Khẩu trang tốt nhất cho bé

KHẨU TRANG 3D 6D [HÀNG ĐẸP] CHO BÉ TỪ 3 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI

Oops! Your browser is not compatible with Shopee Video :-[

KHẨU TRANG 3D 6D [HÀNG ĐẸP] CHO BÉ TỪ 3 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI

Mã giảm giá cho Shop

Tiết kiệm hơn khi áp dụng mã giảm giá của Shop. Liên hệ với Shop nếu gặp trục trặc về mã giảm giá do Shop tự tạo.

Giảm ₫5k

Mã: DANG294

Đơn tối thiểu 20k

HSD: 29-04-2022

Mã giảm giá cho Shop

Chọn loại hàng

[ví dụ: màu sắc, kích thước]

Màu sắc

6D Bé trai 1 chiếc,

6D Bé gái 1 chiếc.,

3D Bé trai 1 chiếc,

3D Bé gái 1 chiếc

Chi tiết sản phẩm

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Độ tuổi khuyến nghị

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

khau trang 3D cho bé 3THÁNG -5 TUỔI Siêu tiện dụng, sạch sẽ bé trai màu xanh, bé gái màu hồng Ngăn ngừa bụi xâm hại đến bé Khẩu trang bịt mũi và miệng bé, có ảnh chụp thật em bé đeo trên sản phẩm.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

Xem tất cả

duchienmonbum

đồ đẹp rẻ hơn nhiều so với ngoài. hình ảnh chỉ mang tính chất nhận xu. sẽ ủng hộ tiếp nếu cần thiết

2022-04-13 14:27

phatpi96

1 chiếc áo chống nắng nhẹ nhàng cho con yêu khi hè đến #69k Size 8-17kg 🎀🎀🎀 chất liệu cotton đũi siêu mát- siêu đẹp-hàng loại 1- dày dặn mát tay

2022-04-13 09:30

p*****1

Khẩu trang đẹp. Thời gian giao hàng nhanh. Cảm ơn shop. Được tặng nên rất vui.

2022-04-22 14:33

Mua ngay

Trẻ em là đối tượng sức đề kháng kém nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là dịch do virus Corona hoành hành. Vậy làm thế nào để tập cho bé đeo khẩu trang đúng cách?

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ những việc đơn giản nhất, ví dụ như đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài đường, đến nhà trẻ hoặc các nơi công cộng. Theo đó, đeo khẩu trang đúng cách cho bé được các bác sĩ khuyến cáo tiến hành như sau:

  • Đeo khẩu trang để mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong do mặt xanh có tính thấm nước, mặt trắng có tính hút ẩm có tác dụng thấm hơi thở.
  • Khẩu trang phải che kín cả mũi và miệng
  • Khi đeo khẩu trang thì cầm quai đeo vào, tuyệt đối không chạm vào mặt trong của khẩu trang.
  • Khẩu trang khi đã đeo vào thì không được chạm đến vì có thể đưa vi khuẩn lây nhiễm từ tay qua các lớp khẩu trang đi vào đường hô hấp gây nhiễm bệnh
  • Khi tháo khẩu trang, chỉ cầm vào phần quai đeo để tháo, tuyệt đối không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang tránh để lây nhiễm vi khuẩn qua bàn tay rồi lây qua đường hô hấp
  • Tháo bỏ khẩu trang bỏ vào thùng rác có nắp đậy
  • Rửa tay ngay sau khi vứt khẩu trang vào thùng rác

Đeo khẩu trang đúng cách không chỉ giúp bé phòng được nhiều căn bệnh lây qua đường hô hấp mà còn giúp bé rèn được thói quen dùng khẩu trang khi đi ra ngoài và đến nơi đông người.

Cha mẹ hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách

Trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì các bậc cha mẹ cần tập cho trẻ đeo khẩu trang [y tế] đúng cách. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng chịu hợp tác với cha mẹ ngay từ đầu. Các bậc phụ huynh cũng không nên bắt ép trẻ đeo khẩu trang mà cần tập cho trẻ đeo khẩu trang từ từ. Đầu tiên là cho trẻ đeo kính chống bụi khi ra đường, rồi cho trẻ đeo khăn mỏng trùm đầu. Sau khi trẻ đã quen dần, cho trẻ đeo khẩu trang phù hợp với độ tuổi.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên chọn loại khẩu trang đảm bảo chất lượng, có khả năng thấm hút và lọc không khí tốt. Những loại khẩu trang này vừa giúp phòng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp cho trẻ, vừa không tạo cảm giác khó thở, khó chịu cho trẻ. Nếu được nên chọn các loại khẩu trang có màu sắc đẹp, có hình thù đáng yêu để kích thích trẻ. Đảm bảo những loại khẩu trang này có xuất xứ rõ ràng thì mới nên mua về dùng.

Phụ huynh cũng nên chọn khẩu trang vừa với khuôn mặt trẻ, đảm bảo không có độ hở cho bụi bẩn bay vào đường hô hấp của trẻ. Quan sát trẻ khi đeo khẩu trang, nếu trẻ có biểu hiện khó thở, tím tái ở môi và đầu chi, khóc thét, v.v để can thiệp kịp thời.

Sau khi tháo bỏ khẩu trang cho trẻ, các bậc cha mẹ nên chú ý rửa sạch tay và mặt mũi cho trẻ. Bé thường có thói quen bốc bắt, do đó cha mẹ cần chùi rửa các vật dụng bé thường chạm tới hàng ngày. Phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với nơi đông người, tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là người có biểu hiện ho, sổ mũi để phòng dịch tốt nhất.

Cha mẹ cần lựa chọn khẩu trang phù hợp với con

Đeo khẩu trang cho trẻ lớn hơn [từ 3 - 6 tuổi], phụ huynh cần thực hiện thêm các biện pháp khác. Ở giai đoạn ngày, trẻ thường có xu hướng bắt chước những gì người lớn làm. Do đó, để trẻ nghe lời, đeo khẩu trang thì cha mẹ cần giải thích tại sao trẻ cần đeo khẩu trang khi đi ra đường hoặc đến nơi đông người. Điều này giúp cho trẻ biết được và sẽ hợp tác với cha mẹ.

Hiện tay dịch bệnh do virus Corona vẫn đang hoành hành, vì thế mỗi cá nhân cộng đồng cần nâng cao ý thức phòng dịch bệnh nCoV bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, đeo khẩu trang còn giúp bé phòng tránh được những căn bệnh liên quan đến hô hấp, lây từ người sang người thông qua giọt bắn có chứa virus hoặc những căn bệnh mũi họng do bụi bẩn, ô nhiễm. Khi cơ thể bé có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc covid-19, bạn nên thực hiện các quy tắc phòng tránh lây nhiễm dịch và đưa bé đến cơ sở y tế khám ngay. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ được triệu chứng của bệnh cũng như cách xử lý khi bản thân hoặc người thân mắc bệnh thì có thể đọc bài viết khác của Vinmec trên website nhé.

Tác hại của việc tái sử dụng khẩu trang y tế?

Đeo khẩu trang cả ngày có hại cho da mặt không?

XEM THÊM:

Covid-19: Tác động của việc đeo khẩu trang đối với trẻ nhỏ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Ở Singapore và nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc trẻ em đeo khẩu trang phòng ngừa Covid-19 là khá phổ biến - thế nhưng bên cạnh công dụng chống virus, khẩu trang có phải là một mối nguy cho sự phát triển lâu dài của trẻ không?

Như nhiều đứa trẻ cùng lứa khác, bạn nhỏ 3 tuổi Eshan Evans rất hoạt bát và hiếu động. Nhưng ngay khi bé bắt đầu phải đeo khẩu trang ở trường học, mọi chuyện thay đổi.

Nên hay không nên chích ngừa Covid-19 cho trẻ em?

Virus tấn công bất thường vào trẻ nhỏ sau dịch Covid-19

Quảng cáo

Vì sao một số người không muốn tiêm vaccine Covid-19

"Cháu nó thay đổi hẳn [khi đeo khẩu trang], trở nên trầm tính và ít nói hơn nhiều," cô Herne, mẹ bé, nói.

Tại Singapore nơi Eshan cùng gia đình sinh sống, luật quy định trẻ em từ 6 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang.

