Khẩu trang kháng khuẩn tiếng anh là gì

Chị N.T.T.Hoa [Q3] tần ngần trước quầy bán khẩu trang, không biết chọn sản phẩm nào giữa một loạt khẩu trang than hoạt tính, khẩu trang chống bụi, khẩu trang nano bạc…

Kháng khuẩn 99%, khẩu trang y tế Dr. Seven đang được ưa chuộng tại thị trường Mỹ

Đại diện thương hiệu khẩu trang Dr. Seven hướng dẫn người tiêu dùng cách lựa chọn khẩu trang y tế, để bảo vệ sức khoẻ giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Các loại khẩu trang khác nhau thế nào?

Đại diện Dr. Seven tiết lộ, yếu tố quan trọng nhất khi mua khẩu trang y tế là nguyên liệu, cũng như thông số kỹ thuật của nguyên liệu cấu thành sản phẩm. Trong đó, tính năng chiếc khẩu trang được quyết định bởi lớp vi lọc lót ở giữa. Thông tin này được nhà sản xuất ghi rõ trong mục "thành phần" trên bao bì sản phẩm.

Lớp vi học "chuẩn" phải tạo được cảm giác thoải mái cho người đeo, không gây cảm giác khó thở. Nhưng đồng thời kết cấu lớp lọc phải đủ để lọc được các hạt bụi, vi khuẩn có kích thước cực nhỏ.

Mỗi loại vải sử dụng làm lớp vi lọc khẩu trang sẽ có các tính năng vượt trội khác nhau, tạo thành các loại khẩu trang khác nhau.

Lớp vải kháng khuẩn SMS có khả năng kháng khuẩn và lọc bụi khuẩn cao, độ bền cao, hiệu suất lọc tốt. Trong khi đó, lớp than hoạt tính lọc bụi khuẩn và một số hóa chất, khí độc gây hại cho sức khỏe.

Lớp vải nano bạc có khả năng diệt 99,96% khuẩn gây hại cho sức khỏe [theo tiêu chuẩn AATCC:100 2019 của Mỹ]. Còn vải không dệt thì có khả năng kháng thấm nước, ngăn các hạt có kích thước lớn.

Hiện nay, lớp vi lọc có chất lượng tốt nhất và đạt tiêu chuẩn sử dụng trong môi trường bệnh viện thường được gọi là giấy kháng khuẩn [meltblown.] Chất lượng của lớp meltblown được đo lường chủ yếu bằng tỷ lệ kháng khuẩn và hiệu suất lọc.

Khẩu trang y tế Dr. Seven đạt cấp độ cao nhất theo chuẩn ASTM của Mỹ

Khẩu trang 3 hay 4 lớp?

Khẩu trang từ 3 lớp trở lên được khuyến khích sử dụng. Tại Dr. Seven, thương hiệu kết hợp hai loại vải khác nhau trong lớp lõi, tạo thành khẩu trang 4 lớp để tăng tối đa khả năng bảo vệ sức khoẻ.

Đặc biệt, khẩu trang y tế meltblown 4 lớp của Dr. Seven là sự kết hợp của hai loại vải không dệt và giấy vi lọc kháng khuẩn meltblown bên trong lớp lõi. Phòng thí nghiệm uy tín Tuv Sud đã chứng nhận: lớp giấy vi lọc kháng khuẩn trong sản phẩm này có tỷ lệ kháng khuẩn 99% và hiệu suất lọc trên 98%.

Nhờ đó, loại khẩu trang này của Dr. Seven hiện đang nhận được rất nhiều đơn hàng từ các đối tác cung cấp vật tư cho bệnh viện tại Mỹ. Sản phẩm có khả năng đảm bảo an toàn cao trong môi trường rủi ro lây nhiễm cao như phòng mổ.

Theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ, khẩu trang y tế Dr. Seven đạt cấp độ 3 - cấp độ cao nhất trong thang đánh giá.

Mỗi ngày, 3 triệu khẩu trang Dr. Seven được sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.

Khẩu trang y tế, áo choàng, đồ bảo hộ y tế, tấm bảo vệ mặt của Dr. Seven hiện đang được xuất sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Châu Âu, Úc.

Nguyên liệu sản xuất là hàng chất lượng cao của Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Sản phẩm Dr. Seven đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia, và đạt các chứng chỉ quốc tế quan trọng như chứng nhận FDA của Mỹ, tiêu chuẩn CE của Châu Âu.

Doanh nghiệp hiện có nhà xưởng với tổng diện tích 70.000m2, công suất tối đa 90 triệu sản phẩm/tháng.

Virus bệnh đường hô hấp lây truyền từ người sang người chủ yếu qua các giọt nước chứa virus khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi. Một trong những cách phòng tránh bệnh đường hô hấp đó chính là đeo hoặc bịt khẩu trang. Đối với các khẩu trang chuyên dụng như khẩu trang vải có thể dùng nhiều lần, vậy tại sao khẩu trang Y tế thì chỉ được dùng 1 lần rồi bỏ?

Khẩu trang Y tế [tên tiếng Anh là Facemask hoặc Surgical Mask] là thiết bị dùng một lần, lỏng lẻo, tạo ra một rào cản vật lý giữa miệng và mũi của người đeo và các vi sinh vật hoặc chất gây ô nhiễm tiềm ẩn trong môi trường. Khẩu trang không được dùng chung và được sử dụng khi phẫu thuật, cách ly, nha khoa hoặc chăm sóc y tế.

Khẩu trang được làm ở các độ dày khác nhau và với khả năng khác nhau để bảo vệ bạn khỏi tiếp xúc với chất lỏng. Những đặc tính này ảnh hưởng đến việc bạn có thể thở dễ dàng qua khẩu trang hay không và khẩu trang bảo vệ tốt như thế nào.

Nếu được đeo đúng cách, khẩu trang sẽ giúp chặn các giọt nước có thể chứa vi trùng [vi rút và vi khuẩn] bắn hoặc phun khi chúng ta ho hoặc hắt hơi và giữ các loại vi trùng này ở lại khẩu trang để không tiếp xúc trở lại với miệng và mũi của bạn. Khẩu trang cũng giúp bạn giảm tiếp xúc với các giọt nước bọt và dịch tiết đường hô hấp của người khác.

Mặc dù khẩu trang có thể có hiệu quả trong việc chặn các giọt nước, nhưng khẩu trang y tế không thể lọc hoặc chặn các hạt rất nhỏ trong không khí có thể truyền qua ho, hắt hơi hoặc một số thủ thuật y tế. Ngoài ra, khẩu trang Y tế cũng không bảo vệ hoàn toàn khỏi vi trùng và các chất gây ô nhiễm khác do đeo khẩu trang không kín giữa bề mặt của khẩu trang và mặt của bạn.

2. Khẩu trang y tế dùng được mấy lần?

Khẩu trang Y tế chỉ được sử dụng một lần. Nếu khẩu trang của bạn bị hỏng hoặc bẩn hoặc bạn cảm thấy thở khó khăn khi đeo thì bạn nên tháo khẩu trang, loại bỏ khẩu trang đúng cách và thay thế bằng khẩu trang Y tế mới hoặc loại khẩu trang khác.

Khẩu trang y tế nên chỉ dùng một lần

Do cấu tạo của khẩu trang Y tế thường có ba lớp và đặc biệt, lớp ở giữa có chức năng giữ lại các giọt nước có thể có chứa vi trùng gây bệnh bị văng ra khi bạn ho. Ngoài ra, khẩu trang còn có thể lọc được bụi, vi khuẩn tạo sự thoáng khí cho người dùng dễ dàng thở khi đeo.

Chính vì các tính năng này, sau khi sử dụng thì chiếc khẩu trang Y tế đã là một ổ vi trùng có chứa nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu không được loại bỏ ngay sau một lần sử dụng.

3. Vậy khi nào cần đeo khẩu trang Y tế?

Theo Tổ chức Y tế giới, bạn chỉ cần đeo khẩu trang khi:

  • Nếu bạn khỏe mạnh, bạn chỉ cần đeo khẩu trang nếu bạn đang chăm sóc một người bị nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV hoặc các bệnh truyền qua đường hô hấp khác.
  • Đeo khẩu trang nếu bạn bị ho hoặc hắt hơi.
  • Khẩu trang chỉ có hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với rửa tay thường xuyên bằng bằng cồn hoặc xà phòng và nước sạch.
  • Nếu bạn đeo khẩu trang , bạn cần thực hiện đúng cách sử dụng và vứt bỏ khẩu trang đúng cách

Ngoài ra, do không có biện pháp nào có thể bảo vệ hoàn toàn chống lại sự lây truyền virus cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác, nên bạn cần chú trọng vào nhiều biện pháp như dược phẩm [ví dụ: vắc-xin và thuốc chống virus] và các can thiệp không dùng thuốc gồm: 1] các biện pháp cộng đồng [ví dụ: tránh tụ tập đông người và nghỉ học]; 2] các biện pháp môi trường [ví dụ: làm sạch bề mặt thường xuyên]; và 3] các biện pháp bảo vệ cá nhân như khuyến khích người có triệu chứng:

  • Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi

Che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi

  • Sử dụng giấy ăn che miệng và mũi khi ho/hắt hơi để chặn các dịch tiết hô hấp và sau khi sử dụng bạn cần bỏ giấy ăn vào thùng đựng rác
  • Thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết hô hấp và các vật bị ô nhiễm.

Những người được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cúm hoặc mắc bệnh hô hấp do sốt trong thời điểm dịch cúm gia tăng trong cộng đồng thì những người này nên ở nhà cho đến khi hết sốt trong 24 giờ [không dùng thuốc hạ sốt] và đã hết ho nhằm hạn chế lây lan cho người xung quanh. Nếu người có triệu chứng như vậy nhưng không thể ở nhà, thì nên cân nhắc đeo khẩu trang ở nơi công cộng hoặc khi có thể tiếp xúc gần gũi với người khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề