Hướng dẫn trò chơi nối chữ cái

- Trẻ biết nhận biết và phát âm đúng chữ cái v,r qua các trò chơi; phân biệt được các chữ cái v, r thông qua đặc điểm, cấu tạo của chữ.

- Biết chơi trò chơi đúng luật.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phát âm và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.

- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và phối hợp với bạn, nhóm bạn trong các trò chơi với chữ cái.

3. Giáo dục:

- Thông qua giờ học giáo dục trẻ đoàn kết tham gia vào trò chơi cùng các bạn.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô

- Giáo án điện tử, máy tính.

2. Đồ dùng của trẻ

- Rổ có chứa chữ cái v, r đủ cho số trẻ.

- Các thẻ chữ cái v, r

- 3 tờ tranh có vẽ chữ cái v, r cho trẻ chơi trò chơi.

- 3 tờ giấy A3 có in đoạn thơ trong bài thơ “Quê hương”

- Bút màu; Bảng, đường hẹp

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.

-Cho trẻ đọc thơ "Quê hương"

- Trò chuyện về chủ đề 

- Cô có món quà tặng lớp chúng mình. Chúng mình cùng quan sát lên màn hình xem cô có gì nào.

- Cô có chữ cái gì đây nhỉ?

- Chúng mình cùng phát âm chữ cái v, r nào [Cho cả lớp phát âm 3 lần]

- Hôm nay cô con mình sẽ cùng chơi các trò chơi với chữ cái v, r nhé.

- Trẻ đọc thơ 

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ phát âm

- Lắng nghe

2. Hoạt động 2. Trò chơi ôn chữ cái v, r:

* Trò chơi 1: “Ai chọn đúng”.

- Trò chơi thứ nhất mang tên “Ai chọn đúng”. Để chơi được trò chơi này cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 rổ đồ dùng, chúng mình cùng lên lấy rổ và về chỗ nào.

- Cho trẻ hát bài hát “Quê hương tươi đẹp” và đi lấy rổ và về chỗ

- Chúng mình cùng xem trong rổ có gì?

- À đúng rồi trong rổ có các chữ cái. Bây giờ các con nghe cô hướng dẫn cách chơi nhé.

+ Lần 1: Cô nói tên chữ cái nào thì các con sẽ tìm, giơ và phát âm chữ cái đó.[ Cho cả lớp, tổ, cá nhân 1,2 trẻ phát âm sau mỗi lần tìm chữ, hỏi cá nhân trẻ con có nhận xét gì về chữ cái v hoặc r]

+ Lần 2: Các con vừa tìm chữ rất giỏi. Cô cho chúng mình chơi lần nữa, ở lần chơi này sẽ khó hơn. Cô nói đặc điểm của chữ cái, các con tìm chữ cái theo đặc điểm cô nói giơ lên và phát âm nhé. [Khi trẻ tìm xong chữ cái nào cô cho xuất hiện chữ cái đó trên màn hình].

- Trên màn hình có mấy chữ cái? [Cho trẻ phát âm]

- Chữ v, r này là kiểu chữ gì? [In thường]

- Cô cho so sánh cặp chữ cái v- r: Chữ v và chữ r có điểm gì giống và khác nhau?

=> Cô khẳng định lại:

+ Giống nhau: Chữ v và chữ r đều có 2 nét

+ Khác nhau: Chữ v có 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải, còn chữ r có 1 nét xổ thẳng và 1 nét cong phía trên bên phải

- Ngoài chữ v, r in thường chúng mình vừa chơi trò chơi, các con biết các kiểu chữ nào nữa?

=> Cô chốt và cho trẻ quan sát chữ cái v, r in hoa và viết thường.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát và lấy đồ dùng về chỗ

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ phát âm

- Trẻ trả lời

- Trẻ so sánh chữ cái v , r

- Nghe cô khẳng định

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe và quan sát

* Trò chơi 2: Nhanh chân tìm chữ.

- Sau đây chúng mình sẽ đến với trò chơi thứ 2 là trò chơi “Nhanh chân tìm chữ”. Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi

+ Cách chơi: Ở dưới sàn nhà có dán các chữ cái, cô cũng tặng các con mỗi bạn 1 thẻ chữ cái v, r mà các con đeo trên cổ, chúng mình hát và vận động theo nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp”, khi cô có hiệu lệnh “Tìm chữ tìm chữ” thì mỗi bạn phải tìm và đứng cạnh 1 chữ cái v hoặc r giống với chữ cái ở thẻ các con đang đeo.[Cho chơi lần 1]

- Lần 2: Cho trẻ đổi thẻ chữ cái cho nhau và chơi tiếp, khi chơi hát vận động bài “Quê hương tươi đẹp” khi nghe thấy hiệu lệnh tìm chữ các con sẽ quan sát chữ cái ở thẻ của mình đang đeo rồi tìm đứng đúng chữ cái như trên thẻ của các con.

+ Luật chơi: Nếu bạn nào đứng không đúng hoặc không tìm được vị trí chữ cái như thẻ của mình thì bạn đó phải nhảy lò cò 1 vòng.

- Sau mỗi lần chơi cô hỏi cá nhân 1, đến 2 trẻ đang đứng ở vị trí chữ cái gì, có đúng với cái trên thẻ mình đang đeo không, cho các bạn quan sát giúp, cô cho những bạn có chữ cái giống bạn cô vừa hỏi cùng phát âm

- Cô động viên khích lệ trẻ sau mỗi lần chơi song.

- Lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi theo yêu cầu

* Trò chơi 3: Thi xem đội nào nhanh

Và ngay sau đây chúng ta cùng đến với trò chơi thứ 3

mang tên “Thi xem đội nào nhanh”

- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội, cô đã chuẩn bị cho mỗi đội 1 bức tranh có viết 1 chữ cái v, r to ở giữa và các chữ cái v, r và 1 số chữ cái khác nhỏ xung quanh. Nhiệm vụ của các đội là cùng nhau thảo luận, tìm và nối các chữ v hoặc r nhỏ vào chữ cái v hoặc r to ở giữa. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Kết thúc bản nhạc đội nào tìm, nối được nhiều, đúng và nhanh nhất các chữ cái đúng theo yêu cầu sẽ là đội chiến thắng.

- Luật chơi: Những chữ cái nối không đúng theo yêu cầu sẽ không được tính.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi, hết giờ chơi cô cho 3 tổ trưởng đem kết quả lên để cho cả lớp quan sát nhận xét.

- Cô nhận xét chung tuyên dương, động viên khuyến khích trẻ.

- Lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô

* Trò chơi 4: Chung sức

- Để kết thúc buổi chơi với các chữ cái v, r hôm nay chúng mình cùng đến với trò chơi cuối cùng được mang

tên “ Chung sức”

+ Cách chơi: Cô chia lớp mình làm 3 đội chơi, cô tặng cho mỗi đội 1 bức tranh có in 1 đoạn bài thơ “Quê hương” của tác giả Đỗ Trung Quân. Nhiệm vụ của các đội là khi nhạc bật lên, lần lượt từng bạn của các đội sẽ đi theo đường hẹp lên tìm và gạch chân 1 chữ cái v hoặc r có trong đoạn thơ. Sau khi bản nhạc kết thúc đội nào tìm và gạch chân được nhiều chữ cái đúng nhất thì đội đó giành chiến thắng.

+ Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi phải đi qua đường hẹp. Khi lên chơi chỉ được tìm và gạch chân 1 chữ cái.

Chủ Đề