Nhiều trường mẫu giáo và trường mầm non cũng mạnh tay luyện tập thói quen này cho các bé nhỏ hơn. Có nghĩa là mỗi ngày đi học ngoại trừ lúc ăn uống và ngủ, bé Eshan phải đeo một chiếc khẩu trang ba lớp dùng một lần trong khoảng 8 tiếng đồng hồ.

Thưc tế là ngay khi tan học cậu bé liền tháo khẩu trang đút túi hoặc là dúi nó vào tay của bà. Có hôm vào tháng Bảy, trong một ngày không vui vẻ, cậu quăng khẩu trang xuống đất và chạy ra khỏi cổng trường.

"Cháu nó ghét khẩu trang," mẹ bé nói. Cô không bắt con mình phải đeo khẩu trang khi không ở trường học. "Tôi không phản đối việc đeo khẩu trang… nhưng gia đình tôi không muốn ép con mình phải đeo khi bé không cảm thấy thoải mái."

Ba cách tiếp cận trên thế giới

Lựa chọn đeo khẩu trang cho trẻ nhỏ hay không là việc nhiều phụ huynh và cơ quan quản lý trên thế giới phải đối mặt khi họ vừa phải cố gắng phòng ngừa đợt bùng phát dịch Covid-19 mới vừa đảm bảo trẻ em phát triển bình thường và hòa nhập với xã hội về mặt cảm xúc.

Từ đầu tháng 10/2021, các quốc gia được phân thành ba nhóm quan điểm chống dịch.

Singapore và các nước châu Âu như Pháp và Ý khuyến nghị đeo khẩu trang cho cá nhân từ 6 tuổi trở lên. Điều này tuân thủ hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới - khuyến nghị trẻ em trên 6 tuổi đeo khẩu trang trong một số hoàn cảnh nhất định, ví dụ khi có truyền nhiễm trên diện rộng trong khu vực sinh sống. Một số quốc gia chỉ áp dụng luật này cho không gian kín, như trường học chẳng hạn.

Các cơ quan quản lý của các quốc gia khác, trong đó gồm Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh [CDC] Hoa Kỳ, khuyến nghị đeo khẩu trang đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Cạnh đó là những quốc gia đã gỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang trong lớp học - ví dụ như ở Vương quốc Anh, cả học sinh lẫn giáo viên đều không bị yêu cầu đeo khẩu trang ở trường học.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ở Singapore, trẻ từ 6 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang theo luật hiện hành - và có nhiều bé nhỏ tuổi hơn cũng đeo

Cả thế giới chỉ cùng đồng tình ở một việc là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang vì có nguy cơ ngạt thở.

"Chưa có một định nghĩa khoa học đối với giới hạn tuổi cần đeo khẩu trang ở trẻ em," Adamos Hadjipanayis, chủ tịch Viện Hàn lâm Nhi khoa châu Âu, nói.

Nước ngọt khiến xét nghiệm Covid-19 cho kết quả dương tính giả

Mức hiệu quả của mũi vaccine thứ ba ngừa Covid-19

Tế bào bí ẩn gây tranh cãi cứu sống 10 triệu người

Do có những thách thức về tiêu chuẩn đạo đức và do vấn đề hậu cần cho nên hiện mới chỉ có một vài nghiên cứu về việc đeo khẩu trang ở trẻ em.

Những nghiên cứu ít ỏi này đó chủ yếu tập trung vào tác động về mặt thể chất của khẩu trang đối với hoạt động hít thở và chưa tìm thấy tác hại nào. Nhưng cuộc tranh luận về những ưu nhược điểm khác của khẩu trang đang nóng dần lên.

Phe ủng hộ trẻ em đeo khẩu trang cho rằng khẩu trang bảo vệ người đeo và những người xung quanh khỏi Covid-19, và những yếu tố nguy cơ từ dịch bệnh đối với trẻ nhỏ không nên bị bỏ qua.

Hầu hết các quốc gia chưa tiêm vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi hoặc chỉ tiêm cho một vài trường hợp cá biệt, nên trẻ nhỏ tương đối dễ bị phơi nhiễm với Covid-19.

Những ca Covid-19 thể nặng ở trẻ nhỏ vẫn khá hiếm - theo một nghiên cứu lớn ở Vương quốc Anh công bố tháng 7/2021, chỉ khoảng 1 trong 50.000 trẻ mắc Covid phải điều trị hồi sức tích cực, và chỉ có 2 bé tử vong trên một triệu trẻ nhiễm mà thôi.

Nhưng biến thể Delta phát tán chóng mặt, lây lan mạnh ít nhất gấp đôi những biến thể trước, khiến đang đặt áp lực lên các quốc gia trong việc ngăn ngừa lây lan và phòng chống bùng dịch, bao gồm ở cả trẻ em.

"Biến thể Delta khiến tình hình trở nên vô cùng tồi tệ," Deepti Guardasani, nhà dịch tễ học lâm sàng ở trường Queen Mary thuộc Đại học London, cho biết. "Sau khi biến thể Delta hoành hành là một chuỗi ổ dịch bùng phát ở nhiều trường học trên toàn thế giới."

Ưu: Đeo khẩu trang giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm trong trường học

Thông tin tốt là việc đeo khẩu trang có liên quan đến tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp hơn ở trường học. Ví dụ ở bang North Carolina Hoa Kỳ, nơi bắt buộc học sinh trên 6 tuổi phải đeo khẩu trang, các trường học báo cáo tỷ lệ lây nhiễm cực kỳ thấp - dù có hơn 7.000 trẻ và nhân viên đến trường giữa đợt dịch từ tháng 3 đến tháng 6/2021, tại đây chỉ ghi nhận 363 ca Covid-19 có nguyên do lây lan trong trường học.

Trong một khảo sát khác có sự tham gia của 169 trường tiểu học tại bang Georgia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu nhận thấy ở những trường mà giáo viên và nhân viên được yêu cầu đeo khẩu trang, số ca Covid-19 được ghi nhận thấp hơn 37% so với ở những trường không quy định đeo khẩu trang.

"Khẩu trang bổ sung thêm một lớp bảo vệ trước Covid-19 và đã được chứng minh làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh," bà Annabelle de St. Maurice, Giảng sư Khoa Nhi tại Đại học California ở Los Angeles, nói.

Dĩ nhiên, đeo khẩu trang không phải yếu tố duy nhất giúp giảm thiểu lây nhiễm. Những phương pháp bảo vệ khác như "giữ vệ sinh tay, giữ khoảng cách an toàn, và không gian thông thoáng cũng có góp phần quan trọng", theo ý kiến của Mark Ng, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Singhealth ở Singapore.

Song chính vì khẩu trang là một biện pháp phòng ngừa dễ thực hiện và có hiệu quả, nên nhiều bậc phụ huynh ở Singapore vẫn tiếp tục đeo khẩu trang cho con nhỏ dù Đảo quốc Sư tử đã tăng độ tuổi bắt buộc đeo khẩu trang lên trẻ 6 tuổi vào tháng 9/2021. Trước đó nửa năm, luật quy định trẻ trên 2 tuổi phải đeo khẩu trang.

Đối với Mimi Zainal, có hai con 3 tuổi và 5 tuổi, việc thay đổi về độ tuổi quy định đeo khẩu trang không có ý nghĩa gì. "Tôi muốn các bé đeo khẩu trang… nó khiến tôi yên tâm vì biết con mình được bảo vệ tốt hơn," cô nói.

Cô Zainal thừa nhận ban đầu các bé cảm thấy khó chịu trong việc đeo khẩu trang, nhưng rồi cô và chồng biến nó thành một hoạt động gia đình vui vẻ mỗi khi ra đường. Cô mua nhiều kiểu dáng khác nhau - hình phi hành gia, hình kỳ lân, và những hình in đầy màu sắc khác cho các bé chọn lựa. Chỉ trong vài tuần các bé đã quen với việc đeo khẩu trang, cô nói.

Nhược: Tác động tới khả năng cảm nhận cảm xúc của trẻ?

Những người khác thì cho rằng kể cả những hình in vui nhộn nhất cũng không thể thay đổi vấn đề cơ bản nhất của việc đeo khẩu trang: nó che mất một nửa khuôn mặt và có thể khiến trẻ khó nhận diện tâm trạng và cảm xúc của những người xung quanh hơn.

Trẻ nhỏ bắt đầu học nhận diện những cảm xúc cơ bản - vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, v.v... khi chỉ mới 10 tháng tuổi và sự phát triển ở phương diện này đạt đỉnh điểm khi trẻ được 5-6 tuổi, theo Kang Lee, nhà tâm lý học phát triển ở Đại học Toronto, Canada.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khẩu trang đã được chứng minh giúp phòng ngừa dịch Covid, bao gồm ở cả trẻ em

Nhìn thấy trọn vẹn cả khuôn mặt góp phần quan trọng trong sự phát triển nhận biết cảm xúc ở trẻ, và việc đeo khẩu trang có thể cản trở quá trình này, ông Lee nói: "Chúng ta học về cảm xúc phần lớn qua việc nhìn nét mặt."

Covid-19: Tại sao tiêm vaccine cho người già khó hơn?

Đại dịch Covid-19 khiến thói hay quên trở nên trầm trọng hơn?

Tại sao khó tìm ra thuốc chữa trị virus corona?

Song những chuyên gia khác lại nghi ngờ về mức độ cản trở thật sự của khẩu trang.

"Khuôn mặt không nhất thiết phải là yếu tố duy nhất hay yếu tố quan trọng nhất gợi ý về cảm xúc của một người", Ashley Ruba, nghiên cứu sinh bậc trên tiến sĩ từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Cảm xúc Trẻ nhỏ thuộc Đại học Wisconsin-Madison nói.

Vẫn còn có những dấu hiệu sinh động khác, cô nói thêm, "như là giọng điệu, dáng người, và nhìn chung là bối cảnh giao tiếp."

Một nghiên cứu năm 2012 phát hiện trẻ dưới 9 tuổi vẫn có thể nhận biết đúng cảm xúc trên những khuôn mặt mà chúng quan sát, dù không nhìn thấy miệng.

Trong một thí nghiệm thực hiện vào năm 2020, cô Ruba và các cộng sự khám phá ra rằng khẩu trang quả có làm giảm khả năng nhận diện nỗi buồn, cơn giận dữ và nỗi sợ của trẻ ở mức độ nhẹ, ở mức độ hiệu quả tương tự như khi đeo kính râm.

"Đây là một bằng chứng nữa cho thấy có lẽ khẩu trang không có tác động xấu đến thế lên sự phát triển cảm xúc ở trẻ," cô nói. Rốt cuộc thì người lớn thường không lo lắng về việc đeo kính râm tiếp xúc với trẻ.

Cô Eva Chen, nhà tâm lý học phát triển tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, chỉ ra rằng trong mọi trường hợp, người lớn thường không đeo khẩu trang hay kính râm suốt cả ngày.

"Vậy nên trẻ nhỏ không bị tước đoạt toàn bộ 100% dữ liệu về khuôn mặt." Và ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nơi mà việc đeo khẩu trang vốn đã phổ biến ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, thì trẻ em vẫn phát triển bình thường, cô Chen nói thêm.

Một mối quan ngại lớn hơn có thể phát sinh, đó là tác động của khẩu trang đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Có nhiều luồng ý kiến khác nhau từ các chuyên gia ở phương diện này, nhưng họ đều đồng ý với một điều: các bậc phụ huynh có nhiều cách để vượt qua những trở ngại mới chớm phát sinh này.

"Trẻ em học thông qua việc quan sát," Lynette Teo, người tham gia giảng dạy về phát triển ngôn ngữ và đọc viết ở trẻ nhỏ tại Viện Công nghệ Ngee Ann của Singapore, nói. "Chúng quan sát cử động miệng, di chuyển của môi và lưỡi. Chỉ với riêng phụ âm 'th' bạn sẽ thấy việc đặt lưỡi đúng vị trí là rất quan trọng."

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Trẻ em buộc phải đeo khẩu trang trong giờ học trên lớp tại Isreal và một số quốc gia khác trên thế giới

Nhưng theo Lee, các bậc phụ huynh không phải lo lắng quá. "Trẻ nhỏ nhanh chóng thích nghi với môi trường. Nếu một kênh truyền tải cảm xúc bị cản trở, chúng sẽ tìm kênh khác."

Để giúp các bé hiểu về ngôn ngữ, ông gợi ý các giáo viên và bố mẹ nên làm cho lời nói trở nên sinh động hơn bằng cách khiến lời nói, điệu bộ, cử động và cử chỉ cơ thể biểu cảm hơn khi trò chuyện với trẻ.

Tuy nhiên, với những trẻ cần chế độ giáo dục đặc biệt thì khác, theo Stephen Camarata, giáo sư ngành khoa học nghe nói giao tiếp tại Đại học Vanderbilt ở bang Tennessee Hoa Kỳ, người từng làm việc rất nhiều với những trẻ em như vậy.

"Các trẻ khuyết tật, nhất là trẻ khiếm thính, cần nhìn nét mặt để có được những dữ liệu mà chúng không nghe được", ông nói. "Chúng rất cần dữ liệu hình ảnh để hiểu người khác nói gì. Khi mọi người đeo khẩu trang các bé sẽ không nhìn thấy được những gợi ý đó."

Giáo sư cũng cho rằng khẩu trang sẽ khiến trẻ nhỏ khó học từ mới hơn. "Về mặt ngắn hạn, trên phương diện đọc hiểu vốn từ mới, khẩu trang sẽ làm chậm quá trình học đó."

Cô Zainal, mẹ của hai bé 3 tuổi và 5 tuổi ở Singapore, nhận ra con trai mình có vẻ bị chậm hơn trong những phương diện trên, nhưng cô đã giúp bé vượt qua. Lo lắng rằng bé trai năm tuổi nhà mình "học đánh vần hơi chậm", trước đó cô đã gửi con vào lớp học thêm ở một trung tâm. "Tôi thấy tuy giáo viên có đeo khẩu trang nhưng con tôi vẫn theo học được."

Tammy Lim, chuyên gia tư vấn làm việc tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, đồng ý.

Bà nhấn mạnh về một nghiên cứu địa phương cho thấy trẻ 2 tuổi vẫn có khả năng học và nhận diện từ mới kể cả khi từ được phát âm cách một lớp khẩu trang.

Theo quan điểm của bà, tác động của khẩu trang đối với trẻ nhỏ có thể bỏ qua được khi so sánh với những gián đoạn khác trong cuộc sống của trẻ do Covid-19 gây ra.

Bà lo lắng nhiều hơn về việc trẻ dùng các thiết bị công nghệ nhiều thay vì tập thể dục, chơi đùa và tham gia các loại hình vận động khác. Khoa của bà tiếp nhận nhiều bệnh nhi với các triệu chứng chậm phát triển và có vấn đề về hành vi hơn trước, mà bà cho rằng một phần là do các bé thiếu cơ hội chơi đùa và hòa nhập xã hội.

Để so sánh thì ảnh hưởng lâu dài của việc đeo khẩu trang, nếu có, hẳn là không đáng kể. "Về lâu dài thì tôi không thấy có mấy tác động tâm lý xấu nào với trẻ em", ông Lee nói.

Cô Chen cũng có quan điểm tương tự. "Điều đáng ngạc nhiên là trẻ em rất dễ thích nghi," cô nói.

Nếu các bố mẹ vẫn lo lắng, cô khuyên cách tốt nhất là dành thời gian càng nhiều càng tốt chơi với con. "Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc trẻ gắn kết chặt chẽ với bố mẹ là điều rất quan trọng - nghĩa là bố mẹ nên lắng nghe và bày tỏ cảm xúc với trẻ, và giao tiếp thật nhiều với con."

Tạo ra những thời khắc gia đinh ấm áp có thể là các tốt nhất để vượt qua những biến động của các quy định và sự gián đoạn trong mùa dịch.

Với Zainal, điều đó là sáng tạo ra những trò vui mới cho con ở nhà, như là làm buổi picnic ở ban công, chơi trò tìm kho báu trong nhà, và làm đồ thủ công hàng tuần.

Cô biết khẩu trang rất đáng ghét, nhưng ở nhà vẫn tìm được trò vui. Và khi các con phải ra khỏi nhà, chiếc khẩu trang tạo "một cảm giác yên tâm khi biết ít nhất các con cũng có một lớp bảo vệ và vẫn được đến trường tiếp xúc với bạn bè".

Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. Với những người muốn biết thêm chi tiết, BBC khuyến khích bạn hãy tới xin tư vấn từ bên chuyên chăm sóc sức khỏe cho bạn.

Từ chối trách nhiệm: BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong trang này. BBC không chịu trách nhiệm về nội dung của bất kỳ trang bên ngoài nào được liệt kê, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên bất kỳ trang mạng nào. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân hoặc sức khỏe của con cái mình.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề