Hướng dẫn tổng quan php

Khái niệm về php

PHP [Hypertext Preprocessor] là ngôn ngữ script trên server được thiết kế để xây dựng các trang Web động. Mã PHP có thể thực thi trên Webserver để tạo ra mã HTML và xuất ra trình duyệt web.

PHP là mã nguồn mở, miễn phí và theo như đánh giá của người dùng thì nó là 1 ngôn ngữ dễ học và dễ sử dụng và mã nguồn khi chạy trên các hệ điều hành khác nhau thì không phải sửa lại nhiều.

Về kết nối với các cơ sở dữ liệu[Mysql, Sql Server, Oracle] thì rất đơn giản

Cài đặt

Để chạy một ứng dụng của PHP bạn cần phải cài PHP, Apache, và 1 hệ quản trị CSDL.

Bạn có thể cài riêng lẻ từng phần và cũng có thể cài một gói tích hợp sẵn cả 3 phần.

 sudo apt-get install libapache2-mod-auth-mysql php5-mysql phpmyadmin

Sau khi cài đặt xong chúng ta cần khởi động lại apache bằng lệnh sau:

sudo /etc/init.d/apache2 restart

Cần config servername

vi /etc/apache2/httpd_conf
ServerName localhost

kiểm tra apache2 có làm việc không

localhost:8080/index

Màn hình thông báo thành công sẽ như sau:

File index sẽ tự động được tạo ra khi chúng ta cài đặt xong PHP

Chúng ta kiểm tra xem cấu hình của PHP bằng cách vào thư mục

sudo cd /var/www

Tạo file vi info.PHP và paste dòng sau vào file đó


Và chạy localhost:8080/info.php

Hình ảnh:

Các lỗi thường gặp khi cài đặt PHP

Lỗi bị chiếm mất cổng default 80

Xem cổng 80 đã bị dùng chưa

Hình ảnh:

Do cài đặt apache2 mạc định cổng 80 nhưng khi máy bạn cổng 80 đã bị ứng dụng khác dùng thì khi chạy localhost sẽ có thông báo lỗi như sau:

Để khắc phục lỗi này thì ta cần config lại cổng khác cho apache2 ví dụ như cổng 8080

Vào file vi /etc/apache2/ports.conf sửa lại

Listen 80 thành
Listen 8080

Vào file vi /etc/apache2/sites-available/default sửa tất cả 80 thành 8080

Trong file vi /etc/apache2/apache2.conf ta include thêm 2 dòng sau

Include /etc/apache2/sites-enabled/
Include /etc/apache2/sites-available/

Sau khi sửa xong ta restart lại apache2

Lỗi tiếp theo là lỗi và quyền permission

Hình ảnh:

Thông thường ta xét quền to nhất cho tất cả các thư mục bằng lệnh sau: sudo chmod -R 755 /var/www/filename or folder/

  1. Những kiến thức căn bản về PHP
Cú pháp

Cú pháp chính của PHP như sau

Cách ngắn ngọn như sau

// cú pháp này giống với ruby và ASP


Mã lệnh php

Mặc dù có nhiều cách thể hiện mã lệnh nhưng thường người sử dụng dùng cách 1 và đặc biệt trong PHP để kết thúc một dọng lệnh thì phải có dấu ";" ở cuối Ví dụ


  • Về comment hay chú thích dòng code thì ta dùng "//" hoặc "/* block code */" Ví dụ:

Xuất thông tin ra trình duyệt:

  • echo "chuoi";
  • printf "chuoi"; Ví dụ:

Kết nối giữa các chuỗi với nhau ta dùng dấu "." Ví dụ echo "Nguyen"."Van"."Dung";

Kết nối dữ liệu mysql và php


Trong các file trên chúng ta có thể biết được các sử dụng cú pháp, vòng lặp và xuất thông tin hay là thao tác với CSDL mysql của php

Source Code

PHP là ngôn ngữ lập trình phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, cùng Tmarketing tìm hiểu PHP là gì? kiến thức tổng quan cho người mới bất đầu qua nội dung sau.

PHP: Hypertext Preprocessor, thường được viết tắt thành PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.

Do được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.

Ngôn ngữ, các thư viện, tài liệu gốc của PHP được xây dựng bởi cộng đồng và có sự đóng góp rất lớn của Zend Inc., công ty do các nhà phát triển cốt lõi của PHP lập nên nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp để đưa PHP phát triển ở quy mô doanh nghiệp.

Vì sao nên sử dụng ngôn ngữ PHP?

PHP không phải là ngôn ngữ script phía server duy nhất có sẵn – vẫn còn nhiều ngôn ngữ khác nữa. Tuy nhiên, nó lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh nếu như bạn đang chạy trang web WordPress.

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, WordPress được xây dựng dựa trên việc sử dụng PHP. Vì vậy sử dụng ngôn ngữ này giúp cải thiện đáng kể số lượng tùy chỉnh có thể có trên trang web. Bạn có thể sử dụng nó để sửa đổi plugins và themes có sẵn hoặc tự tạo plugin! Nếu bạn muốn trở thành nhà phát triển và WordPress, bạn bắt buộc phải học PHP.

Nếu vẫn chưa bị thuyết phục, đây là một số lý do khác khiến PHP là ngôn ngữ script tuyệt vời để sử dụng:

  • Dễ học – bạn có thể học dễ dàng vì nó có tài liệu tuyệt vời về các chức năng cùng các ví dụ.
  • Được sử dụng rộng rãi – nó được sử dụng để tạo ra các loại nền tảng như thương mại điện tử, blogs, phương tiện truyền thông xã hội, v.v. Thống kê cho thấy 79% tất cả các trang web đều sử dụng PHP!
  • Chi phí thấp – nó là nguồn mở để bạn có thể sử dụng miễn phí.
  • Cộng đồng lớn – nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào với nó, bạn không phải lo lắng vì có rất nhiều blog PHP trên internet.
  • Tích hợp với cơ sở dữ liệu – một số ví dụ như MySQL, Oracle, Sybase, DB2, v.v.

Ngôn ngữ PHP có khác biệt thế nào so với những ngôn ngữ lập trình khác

  • PHP là một ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, ngôn ngữ lập trình này không chạy trên một trình duyệt mà chủ yếu tương thích với một máy chủ web. Khi bạn mở một trang web bất kỳ, máy chủ sẽ chạy tập lệnh PHP được liên kết để trả lại website cho bạn.

  • HTML: Ngôn ngữ này sẽ được dùng để tạo lập một trang web hoàn chỉnh. HTML chủ yếu được dùng để lên cấu trúc cơ bản cho một trang web. Hiện nay, bất cứ trang web nào cũng cần phải sử dụng ngôn ngữ HTML để xây dựng website.
  • Java Script: Ngôn ngữ lập trình này sẽ cung cấp cho website của bạn sức mạnh nhất định. Khi sử dụng Javascript, các lập trình viên có thể đặt những phép tính, điều kiện khác nhau nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của website trong điều kiện thực tế.
  • CSS: CSS chủ yếu được sử dụng nhằm trang trí cho website của bạn được đẹp mắt hơn. CSS có tất cả những hiệu ứng

Muốn trở thành lập trình viên PHP thì cần gì?

Như bạn đã biết, nghề lập trình viên PHP hiện nay được rất nhiều người lựa chọn do các lợi thế của nó đem đến như lương cao, cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy để trở thành lập trình viên PHP, bạn nhất định phải biết tới những điều sau:

  • Kiến thức chuyên môn tốt: Tất nhiên để trở thành một lập trình viên PHP, bạn cần nắm trong tay những kiến thức từ bài bản đến nâng cao về PHP. Hiện nay tại các trường đại học hay các trung tâm đào tạo đều giảng dạy về ngôn ngữ lập trình PHP. Tuy nhiên bạn cũng nên tự tìm hiểu thêm và thực hành các kiến thức khác để tăng tay nghề của bản thân.

  • Kỹ năng tự học tốt, luôn tìm tòi phát triển: Chắc hẳn là một dân IT, thì bạn là người hiểu rõ nhất ngành công nghệ biến đổi nhanh ra sao. Vì vậy kỹ năng tự học là rất quan trọng đối với dân IT, bạn cần luôn học hỏi những điều mới để cải tiến bản thân. Hiển nhiên các kiến thức thì không phải bao giờ cũng được dạy hoặc được cung cấp có sẵn, mà bạn cần chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức mới của ngành. Từ đó nhất định bạn sẽ trở thành một lập trình viên PHP cực kỳ xuất sắc.
  • Tiếng Anh là một lợi thế: Hiện nay việc có khả năng sử dụng tiếng Anh là một lợi thế rất lớn trong tất cả các ngành, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Đó chính là tấm vé để bạn vươn mình ra thế giới và phát triển không ngừng. Với xu thế hiện nay, chỉ một vài năm nữa thì yêu cầu về tiếng Anh bắt buộc sẽ rất phổ biến trong việc tuyển dụng các lập trình viên. Vì vậy việc luôn trau dồi khả năng tiếng Anh là một việc cần thiết ngay hôm nay nếu như bạn không muốn bị tụt hậu lại so với các đồng nghiệp.

Hy vọng qua bài viết này, Tmarketing đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về PHP. Nếu bạn gặp khó khăn có thể comment bên dưới, Tmarketing đơn vị chuyên thiết kế website và cung cấp giải pháp hosting – VPS sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Trần Bình Trọng, CEO tại Tmarketing.vn. Đam mê nghiên cứu Digital marketing. Với tôi, có 2 thứ không thể thiếu đối với mọi nhà tiếp thị trong kỉ nguyên số là nắm vững các nguyên lý nền tảng Marketing và am hiểu các công cụ số để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Trong blog của mình chia sẻ các kiến thức về SEO - Inbound Marketing - Tối ưu chuyển đổi trên website, đúc kết từ nhiều năm xây dựng Agency, triển khai cho nhiều lĩnh vực - công ty từ quy mô start-up tới tập đoàn. Ngoài chia sẻ trên blog, mình cũng quay khá nhiều video hằng tuần trên youtube để chia sẻ các chủ đề tương tự. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Chủ Đề