Hướng dẫn sử dụng hàm vlookup trong excel 2007

Dịch vụ đánh văn bản xin gửi đến các bạn hướng dẫn sử dụng hàm Vlookup, trong excel hàm Vlookup giúp bạn tra cứu thông tin sản phẩm, thông tin nhân viên, tự động điền dữ liệu trong excel hoặc tra bất kỳ thông tin nào trong bảng excel thông qua mã, tùy theo tính chất nghiệp vụ của từng công việc mà ứng dụng hàm vlookup vào mục đích khác nhau.

File thực hành trong Video Download

Hàm Vlookup là gì?

Hàm Vlookup là hàm dùng để tìm kiếm giá trị và trả về kết quả theo phương thức hàng dọc [theo cột]. Hàm này còn dùng để thống kê, dò tìm dữ liệu theo cột một cách nhanh chóng và nhanh nhất.  Hàm Vlookup dò tìm theo cột. trả về giá trị dò tìm trong ô tại một cột trong một bảng dò tìm

Chức năng của hàm Vlookup trong Excel?

Chúng ta sử dụng hàm Vlookup khi bạn cần tìm mọi thứ trong bảng hoặc một phạm vi theo cột trong một bảng dò tìm đã định nghĩa trước. Như vậy, chức năng chính của hàm này là dùng để tìm kiếm giá trị trong một bảng giá trị cho trước. Đây có thể nói là hàm excel khá thông dụng và tiện lợi với những người hay sử dụng Excel để thống kê, dò tìm dữ liệu theo cột chính xác

Biết cách sử dụng ứng dụng hàm Vlookup vào công việc là lợi thế không nhỏ của bạn, cùng chúng tôi xem qua bài hướng dẫn này nhé.

Cú pháp và các tham số trong hàm Vlookup

= VLOOKUP[lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup]]

Trong đó:

- Lookup_value là giá trị cần dò tìm 

- table_array là bảng cần dò tìm

- col_index_num là vị trí cột cần lấy giá trị

- range_lookup: nhập vào số 0 để tìm chính xác và nhập vào số 1 để tìm gần đúng [thông thường nhập số 0]

Như ví dụ trong hình dưới đây, dựa mã sản phẩm ở ô B5 [MT] để dò tìm tên sản phẩm trong bảng $G$2:$H$14 bảng danh mục sản phẩm, lấy thông tin tên sản phẩm ở cột số 2 và nhập vào tìm chính xác là số 0

Như ví dụ ở bảng dưới thì ta nhập công thức =VLOOKUP[B5,$G$2:$H$14, 2, 0]

Cách nhập công thức hàm Vlookup

[Lưu ý: phần hướng dẫn này dành cho những cô chú, anh chị, các bạn chưa biết sử dụng nhiều máy vi tính]

=> Gõ dấu  sau đó nhập Vlookup[ 

=> Bấm vào ô mã sản phẩm ở trong ví dụ này là ô B5 chứa chữ MT

=> Sau đó nhấn dấu [,] phẩy trên bàn phím 

=> Tiếp theo Bấm chuột và quét từ ô B2 đến Ô H14 để chọn bảng cần dò

=> Tiếp theo nhấn Phím F4 trên bàn phím để cố định bảng Danh mục sản phẩm lại

=> Tiếp tục nhấn dấu [,] phẩy

=> Tiếp theo nhập số 2 để chọn cột tên sản phẩm [số cột được đếm từ bên trái qua của bản Danh mục sản phẩm, nếu có nhiều cột hơn thì cứ thế đếm lên cột cần lấy giá trị]

=> Tiếp theo nhấn dấu [,] phẩy

=> Sau đó nhập số 0

=> Tiếp theo nhập dấu đóng ngoặc "]"nhấn Enter

Kết quả sau khi nhập công thức VLookup

Ví dụ 1: Dò tìm chính xác từng giá trị

Bảng xuất hàng hóa

Bảng quản lý thông tin hàng

Yêu cầu: Điền thông tin tên hàng theo từng mã hàng tương ứng vào bảng xuất hàng hóa

Khi đó, Tại ô E3 ta nhập công thức

=VLOOKUP[D3,$B$20:$C$25,2,0]

Sao chép kết quả xuống các ô còn lại của cột E ta được kết quả cho bảng xuất hàng hóa như sau

Ví dụ 2: Dò tìm theo khoảng

Bảng điểm học sinh

Bảng điểm tiêu chuẩn

Yêu cầu: Điền xếp loại cho mỗi học sinh theo điểm tb dựa trên tiêu chuẩn tính điểm tại bảng điểm tiêu chuẩn

Tại ô D3 ta nhập công thức  =VLOOKUP[C3,$A$18:$B$22,2,1]  

Sao chép kết quả xuống các ô còn lại của cột D ta nhận được kết quả sau

Tiệc Sale Lớn Nhất Năm - Xả Kho Giảm Hết

Hàm Vlookup là một hàm dùng để tìm kiếm thông tin cần tìm trong bảng, một phạm vi theo hàng hoặc cột, bảng nào đó.

Ví dụ: Tra cứu một số lượng iPhone 11 được bán trong tháng 8/2020 của công ty cổ phần Thế Giới Di Động, hoặc tra cứu tên cửa hàng trưởng của Thế Giới Di Động tại TPHCM.

Công thức của hàm Vlookup là: =VLOOKUP[lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup]]

Trong đó:

- Lookup_value: là giá trị cần dò tìm

- table_array: là bảng cần dò tìm

- col_index_num: là vị trí cột cần lấy giá trị

- range_lookup: nhập vào số 0 để tìm chính xác và nhập vào số 1 để tìm gần đúng [thông thường nhập số 0]

Trước khi vào tìm hiểu hàm Vlookup khô khan thì mình đi mua sắm tí nhé! Hôm nay cùng mình đi mua snack nghen!

Lấy ví dụ thực thế để minh họa hàm Vlookup

Khi bạn vào một cửa hàng để mua snack, việc đầu tiên là tìm được line [hàng] có snack trong khu vực nào của cửa hàng, vị trí chính xác chưng bày snack trong line đó, và quyết định mua, một là mua snack bất kì bạn gặp ngẫu nhiên, miễn là snack bạn sẽ mua [tương đối], hai là mua snack đúng loại bạn thích từ thương hiệu, loại, kích thước và hương vị [giá trị tuyệt đối].

Từ đó chúng ta có công thức mua snack như sau: Tìm được line có snack > Biết hàng đó trong khu vực nào của cửa hàng > Vị trí chính sát chưng bày snack trong line đó > Đưa ra quyết đinh mua snack theo hướng tương đối hay tuyệt đối.

1. Tìm được line có snack > Giá trị cần dò tìm [Lookup_value] => G6

Giá trị cần dò tìm trong hàm Vlookup

2. Trong khu vực nào có chứa snack của cửa hàng > Bảng chứa giá trị cần dò tìm [Table_array] => [B1:D4]

Bảng giá trị cần tìm trong hàm Vlookup

3. Vị trí chính xác chưng bày snack trong line đó > Vị trí cột cần lấy giá trị trong bảng chứa giá trị cần dò tìm [Col_index_num] => 2

Vị trí cần dò tìm trong hàm Vlookup

4. Đưa ra quyết định mua tương đối hay tuyệt đối > Tìm kiếm tương đối hoặc tuyệt đối [Col_index_num] =>1

Chọn giá trị tuyệt đối, tương đối trong hàm Vlookup

Các bạn gõ dấu “=” sau đó nhập VLOOKUP[

Và ta có công thức hoàn chỉnh cho công cuộc đi mua snack: = Vlookup[G6,B1:D4,2,1]

Giá trị tìm được

Khóa bảng tìm kiếm để máy tính hiểu rằng chỉ tìm giá trị trong bảng đã khóa, không tìm giá trị ra ngoài.

Trong trường hợp này hàm công thức đang tự đối chiếu giá trị rỗng ngoài bảng nên sẽ báo lỗi ngay khi bạn Enter đấy!

Lỗi không khóa bản tìm kiếm

Bị lỗi #N/A vậy nên cần khóa bảng để tìm đúng giá trị và tránh mắc lỗi ở các trường hợp cơ bản. Cẩn thận bạn nhé!

lỗi #N/A khi không khóa bản đối chiếu dữ liệu

Ví dụ: Đề bài:

Hãy xếp loại học sinh theo thứ hạng yếu, trung bình, khá, giỏi,... dựa trên 2 bảng cho trước dưới đây và sử dụng hàm Vlookup để tìm kiếm.

Hãy sử dụng hàm Vlookup, để xếp loại thứ hạng trong 2 bảng sau.

Áp dụng công thức hàm Vlookup ta có: =VLOOKUP[B2,$E$2:$G$9,2,0]

Trong đó:

B2: Giá trị cần dò tìm giá trị

$E$2:$G$9: Bảng đối chiếu giá trị [đã khóa]

2: Vị trí cột cần dò tìm

0: Chọn giá trị tuyệt đối để dò tìm

Chọn giá trị tuyệt đối để dò tìm

Và kết quả là:

Và kết quả

Gặp lỗi #N/A vì giá trị so sánh lấy tuyệt đối tức giá trị cần tìm là các số nguyên dương từ 1 đến 10, không chấp nhận bất cứ số nào trong khoảng hoặc chứa dấu phẩy.

Vd: Khi nhập công thức chúng ta chọn 0 hoặc FALSE tức là kết quả trả về chỉ nhận và trả về giá trị 9 chứ không chấp nhận giá trị 9,5.

=> Vì vậy chúng ta cần lưu ý khi chọn điều kiện cho giá trị hiển thị, tuyệt đối hay tương đối để đảm bảo đúng sự tìm kiếm của mình.

Sửa lại công thức ta có công thức đúng như sau:

Sửa lại công thức ta có công thức đúng

Đây là link bài tập bạn có thể thực hành hàm Vlookup ngày tại đây

Tham khảo: Cách sửa lỗi #N/A trong Excel có ví dụ minh họa

  • #NA: dò tìm không có giá trị.
  • Cách khắc phục:

Nếu chưa phát hiện lỗi #NA thì bạn có thể khắc phục lỗi #NA bằng công thức sau.

= IFERROR [công thức gốc, giá trị sẽ hiển thị nếu công thức gốc có lỗi].

Lấy ví dụ trên minh họa:

= IFERROR [VLOOKUP[B5,$G$2:$H$14,2,0]”Tìm giá trị lỗi”]

Tham khảo: Cách sửa lỗi #REF trong Excel có ví dụ minh họa

  • #REF: cột dò tìm không có trong bảng chứa giá trị dò tìm.
  • Cách khắc phục

Ví dụ lỗi #REF! xảy ra do việc xóa cột.

-> Bạn có thể bấm ngay nút Hoàn tác trên Thanh công cụ Truy nhập Nhanh [hoặc nhấn CTRL+Z] để khôi phục hàng hoặc cột đó.

Ví dụ: VLOOKUP với tham chiếu dải ô không chính xác.

-> Điều chỉnh phạm vi có lớn hơn hoặc giảm cột tra cứu giá trị để khớp với tham chiếu phạm vi. =VLOOKUP[A8,A2:E5,5,false] sẽ là một phạm vi tham chiếu hợp lệ, như làm =VLOOKUP[A8,A2:D5,4,FALSE].

Tham khảo: Cách sửa lỗi #VALUE trong Excel có ví dụ minh họa

  • #VALUE: lỗi với cách nhập công thức của bạn.
  • Cách Khắc phục

a. Sự cố: Tham đối giá_trị_tra_cứu có nhiều hơn 255 ký tự.

Giải pháp: Rút ngắn giá trị hoặc sử dụng kết hợp hàm INDEX và MATCH như một giải pháp thay thế.

b. Sự cố: Số thứ tự cột giá trị hiển thị [Col_index_num] chứa văn bản hoặc nhỏ hơn 0.

  • Sự cố này có thể xảy ra do lỗi đánh máy trong Số thứ tự cột giá trị hiển thị hoặc vô tình chỉ định một số nhỏ hơn 1 làm giá trị chỉ mục [hiện tượng phổ biến nếu một hàm Excel khác được lồng trong hàm VLOOKUP trả về một số, chẳng hạn như "0", làm số thứ tự cột giá trị hiển thị.
  • Giá trị tối thiểu cho số thứ tự cột giá trị hiển thị là 1, trong đó 1 là cột tìm kiếm, 2 là cột đầu tiên ở bên phải của cột tìm kiếm, v.v.. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm trong cột A thì số 1 sẽ tham chiếu cột đó, 2 là cột B, 3 là cột C, v.v..

Bài viết này đã giới thiệu cũng như hướng dẫn chi tiết về hàm Vlookup cơ bản. Hy vọng bài viết này đã mang đến bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên để lại nhận xét, like và share bài viết này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề