Hướng dẫn tối ưu wordpress

Bạn có muốn tăng tốc WordPress website của mình không?

Việc sở hữu một website nhanh nhẹ là yếu tố rất quan trọng ngày nay.

Nhất là gần đây GG đã cập nhật thêm Core Web Vitals để đánh giá về tốc độ webiste.

Tốc độ website nhanh sẽ đem lại trải nghiệm người dùng tốt hơn » tăng lượt xem + tối ưu SEO.

Ở đây ta không bàn về “caching plugin tốt nhất” cho WorPress’  hay “thủ thuật tăng tốc WordPress“.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức đơn giản nhất để tối ưu tốc độ WordPress.

Trước khi bắt đầu mình sẽ giải thích tại sao tốc độ lại quan trọng đến vậy.

Và đâu là những yếu tố làm chậm website.

1. Tại sao tốc độ lại quan trọng với website?

Đã có rất nhiều nghiên từ 2000-2016 cứu chỉ ra rằng.

Thời gian con người chú ý đến một cái gì đó đã hạ xuống từ 12s -> 7s.

Điều đó có ý nghĩa gì với website của bạn?

Bạn có rất ít thời gian để gây sự cho ý với người đọc khiến họ ở lại.

Một website chậm chạp đồng nghĩa với người đọc sẽ rời bỏ nó trước khi nó tải xong.

Một nghiên cứu từ StrangeLoop chỉ ra những hậu quả mà Amazon, Google và những site lớn khác. Với chỉ cần 1 giây bị trễ đối với tốc độ tải trang dẫn tới mất 7% chuyển đổi, ít hơn 11% lượt xem và làm giảm 16% sự hài lòng của khách hàng.

Tốc độ thực sự rất quan trọng

HIện nay GG đã đưa ra rất nhiều yếu tố liên quan đến tốc độ để đánh giá một webiste.

Đặc biệt là Page ExperienceCore Web Vitals [bạn có thể vào GG Search Console để tìm hiểu về nó].

Điều đó có nghĩa là tốc độ website rất quan trọng trong thời đại ngày nay.

Tóm lại, nếu muốn tăng lượng traffic, nhiều người theo dõi hơn và kiếm được nhiều tiền hơn từ website.

Thì hãy đảm bảo website WordPress của bạn phải “Đủ Nhanh” so với đối thủ của mình.

Ngoài ra thì tốc độ cũng chính là một trong yếu tố làm Bounce Rate bạn tăng cao.

Chỉ số này sẽ thể hiện cách người đang tương tác với website như nào.

⇒ Nếu bạn chưa biết hãy tham khảo Bounce Rate là gì? Cách để giảm Bounce Rate trên WordPress.

2. Làm thế nào để kiểm tra tốc độ website của mình?

Bình thường những người mới bắt đầu nghĩ rằng website của họ “OKIE”

Rất ít người quan tâm xem website họ có đủ nhanh không.

Bởi vì nó không có cảm giác chậm chạp trên máy tính của họ.

Đó là một trong những sai lầm lớn.

Vì sao?

Sau khi bạn thường xuyên truy cập vào website của mình.

Những trình duyệt tiên tiến như Google Chrome sẽ lưu trang website đó vào bộ nhớ đệm

Và tự động nạp trước sớm nhất từ khi bạn bắt đầu nhập địa chỉ website.

Nó khiến website của bạn load ngay lập tức.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm có thể tham khảo bài viết dưới ↓

⇒ Browser Cache và Cookies: Đâu là sự khác biệt ?

Tuy nhiên với một người truy cập website của bạn lần đầu tiên sẽ không có cùng trải nghiệm như vậy.

Trong thực tế, người dùng trên các khu vực địa lý khác nhau sẽ có những trải nghiệm hoàn toàn khác nhau.

Pingdom là một trong nhữn công cụ kiểm tra tốc độ website rất tốt hiện nay.

Vì thế hãy kiểm tra tốc độ website bằng những công cụ như: Pingdom, Google PageSpeed Insights, GTMetrix

Nó là những công cụ online miễn phí cho phép bạn kiểm tra tốc độ từ nhiều vị trí địa lý khác nhau.

Sau khi kiểm tra bằng các công cụ trên, chúng sẽ đưa ra kết quả cũng như gợi ý bạn cách tối ưu website.

Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây thế nào được gọi là NHANH?

Tốc độ tải trang dưới 2s được coi là tốt [với core web vitals]

Core Web Vitals một trong những yếu tố đánh giá tốc độ website.

Tuy nhiên, hãy làm nó nhanh hơn nữa, nếu bạn có thể.

Một vài mili giây ở đây có thể tạo nên những điều thực sự khác biệt.

Cho tốc độ tải trang của bạn nhanh hơn rất nhiều đó.

3. Những yếu tố làm chậm website của bạn?

Bạn đã kiểm tra tốc độ website với những tool trên chứ?

Vậy thì bạn sẽ thấy có rất nhiều lời khuyên cho bạn để tối ưu.

Tuy nhiên phần lớn trong số đó cần can thiệp bằng kỹ thuật đúng không nào?

Đó là một điều khó khăn cho những người mới làm quen với WordPress để hiểu được.

Nhưng hiểu được những yếu tố cơ bản khiến website của bạn chậm chạp.

Sẽ là chìa khóa để tăng tốc wordpress và đưa ra những quyết định sáng suốt trong dài hạn.

Những yếu tố chính làm chậm website của bạn:

  • Hosting – server quá yếu không đủ tài nguyên, thiết lập chưa đúng sẽ khiến website chậm đánh kể.
  • Thiết lập WordPress – nhiều người mới sẽ thường không biết đến cache plugin.
  • Dung lượng trang – ảnh chiếm đến hơn 50% dung lượng website.
  • Theme và Plugin kém chất lượng – nếu bạn sử dụng những theme và plugin cồng kềnh thì nó hoàn toàn làm website chậm.
  • External Scripts – nó giống như Ads, font loaders, v..v..v làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ website của bạn

Bây giờ bạn đã biết những yếu tố nào làm chậm website.

Hãy tiếp tục theo dõi bài viết để biết cách tăng tốc WordPress website của bạn.

4. Tầm quan trọng của một Hosting chất lượng?

WordPress hosting là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hướng đến tốc độ website của bạn.

Nên chọn một nhà cung cấp shared hosting chất lượng như HawkHost, Siteground.

Hãy chọn location [vị tri đặt server] gần nhất có thể đối với user của bạn.

Tuy nhiên, với Shared hosting đồng nghĩa với việc chia sẻ tài nguyên với rất nhiều khách hàng khác.

Hoặc có nguy cơ bị lây lan virus khi các website khác bị tấn công trên hosting đang sử dụng.

Nếu bạn là người có kiến thức về quản lý VPS mình khuyên các bạn dùng Vultr hoặc DigitalOcean.

Việc sử dụng VPS sẽ giúp bạn tự quản lý cũng như tối ưu được lượng tài nguyên tốt hơn Shared Hosting.

Hiện Diều Hâu đang dùng Vultr thấy rất hài lòng [online gần 100%].

Ngoài ra cũng có các dịch vụ Managed WordPress hosting hoặc Dedicated hosting đặc biệt cho WordPress.

Nhưng các hosting này khá đắt, thường không phù hợp website nhỏ vì không đủ chi phí.

Một số cách đơn giản tăng tốc WordPress

Mình biết đối với người mới thì việc đụng chạm đến yếu kỹ thuật thường khá ngại.

Những đừng lo lắng, cái gì cũng có lần đầu! Bạn sẽ thấy nó không khó như tưởng tượng.

Tôi viết bài này mục đích là để giúp đỡ những người như bạn.

Giúp người mới sử dụng WordPress cải thiện tốc độ trang WordPress của mình.

1. Cài đặt Caching Plugin

Các trang trên WordPress rất “linh động”

Có nghĩa là chúng có thể được thay đổi kể cả khi có ai đó đang ghé thăm.

Để hiển thị được website mà bạn vẫn thấy hàng ngày.

WordPress phải chạy một quá trình xử lý để tìm thông tin cần thiết, đặt tất cả chúng cùng nhau.

Cuối cùng trả lại kết quả cho người dùng thành 1 website “hoàn chỉnh”

Quá trình này gồm rất nhiều bước, và đôi khi nó sẽ bị chậm khi có qua nhiều người tới.

Đó là lý do tại sao mọi trang WordPress đều nên sử dụng Caching plugin [bộ nhớ đệm].

Bộ nhớ đệm sẽ tăng tốc WordPress website nhanh hơn từ 2->5 lần.

1.1 Đây là cách hoạt động của cache plugin

Thay vì phải trải qua quá trình tái tạo lại toàn bộ trang mỗi lần truy cập.

Caching plugin tạo ra một bản sao trang sau lần người dùng truy cập đầu tiên.

Và sau đó sử dụng phiên bản đó cho mọi người dùng tiếp theo.

Cách hoạt động của bộ nhớ đệm

Như bạn có thể thấy trong hình ảnh minh họa phía trên.

Khi người dung truy cập vào trang WordPress, được xây dựng bằng PHP,

Máy chủ sẽ cố gắng lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu MySQL và các file PHP của bạn.

Sau đó kết hợp chúng lại thành một nội dung HTML mà được sử dụng cho người dùng.

Đó là một quy trình dài, nhưng bạn có thể bỏ qua rất nhiều bước khi bạn sử dụng bộ nhớ đệm để thay thế.

Thay vì phải đi 1 vòng bộ nhớ đệm sẽ hiển thị ngay HTML [nội dung website] cho người dùng.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều Cache Plugin khác nhau.

Nhưng ban có thể sử dụng WP-Rocket hoặc Swift Performance.

Hãy xem So sánh Swift Performance và WP Rocket – Đâu là cache plugin tốt nhất

Lưu ý: Bạn cũng nên để ý hosting bạn có tương thích với cache plugin định sử dụng không nhé. Ví dụ như bạn dùng LiteSpeed server thì nên sủ dụng LiteSpeed Cache.

Hiện các cache plugin được cải tiến rất nhiều, có cả chức năng preload cache.

Có nghĩa là còn cache trước nội dung website [ kể cả user đó chưa vào bao giờ].

Hiệu suất sẽ được cải thiện đáng kể khi có nó.

2. Nén hình ảnh để tăng tốc WordPress

TinyPng một công cụ nén ảnh FREE tuyệt vời.

Hình ảnh mang đến sức sống cho nội dung của bạn và giúp tăng khả năng tương tác với người đọc.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng các hình ảnh trực quan giúp mọi người có thể đọc nội dung nhiều hơn đến 80%.

Nhưng nếu hình ảnh đó không được tối ưu [nén], nó có thế làm hại hơn là là mang lại hữu ích.

Trong thực tế không tối ưu hình ảnh là một trong lỗi cơ bản nhất, chúng ta có thể thấy với những người mới sử dụng WordPress.

Trước khi bạn tải hình ảnh trực tiếp từ máy tính hay điện thoại, tôi khuyên bạn nên sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh để tối ưu hình ảnh cho trang web.

Với định dạng mặc định, hình ảnh đó có thể có dung lượng khá lớn.

Nhưng dựa trên những định dạng khác nhau và nén hình ảnh với phần mềm chỉnh sửa, bạn có thể giảm dung lượng xuống đến 5 lần.

Với Dieuhau chúng tôi chỉ sử dụng 2 định dạng duy nhất đó là: JPEGPNG

Bây giờ bạn đang tự hỏi: Có gì khác biệt giữa 2 định dạng này?

Định dạng hình ảnh PNG sử dụng phương pháp nén dữ liệu mới.

Khi bạn nén hình sẽ ít giảm chất lượng hình ảnh, do đó định dạng PNG cho chất lượng tốt hơn.

Điểm trừ là nó có dung lượng khá cao, vì vậy mất nhiều thời gian để tải hơn.

Mặt khác JPEG là một định đạng đã được nén lại vì vậy sẽ làm giảm một chút chất lượng hình ảnh, nhưng dung lượng sẽ giảm đi đáng kể.

Vậy nên chọn định dạng nào cho hình ảnh của bạn?

  • Nếu ảnh và hình ảnh của bạn có khá nhiều màu sắc khác nhau, thì nên sử dụng JPEG.
  • Còn nếu đó là một hình ảnh đơn giản, bạn cần hình ảnh thật rõ ràng, hãy sử dụng PNG.

Dưới đây là một bảng so sánh kích thước file hình ảnh và công cụ nén mà chúng ta sử dụng với một hình ảnh.

Image Format Image Size [KB]
Photoshop Optimized JPEG High 33
Tiny Optimized 57
JEPEG Mini Optimized 70
Photoshop Optimized JPEG Max 93
Non-Optimized JPEG Max 119
Photoshop Optimized PNG 135
Non-Optimized PNG 145

Bạn có thể thấy trong bảng so sánh trên, định dạng hình ảnh có thể mang đến sự khác biệt lớn cho tốc độ website của bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết cách làm thế nào để tối ưu hình ảnh của bạn bằng Photoshop và các công cụ khác, mà không làm giảm đi dung lượng hình ảnh.

Hãy đọc thêm bài viết làm thế nào để tối ưu hình ảnh cho web và WordPress lưu hình ảnh ở đâu nhé.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Webp, hiện cũng đã có rất nhiều browser hỗ trợ.

Đây là một lọai định dạng mới được phát triển bới GG nhằm thay thế JPEG và PNG.

Một số phương pháp đơn giản để tối ưu Tốc Độ WordPress

Sau khi cài đặt bộ nhớ đệm và tối ưu hóa hình ảnh.

Bạn có thể nhận ra trang web của mình bất đầu tải nhanh hơn rất nhiều.

Nhưng nếu bạn muốn tăng tốc WordPress website nhanh nhất có thể, bạn cần làm nhiều thứ hơn

Đây là những mẹo sử dụng không liên quan đến kỹ thuật, vì vậy bạn không cần sử dụng bất ký một đoạn code nào để thực hiện chúng.

1. Luôn luôn cập nhật

Là một mã nguồn mở được quan tâm, WordPress luôn được upate thường xuyên.

Mỗi một bản cập nhật sẽ không chỉ cung cấp những tính năng mới, nhưng nó cũng sửa một số lỗi bảo mật.

Theme và Plugin bạn đang sử dụng cũng thường xuyên được các nhà phát triển cập nhật.

Hãy cập nhật lên các bản mới sớm nhất có thể, biết đâu nó đang bị dính lỗi làm chậm website của bạn.

Lưu ý: Trước khi update bạn nên backup đầy đủ site tránh trường hợp lỗi do không tương thích. Ví dụ phiên bản WordPress 5.0 gần đây nhất, các plugin hoặc theme sẽ không theo kịp những cập nhật mới của WordPress gây ra lỗi hoặc xung đột.

2. Sử dụng trích đoạn trên Trang chủ và Archives

Mặc đinh, WordPress sẽ hiển thị đầy đủ nội dung của một một bài viết trên Trang Chủ và Archives.

Điều đó có nghĩa các trang homepage, categories, tags, and archive pages sẽ tải chậm hơn.

Mặt khác hiển thị đầy đủ nội dung trên trang làm người dùng cảm thấy không cần phải truy cập để đọc thêm.

Điều này làm giảm số lượt xem trang của bạn và thời gian on-site trên website.

Để tăng tốc WordPress, bạn có thể cài đặt hiển thị từng đoạn thay vì phiên bản đầy đủ của nội dung.

Bạn có thể đi đến Setting » Reading và Chọn “For each article in feed, show Summary” instead of “Full Text”

3. Chia phần bình luận thành nhiều trang

Bạn có quá nhiều bình luận trên các bài đăng? Rất tốt đều đó thể bạn được quan tâm rất nhiều từ người đọc.

Nhưng mặt khác, tải tất cả những phần bình luận của họ có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc WordPress website của bạn.

WordPress có một chức năng để giải quyết vấn đề này. Đơn giản chỉ cần đi đến Setting > Discussion và tích vào ô “Break comments into pages”

4. Sử dụng CDN [Mạng truyền tải nội dung]

Còn nhớ ở phần trên chúng ta đã nói về người dùng ở vị trí địa lý khác nhau sẽ có những trải nghiệm khác nhau về tốc độ tải trang chứ?

Đó là vì vị trí đặt web hosting của bạn có thể ảnh hướng đến tốc độ tải trang.

Ví dụ: Công ty cung cấp dịch vụ hosting có servers đặt ở US. Người truy cập ở US sẽ thường có thời gian tải nhanh hơn những người truy cập ở Việt Nam.

Sử dụng CDN hay Content Delivery Network, có thể giúp tăng tốc độ tải trang cho tất cả người truy cập với nhiều địa lý khác nhau.

CDN là một mạng lưới tạo ra bới tất cả cả servers trên khắp thế giới.

Mỗi máy chủ lưu trữ “tĩnh” các file được sử dụng để tạo thành website đó.

File tĩnh là các tập tin không thay đổi như hình ảnh, CSS và JavaScript không giống như các trang trên WordPress là “lĩnh động” đã được giải thích ở trên.

Khi bạn sử dụng CDN, mỗi khi người dung truy cập website, chúng sẽ cung cấp các File tĩnh đó từ máy chủ gần nhất với người truy cập.

Server của bạn cũng sẽ nhanh hơn vì có CDN giúp nó giảm tải.

Tại Dieuhau chúng tôi đang sử dụng KeyCDN. Nó hoạt động rất tốt với WordPress và hỗ trợ các Caching Plugin cho tốc độ tải nhanh hơn.

Để tìm hiểu cách sử dụng KeyCDN để tăng tốc WordPress đọc thêm bài viết này nhé: Đánh Giá KeyCDN: Một cách đơn giản để tăng tốc độ website.

5. Đừng upload video trực tiếp lên WordPress

Ban có thể upload trực tiếp video đến trang WordPress của bạn, và nó sẽ tự động hiển thị với HTML5 player…

Nhưng ĐỪNG BAO GIỜ làm thế

Lưu trữ video sẽ làm tốn băng thông của bạn. Bạn có thể bị tính phí quá dung lượng bởi nhà cung cấp hosting.

Và họ có thể bye bye bạn, mặc dù gói hosting bạn ghi là “unlimited” băng thông.

Lưu trữ video cũng làm tăng dung lượng file backup lên rất nhiều, và làm nó khó khăn để có thể khôi phục WordPress từ file sao lưu.

Thay vào đó bạn nên sử dụng các dịch vụ lưu trữ video khác như Youtube, Vimeo, DailyMotion,..v..v và để họ xử lý những công việc đó.

Họ có đủ băng thông cho nó.

WordPress có chức năng cho phép bạn nhúng các video, vì vậy bạn chỉ copy và paste trực tiếp đường dẫn của video và nó sẽ hiển thị một cách tự động.

Đọc bài viết này để tìm hiểu cách Làm thế nào nhúng Facebook Video vào WordPress.

6. Sử dụng theme được tối ưu hóa tốt

Với kinh nghiệm của một người đã đổi theme đến lần thứ 3 từ Voice, Jnews đến giờ là Generatepress.

Thì mình thấy có một số tiêu chí bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn theme.

Lựa chọn đúng theme

Hãy xác định rõ bạn đinh làm website theo lĩnh vực gì [tin tức, bán hàng hay thương mại điện tử].

Nếu bạn chỉ cần một theme dạng tin tức chia sẻ kiến thức hay blog cá nhân đơn giản.

Theme miễn phí như Generatepress là quá đủ -> nó đơn giản nhẹ nhàng, không có nhiều tính năng thừa.

Đảm bảo website của bạn load nhanh mà không cần bỏ quá nhiều công sức để tối ưu.

Còn nếu dân kéo thả quen sử dụng Elementor có thể tham khảo Jnews [đây là theme trả phí].

Hoặc Flatsome cho website bán hàng, đây có thể nói là theme quốc dân được anh em sử dụng đông đảo.

Thường theme càng nhiều tính năng sẽ càng chập chạm, nên hãy cân bằng giữa tính năng và hiệu năng nhé.

 Trước khi lựa chọn một theme mới bạn hãy đọc kỹ bài này nhé Làm thế nào thay đổi giao diện WordPress phù hợp.

Hiện mình đang dùng giao diện Generatepress + Gutenberg trên Diều Hâu cho tốc độ rất ấn tượng, nhanh và nhẹ hơn trước nhiều.

7. Sử dụng Slider plugin nhanh hơn

Slider khá phổ biến với mọi thiết kế website hiện nay, nhưng nó cũng chính là thứ nặng nhất.

Nhất là hiện nay các slider có rất nhiều tính năng và hiệu ứng đẹp mắt, ví dụ như plugin Revolution Slider.

Thậm chí bạn còn làm được nguyên một website chỉ với slider plugin, nhưng nó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ.

Hãy cân nhắc lựa chọn slider phù hợp nếu bạn muốn có có tốc độ nhanh.

Trước mình có có bài so sánh các slider tốt nhất hiện nay, nếu chưa biết hãy tham khảo nhé.

Slider Plugin Page Load time Requests Page size
Soliloquy 1.34 secs 26 945 KB
Nivo Slider 2.12 secs 29 1 MB
Meteor 2.32 secs 27 1.2 MB
Revolution Slider 2.25 secs 29 1 MB
LayerSlider 2.12 secs 30 975 KB

8. Sử dụng Gallery plugin nhanh hơn

Nếu bạn có một website chuyên về hình ảnh nghệ thuật hay portfolio, thì chắc chắn bạn sẽ muốn sử dụng plugin gallery để hiển thị hình ảnh của bạn.

Điều quan trọng là bạn sử dụng một Gallery plugin được tối ưu hóa về tốc độ

Tôi khuyên bạn nên sử dụng Envira Gallery, là một trong những Gallery plugin tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Nó cho phép tạo những triển lãm ảnh tuyệt đẹp và tải nhanh như điện vậy.

Sau đây là bảng so sánh 2 plugin phổ biến khác với nó. Và kết quả là Envira nhanh gần như gấp đôi so với 2 cái còn lại.

Gallery Plugin Page Load time Requests Page size
Envira Gallery 1.08 secs 24 1MB
Foo Gallery 1.89 secs 23 357.1KB
NextGEN 1.88 secs 33 518KB

Tinh chỉnh thiết lập WordPress để Tăng Tốc Website

Sau khi sử dụng các phương pháp phía trên. Tôi khá chắc là website bạn đã nhanh hơn

Bạn sẽ thấy những cải thiện lớn về tốc độ tải trên website của mình.

Nhưng bạn cảm thấy vẫn muốn tìm hiểu thêm nhiều cách tối ưu khác để “nhanh nhất có thể”.

Bạn sẽ cần tinh chỉnh thêm một số thay đổi nữa.

Những thủ thuật sau đây có một chút liên quan đến kỹ thuật với một số yêu cầu bạn cần chỉnh sửa các file trên website của bạn.

Hoặc là bạn có một chút kiến thức về PHP, bạn nên chắc chắn rằng backup website trước khi thực hiện nhé.

1. Chia nhỏ các bài viết dài thành nhiều trang

Người đọc thường có xu hướng ưa thích những bài viết dài và nhiều kiến thức hữu ích.

Bài viết dài hơn còn có thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.

Nhưng nếu bạn đăng nhưng bài viết dài với nhiều hình ảnh, nó có thể làm chậm website đó.

Thay vào đó hãy chia nhỏ bài viết ra thành nhiều trang .

WordPress đi kèm với chức năng tích hợp sẵn để làm điều đó.

Đơn giản là thêm vào nơi mà bạn muốn chia nhỏ trong bài viết này thành trang tiếp theo.

Làm lại lần nữa nếu bạn muốn chia nhỏ lần nữa.

2. Giảm các HTTP Request bên ngoài

các request bên ngoài

Nhiều plugin và theme tải nhiều định dạng file khác nhau từ các trang website khác.

Những file này bao gồm: scripts, stylesheets,font và hình ảnh từ nguồn bên ngoài như Google Analytics, Facebook,v..v..

Bạn có thể sử dụng một vài trong số trên.

Nhiều file ở đây được tối ưu để tải nhanh nhất có thể.

Vì vậy nó nhanh hơn là lưu trữ chúng trên website của bạn.

Nhưng nếu plugin tạo ra rất nhiều request, thì nó có thể làm chậm đáng kể trang web của bạn

Bạn có thể giảm tất cả các HTTP requests bên ngoài bằng cách vô hiệu hóa scipts và style hoặc gom chúng lại thành một file để tăng tốc WordPress

3. Giảm số lần gọi lên cơ sở dữ liệu

Lưu ý: Bước này cần hiểu biết một chút về kỹ thuật và yêu cầu kiến thức cơ bản về PHP and Cấu trúc các file trong WordPress.

Thật không may rằng, có rất nhiều theme mã hóa kém trên thị trường.

Họ bỏ qua các phương pháp cơ bản và kết thúc bằng các gọi trực tiếp lên cơ sở dữ liệu, hay có quá nhiều những request không cần thiết tới database.

Nó có thể thực sự làm chậm server bởi vì phải làm quá nhiều việc.

Kể cả khi giao diện đó được mã hóa rất tốt làm cho nó chỉ gọi lên cơ sở dữ liệu để lấy những thông tin cơ bản.

Trong ví dụ này, mỗi khi bạn nhìn thấy

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề