Hướng dẫn trải nghiệm sáng tạo bảo vệ môi trường

Sáng 29/8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm mô hình bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu gắn với tổng kết 5 năm thực hiện phong trào chống rác thải nhựa”, giai đoạn 2019-2023.

Đến dự hội thảo có Phó Bí thư Tỉnh ủyY Biêr Niê cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành đơn vị hữu quan.

Quang cảnh hội thảo.

Thời gian qua, các cấp Hội đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu gắn với thực hiện phong trào chống rác thải nhựa, qua đó xây dựng nhiều cách làm sáng tạo trong tổ chức các công trình, phần việc thiết thực về trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, vận động thu hút sự tham gia vào cuộc của các tầng lớp phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ xây dựng nhiều mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, chống rác thải nhựa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tô Thị Tâm phát biểu tại hội thảo.

Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức trên 3.300 buổi tuyên truyền cho cán bộ Hội chuyên trách với trên 545.000 lượt hội viên phụ nữ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tác động tiêu cực của rác thải nhựa, túi ni lông tới môi trường sống và sức khỏe con người; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 32 lớp tập huấn bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, các tiêu chí Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”… cho hơn 3.000 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ cơ sở.

Hội đã cụ thể hoá phong trào bằng nhiều chương trình, hoạt động cụ thể như “Thu gom rác thải nhựa, phế liệu sinh hoạt, tạo môi trường xanh, sạch đẹp và gây quỹ hỗ trợ hội viên nghèo, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, “Đổi rác nhựa lấy quà”; xây dựng được 774 mô hình, câu lạc bộ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng hơn 4.000 “Vườn rau hạnh phúc”, đảm nhận 463 công trình “Đường hoa - Hàng cây - Hàng rào xanh”, “Vườn hoa Đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công” …

Phó Bí thư Tỉnh ủy Y Biêr Niê phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, chia sẻ những kinh nghiệm hay, sáng tạo trong thực hiện phong trào phụ nữ bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu; duy trì và vận hành hiệu quả mô hình chống rác thải nhựa; cách làm hay trong vận động hội viên phụ nữ tham gia hưởng ứng, thực hiện phong trào chống rác thải nhựa; đề xuất, kiến nghị các giải pháp xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của địa phương…

Trao tặng Bằng khen cho các tập thể.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Y Biêr Niê ghi nhận, biểu dương những kết quả mà các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã thực hiện trong thời gian qua để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương. Đồng thời, mong muốn thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trung ương Hội LHPN Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, chống rác thải nhựa để vận dụng phù hợp với thực tiễn của tỉnh; phát huy thế mạnh của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền cổ động trực quan; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân có cách làm hay, tiêu biểu; tổ chức được các hoạt động thiết thực, phù hợp với khả năng nhằm giải quyết những vấn đề bất cập liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.

Bên cạnh đó, cần tập trung tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động theo chủ đề lớn, tổ chức các hoạt động đồng loạt ra quân tuyên truyền bảo vệ môi trường, làm sạch khu dân cư, đường làng ngõ xóm nâng cao vai trò trách nhiệm của hội viên, phụ nữ và toàn xã hội…

Nhân dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tặng Bằng khen cho 12 tập thể, 8 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” giai đoạn 2019 – 2023.

Thiết kế hoạt động cho học sinh về chủ đề: Thế hệ trẻ với vấn đề môi trường. Tên hoạt động:

Môi trường qua ống kính của tôi!

Sơ đồ khối

1. Mục đích 2. Thời gian, địa điểm tổ chức và thành phần tham gia

Môi trường qua ống

3.Nội dung tiến trình và hình thức hoạt động

kính của tôi! 4. Công tác chuẩn bị

5. Tổ chức hoạt động

6. Kết thúc hoạt động.

www.website.com

1. MỤC ĐÍCH

  1. Về kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu biết thêm về môi trường xưa và nay để nhận ra sự tác động to lớn của con người tới môi trường.

  1. Về kỹ năng: - Nâng cao kỹ năng tổng hợp và áp dụng khoa học vào xử lý tư liệu, tài liệu học tập cho học sinh. - Giúp học sinh rèn luyện nhóm kỹ năng tổng hợp viết, trình bày, thuyết trình. - Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh.
  2. Về nhận thức: - Giúp học sinh nhận thấy tác hại của những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường qua đó nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường

2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ THÀNH PHẦN THAM GIA.

2.1. Thời gian: + Thời gian phát động: 1tháng + Thời gian tổ chức: 90’ [2 tiết học] 2.2. Địa điểm tổ chức: Sân trường hoặc hội trường trường học. 2.3. Thành phần tham gia: Ban giám hiệu, bí thư đoàn trường, thầy cô giáo bộ môn, hội trưởng hội phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm và toàn bộ học sinh trong lớp.

3.NỘI DUNG TIẾN TRÌNH VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

• •

Nội dung bài viết bàn về vấn đề môi trường của chúng ta xưa và nay. Yêu cầu bài viết phải nêu bật được hiện trạng môi trường, nguyên nhân ô

nhiễm, biện pháp và quan trọng nhất là cá nhân,tập thể đó đã làm gì để thay đổi tình trạng này.

3.1. Nội dung tiến trình bao gồm 2 hoạt động chính:

  1. Hoạt động tìm kiếm thông tin, tư liệu

Học sinh tự tìm kiếm tư liệu dưới dạng hình ảnh qua sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm

  1. Hoạt động: thi tìm hiểu về môi trường

Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, các thành phần tham gia, ban giám khảo, thư kí.

• •

Tổ chức cuộc thi trong không gian tập trung. Phần thi thuyết trình về môi trường bằng báo ảnh

3.2. Hình thức tổ chức hoạt động

• •

Tổ chức dưới dạng cuộc thi giữa các đội trong lớp về chủ đề môi trường. Phát động vào giờ sinh hoạt lớp, tổ chức vào giờ ngoại khóa. Hình thức thi: chia lớp thành 3 nhóm,mỗi lớp cử 5 đại diện để tham gia cuộc thi. Các nhóm sẽ được cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn và sau đó tự tìm tư liệu và tổng hợp thành bài viết. Có thể sử dụng bài dưới dạng báo ảnh.

Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên giới thuyết cho bài của nhóm mình. Thời gian giới thuyết là 7 phút.

Ban giám khảo dựa vào những tiêu chí về:nội dung, hình thức, hùng biện,sáng tạo…để chấm điểm.

4. Công tác chuẩn bị.

– Giáo viên: •

Lập kế hoạch cho hoạt động, dự kiến kinh phí, tham khảo ý kiến, tổng hợp, xin ý kiến ban giám hiệu, xin kinh phí hoạt động từ nhà trường, đoàn thanh niên, quỹ lớp và quỹ phụ huynh học sinh.

Thông báo kế hoạch đến ban giám hiệu,bí thư đoàn trường, các thầy cô giáo bộ môn, hội trưởng hội phụ huynh của lớp và học sinh cả lớp tham gia.

• •

Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo, thư kí. Ban tổ chức lập quy định và thể lệ cuộc thi chặt chẽ, phù hợp gửi cho các đội thi.

• •

Họp ban tổ chức. Trưởng ban tổ chức phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng mục, từng hoạt động: văn nghệ chào mừng, gửi giấy mời đến đại biểu, chuẩn bị phần thưởng trong kinh phí dự trù, khánh tiết, nước uống, lễ tân, máy chiếu, loa, míc, âm li... Phân công 6 thành viên trong lớp ko tham gia cuộc thi chuẩn bị sân khấu và thu dọn sau khi kết thúc các hoạt động. Ban tổ chức họp triển khai kế hoạch đến bí thư, lớp trưởng để thành lập đội thi và hoạt động thi.

– Học sinh: •

Thành lập đội thi trên cơ sở lớp cử ra mỗi nhóm 5 đại diện ưu tú, có hiểu

biết và khả năng làm việc hiệu quả.

Các đội thi sẽ chuẩn bị các dụng cụ, kiến thức, hình ảnh cần thiết cho cuộc thi.

Thông báo kế hoạch và thu hút học sinh cả lớp tham gia.

5. Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Một số tiết mục chào mừng: Các tiết mục có nội dung trẻ trung hấp dẫn học sinh.

Hoạt động 2: Ban tổ chức tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo, BGH phát biểu khai mạc.

Hoạt động 3: Thi thuyết trình báo ảnh theo chủ đề môi trường xưa và nay.

• •

Các đội sẽ bốc thăm thứ tự trình bày, thời gian tối đa cho phần chơi là 7 phút. Nội dung thi của mỗi đội sẽ gồm 2 phần: quá trình thực hiện bài thi[ là video ngắn quay lại quá trình đi tìm, chụp tài liệu cho bài thi], và phần bài thi.

Bài thi cần đc đặt tên tiêu đề sát với nội dung bài thi[ quá thời gian BGK sẽ trừ điểm theo quy định của ban tổ chức].

• •

Các đội sẽ thuyết trình cho phần thi của mình theo trình tự đã đc chuẩn bị. Bài thi cần khoa học, nội dung phong phú, hình ảnh sinh động và phải có ghi chú địa điểm, thời gian thực hiện.

Yêu cầu hình ảnh, video tư liệu phải chính xác, cụ thể và đảm bảo tính bản quyền do chính các thành viên trong đội đã thực hiện.

Hoạt động 4: Giải pháp môi trường.

Các đội sẽ đưa ra giải pháp môi trường theo quan điểm của mình bằng hình thức tự chọn: tình huống, khẩu hiệu, video, thuyết trình...

Mỗi đội có 5 phút cho hoạt động này

[ quá thời gian sẽ bị trừ

điểm theo quy định của ban tổ chức].

Giải pháp phải thiết thực, gần gũi và đảm bảo tính khả thi.

6. Kết thúc hoạt động

– BTC tổng kết điểm thi của các đội qua các phần thi. – Thời gian chờ tính điểm đội văn nghệ xung kích chuẩn bị 1 vài tiết mục văn nghệ. – BTC thông báo kết quả đạt đc và ý nghĩa của cuộc thi. – BGH lên trao giải nhất, nhì, ba, cho các đội thi – Bài thi hay, ý nghĩa và hữu ích nhất sẽ đc gửi đi dự thi ở cấp cao hơn. – Kết thúc. BTC và BGH rút kinh nghiệm. Đội xung kích làm nhiệm vụ thu dọn.

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE!!!

Chủ Đề