Hướng dẫn thể thức văn bản hành chính của hđnd

Đặt vấn đề: Can thiệp sang thương tắc hoàn toàn mạn tính [THTMT] là thử thách lớn trong can thiệp động mạch vành [ĐMV] qua da với tỉ lệ thất bại thủ thuật cao hơn can thiệp các sang thương khác. Các nghiên cứu về kết quả can thiệp qua da sang thương THTMT tại Việt Nam không nhiều nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm có thêm dữ liệu về kết quả can thiệp sang thương THTMT ĐMV. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, các yếu tố liên quan thất bại của thủ thuật can thiệp qua da sang thương THTMT ĐMV. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát trên 194 bệnh nhân được can thiệp ĐMV qua da sang thương THTMT tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, từ 04/2017 đến 06/2019. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình là 67,3±11,3; với 73,7% nam cao so với nữ; 82,5% có tiền sử ghi nhận tăng huyết áp, 26,3% nhồi máu cơ tim cũ, can thiệp ĐMV qua da trước đây [26,3%], đái tháo đường [29,9%], bệnh thận mạn [9,8%] và 77,4% bệnh nhân nhập viện vì hội chứng vành cấp. Điểm SYNTAX I trung bình là 21,7±7,2. Tỉ ...

Trong khi các chế định pháp lý liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, trực tiếp là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có nhiều quy định mới về địa vị pháp lý đối với HĐND, các cơ quan của HĐND, thì một số quy định dưới luật trước đây lại chưa được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi này. Trong đó, có quy định về thể thức văn bản của HĐND.

Tiền hậu bất nhất Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19.1.2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính sau hơn 5 năm thực hiện đã giúp ích rất nhiều cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý, điều hành, tổ chức công việc, trong đó có các cơ quan của HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường pháp lý và thực tiễn hoạt động mới khiến nhiều quy định của Thông tư không còn phù hợp, nên phải có văn bản mới thay thế là yêu cầu quan thiết.

Trong số các căn cứ pháp lý để Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 01 có Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8.4.2004 về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 8.2.2010 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khi đó, các căn cứ pháp lý để ban hành những nghị định này đã không còn hiệu lực là Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2008 [đã được thay thế bởi Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015]. Do vậy, căn cứ pháp lý về nội dung để ban hành Thông tư 01 cũng không còn hiệu lực.

Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu lãnh đạo HĐND cấp huyện, nhiệm kỳ 2016 - 2021

Bên cạnh đó, việc ban hành thể thức văn bản của HĐND cấp tỉnh theo Thông tư 01 trong thực tiễn đã bộc lộ nhiều nội dung bất hợp lý. HĐND chỉ ban hành một loại văn bản là nghị quyết. Tuy nhiên, thực hiện theo Thông tư này trong thời gian qua thì “thượng vàng hạ cám” - các công việc từ quan trọng cho đến công việc “bếp núc”, sự vụ của Thường trực, các ban HĐND đều sử dụng thể thức HĐND là chủ thể ban hành văn bản. Cụ thể như: Giấy mời họp của Thường trực HĐND, công văn làm việc của một ban HĐND tỉnh... đều thể hiện cơ quan ban hành là HĐND tỉnh. Từ bất hợp lý về thể thức này dẫn đến sự bất hợp lý về thẩm quyền nội dung, HĐND không thể ban hành một văn bản để tổ chức công việc nào đó cho một cơ quan cấp dưới là Thường trực hay ban của HĐND được.

Không những thế, còn có sự “tiền hậu bất nhất” trên cùng một văn bản khi cơ quan ban hành văn bản là HĐND nhưng phần quyền hạn, chức vụ của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản lại không liên quan nhiều đến cơ quan ban hành. Cụ thể, văn bản thể hiện cơ quan ban hành là HĐND thì lẽ ra phần ký phải là Thay mặt HĐND nhưng đằng này lại là: Thay mặt Thường trực HĐND, thay mặt ban của HĐND[!] Điều này thể hiện sự thiếu thống nhất, lúng túng trong quy định và không đúng với tinh thần của chính thể thức văn bản.

Ý nghĩa quan trọng

Vậy, khi có quy định thay thế Thông tư 01, nhất là điều chỉnh những bất hợp lý nêu trên liên quan đến thể thức văn bản của HĐND phải căn cứ vào đâu và theo định hướng nào?

Điều 8, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Thường trực HĐND là cơ quan thường trực của HĐND, ban của HĐND là cơ quan của HĐND. Đây là quy định mới so với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Vì vậy, các cơ quan này có thẩm quyền trong việc ban hành văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Do vậy, thể thức phần cơ quan ban hành văn bản [góc trên bên trái] đối với văn bản của Thường trực HĐND hay ban của HĐND cần quy định cơ quan chủ quản là HĐND bên trên, liền kề bên dưới là Thường trực HĐND hoặc ban của HĐND, tương ứng với đó là phần thay mặt và chức vụ của người ký trong cơ quan ban hành văn bản ở góc phải dưới cùng của văn bản đó.

Việc điều chỉnh một vài thể thức văn bản hành chính thông thường như vừa nêu tuy không lớn song lại quan trọng với hoạt động của HĐND. Bởi điều đó không chỉ đúng với quy định mới về địa vị pháp lý của các cơ quan của HĐND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, mà còn ảnh hưởng lớn đến vị thế đối ngoại của các cơ quan này trong mối quan hệ công tác với các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác; đồng thời còn khắc phục những cách hiểu chưa đúng, đại khái về tổ chức và hoạt động của HĐND.

Chủ Đề