái rãnh giữa bàn bàn tay đã gập của trẻ với ngón trỏ.

Trang trí mắt, mũi cho vớ bằng đồ trang trí và keo dán. Hãy chắc chắn là keo đã khô trước khi bạn cho sử dụng con rối bằng tay để bắt đầu “buổi biểu diễn’

+ Chú Hề :

Bạn cần: lồi cuộn giấy vệ sinh , khăn tay ,hồ dán , kéo Khăn tay Hồ dán

Vật dụng trang trí Keo keo, bút lông

Cách làm:

  • Dùng giấy màu xung quanh lõi giấy : 1/3 độ dài phía trên lõi giấy được dính một màu [ dán kính cả đầu lõi], 2/3 còn lại dán màu khác .
  • Dán một dãi giấy nhỏ phía sau sát với phần đầu của lõi giấy
  • Cưa đôi lõi giáy ờ điểm giữa của đoạn 2/3 phía dưới , không cưa đứt lõi mà đế chừa lại khoảng 1 cm
  • Làm mũ cho chú hề : cắt một hình tròn có đường kính khoảng 9 cm bằng giấy cùng màu giống 1/3 phía trên của lõi. Bên trong hình này , khoét đi một hình tròncó chu vi bằng chu vi đường tròn của lõi giấy . Phần còn lại ta làm vành mũ . Nên khi dán 2 lớp giấy màu cho vành mũ được cứng và đẹp hơn
  • Lòng vành mũ vào lõi giấy . Đẩy vành mũ xuống sát đường nối giữa hai màu giấy
  • Cho trẻ vẽ hay cắt dán giấy đế trang trì mắt, mũi, miệng , áo cho chú hề : Phần trên sát với mũ làm mặt, phần dưới làm áo cho chú hề
  • Sử dụng chú hề khi kể chuyện , đọc thơ , đố thoại …. Trẻ 1 tay cầm phía sau của hình người , 1 tay cầm dây giật theo lời đối thoại

Trẻ cùng nhau làm chủ hề + Làm các con vật bằng nguyên vật liệu phế thải :

Bạn cần: Hộp giấy , vỏ chai sữa chua , lon nước giải khát các loại Kéo, băng keo Muốt xốp

Quả banh nhỏ , trung Giấy tương đối cứng Vật dụng đế trang trí, bút lông…

Cách làm:

  • Con heo , hươu cao cổ : cuộn giấy muốt xốp lại hình tròn dài vừa làm chân con heo [ 4 chân ] cắt một hình tròn làm khuôn mặt của

con vật. Lấy phần miệng chai sữa chua làm phần đầu con heo , rồi dấn hình tròn làm khuôn mặt của chúng , dán tai , trang trì mắt , mũi , miệng cho chúng thật xinh . Sau đó gắn 4 chân phần phía đưới chai sũa chua . Thì ta đã hoàn thành được hình dạng con heo . Tương tự’ đổi với hươu cao cố thì chúng ta sẽ hướng dẫn trẻ dùng hình tròn dài làm cổ hươu , hình tròn ngắn làm chân hươu và trên mình hươu còn có thêm một số chấm tròn nhỏ đủ màu sắc khác nhau trẻ có thế vẽ trang trí hay cắt dán …tùy ý

  • Đối với thỏ con : trẻ cũng dùng từ những nguyên vật liệu phế thải tạo thành con vật do trẻ tạo thành thông qua gợi ý của cô . Dùng quả banh làm đầu con thỏ , dùng lon chai nước ngọt làm mình con thỏ , dùng một ít giấy roky làm chân , tay cố cho chú thỏ , phía sau thân thỏ chúng ta làm thêm một khoan tròn vừa tay trẻ dùng để điều khiển thỏ duy chuyển [ có thế dùng trong thơ , chuyện kể …]  Qua đó cho thấy trẻ rất hứng thú tích cực tạo ra nhiều sản phẩm đế phục vụ cho hoạt động của trẻ . Từ đó cũng rèn luyện cho trẻ tính tích cực , tư duy sáng tạo , tính tiết kiệm từ những đồ dùng phế thải ,tạo ra một số đồ dùng đồ chơi phục vụ vào việc chơi của trẻ Sản phãm trẻ tạo thành từ hộp day ou, quả banh , lon nước …

+ Xe bằng hộp sữa …

Từ những hộp sữa , hộp thuốc lá bạn có thế giúp trẻ tạo ra một số chiếc xe đồ chơi giống hệt đế chạy quanh nhà

Bạn cần: Hộp sữa , hay hộp thuốc lá Kéo, keo dán, bút lông…

Bìa cứng [ làm bánh xe ]

Cách làm: Làm chiếc xe này rất đơn giản. Chỉ cấn bạn nối các hộp sữa này lại với nhau , cắt bìa cứng có dạng hình tròn đế làm bánh xe [ trẻ làm xe lửa thì trẻ sẽ kết thành nhiều toa tàu lại với nhau ] làm các toa tàu thì trẻ cho những hộp sữa này nằm ngang còn đầu tàu thì cho hộp sữa nằm đứng và lấy ống hút cặm trên đầu tàu làm ống khối tàu Neu trẻ làm xe ben bằng hộp thuốc lá trẻ sẽ đặt một hộp thuốc nằm ngang và hộp kia trẻ sẽ cắt đi một mặt của hộp thuốc và đặt chồng lên nhau đế làm thùng xe , bánh xe trẻ sẽ cắt những bìa giấy cứng có dạng hình tròn để làm bánh xe Sun phẩm xe do trẻ tạo thành từ hộp thuốc lá

Tố chức họp phụ huynh đế tuyên truyền về những nội dung giờ hoạt động góc của trẻ, giờ dạy trẻ làm đồ chơi tự tạo từ đó Khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc cùng trẻ làm đồ chơi tụ’ tạo ở nhà để tặng bạn vào những ngày sinh nhật…

Cuối tuần, cô giao mỗi trẻ về nhà cùng ba, mẹ làm đồ chơi để lôi cuốn phụ huynh vào việc cùng trẻ làm đồ chơi

IV- Kết Quá

Qua các biện pháp nêu trên, tôi có được một số kết quả sau:

  • Trẻ ham thích cùng cô và bạn làm đồ chơi
  • Trẻ hứng thú với giò’ hoạt động và góc chơi sáng tạo mỗi ngày
  • Nâng tỉ tích cực sổ trẻ trong các hoạt động của lớp
  • Những cháu yếu, cá biệt cũng tích cực tham gia vào hoạt động cùng bạn.
  • Trẻ có nề nếp học tập, biết quan tâm chia sẽ cùng bạn
  • Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với phương pháp làm việc
  • Cháu thích, tích cực tham gia làm đồ chơi 27/27 cháu
  • Cháu có khả năng thể hiện tính độc lập, sáng tạo 17/27 cháu
  • Cháu mạnh dạn tụ’ tin trong giao tiếp: 20/27 cháu
  • 100% phụ huynh tích cực trong việc cùng trẻ làm đồ chơi
  • Phải xác định được các phương pháp và tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm đồ chơi
  • Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động mang tính độc lập, sáng tạo
  • Cần nghiên cứu cụ thế từng loại đồ chơi đế có sự đầu tư phụ, phế liệu cho phong phú
  • Sử dụng đồ chơi tụ’ tạo vào các hoạt động đế thêm sinh động và phong phú.
  • Mỗi tuần cần tìm ra đồ chơi đê hướng dẫn trẻ thực hiện
  • Biết tận dụng mọi lúc mọi đế kích thích động viên cháu tham gia
  • Có các biện pháp đế lôi cuốn phụ huynh tham gia vào việc làm đồ chơi cùng trẻ.
  • Học hỏi kinh nghiệm qua tài liệu, sách báo, tập san, tạp chí giáo dục mầm non, qua các đợt dự hoạt góc,… đế  nâng cao kiến thức.
  • Bản thân cô giáo phải có lòng say mê, yêu nghề, yêu trẻ, có trách nhiệm trong công việc. Luôn dịu dàng nhiệt tình hướng dẫn, động viên trẻ, đừng chê bai dù trẻ làm chưa được.
  • Nắm được đặt điếm tâm sinh lý của trẻ đế khai thác nhu cầu hứng thú và khả năng tiếp thu của trẻ.

VI . Kết luân

Qua quá trình hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tự tạo tôi đã rút ra kết luận:

  • Tổ chức cho trẻ làm những đồ chơi phù hợp nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
  • Giúp phụ huynh hiếu được việc cho trẻ tự mình làm ra đồ chơi đế chơi là hết sức cần thiết đế giúp trẻ phát trien toàn diện, nhưng việc tạo đồ chơi phải phù hợp với tâm lý của trẻ thì mới có hiệu quả.
  • Giáo viên phải có sự nhận thức tốt, xác định được nhiệm vụ, yêu cầu hướng dẫn cho trẻ lớp lá làm đồ chơi, với tình yêu trẻ, lòng quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, sự năng động nhạy bén, ban giám hiệu và giáo viên sẽ tạo được nhiều đồ chơi sáng tạo mang tính giáo dục cao xung quanh trẻ thật phong phú. Thực hiện tốt các hoạt động góc mang tính sáng tạo thu hút được trẻ tích cực tham gia tích cực vào làm đồ chơi đạt kết quả cao.

Gửi bởi Hà Vũ in SKKN mầm non
Tags: sang kien kinh nghiem, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sang kien kinh nghiem mam non hay, sang kien kinh nghiem mam non mon tao hinh

Video liên quan

Chủ Đề