Khoảng cách 2 mũi tiêm là bao lâu

Đến nay, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện một số vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bao gồm:

- Vắc xin AstraZeneca do hãng AstraZeneca sản xuất.

- Vắc xin Gam-Covid-Vac [tên khác là Sputnik V] của JSC Generium - Liên Bang Nga.

- Vắc xin Covid-19 [Vero Cell], Inactivated [tên khác là SARSCOV-2 Vaccine [Vero Cell], Inactivate] của Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. - Trung Quốc.

- Vắc xin Comirnaty của hãng Pfizer.

- Vắc xin Covid-19 Moderna của hãng Moderna.

Lịch tiêm

Hầu hết các vắc xin phòng Covid-19 hiện nay đều tiêm 2 liều [khoảng cách giữa hai liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất].

Cụ thể theo quyết định 3588 của Bộ Y tế:

- Vắc xin AstraZeneca: Mũi một cách mũi 2: 8-12 tuần.

- Vắc xin Sputnik V: Mũi một cách mũi 2: 3 tuần.

- Vắc xin của Pfizer: Mũi một cách mũi 2: 3 tuần.

- Vắc xin Vero Cell: Mũi một cách mũi 2: 3-4 tuần.

- Vắc xin của Moderna: Mũi một cách mũi 2: 4 tuần.

Theo các chuyên gia, lý tưởng nhất là mọi người được tiêm vắc xin đúng lịch, nhưng nếu chậm trễ, bạn không cần phải bắt đầu tiêm lại và cũng không cần phải hoảng sợ.

"Nếu mũi thứ 2 của bạn bị trì hoãn trong vài ngày hoặc vài tuần, bạn cũng không nên lo lắng về điều đó," Tiến sĩ Dean Blumberg, Trưởng khoa truyền nhiễm nhi khoa tại Đại học California Davis, nói với Healthline.

Chẳng hạn, khoảng cách với mũi đầu tiên của vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna có thể lên đến 6 tuần [42 ngày].

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng cách giữa hai liều vắc xin là 3 hoặc 4 tuần là lý tưởng. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm mũi thứ hai trong vòng 6 tuần kể từ lần tiêm đầu tiên mà vẫn đạt được phản ứng miễn dịch đầy đủ.

Điều đó không có nghĩa là mũi thứ hai của bạn sẽ không hiệu quả nếu nó được tiêm sau mũi một hơn 6 tuần. Nó chỉ có nghĩa là các nghiên cứu đã không đo lường cụ thể mức độ bảo vệ mà vắc xin hai liều cung cấp khi các mũi tiêm cách nhau hơn 6 tuần.

Theo Reuters, một nghiên cứu tại Anh được công bố vào tháng 5 cho thấy vắc xin Covid-19 của Pfizer tạo ra phản ứng kháng thể lớn hơn gấp 3,5 lần ở người lớn tuổi khi liều thứ hai được trì hoãn đến 12 tuần sau liều đầu tiên. Nghiên cứu này đánh giá trên 175 người trong độ tuổi 80-99.

TS Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm các nhà khoa học của WHO cũng cho biết khoảng cách giữa 2 liều vắc xin của hầu hết các loại vắc xin là 3-4 tuần. Nhưng có một số dữ liệu từ một số loại vắc xin như vắc xin AstraZeneca cho thấy việc trì hoãn liều thứ 2 lên đến 12 tuần thực sự giúp tăng cường miễn dịch tốt hơn.

"Không quan trọng là sớm vài ngày hay muộn vài ngày, thậm chí vài tuần. Điều quan trọng là phải quay lại và tiêm liều thứ hai vì liều thứ hai là liều giúp tăng cường miễn dịch", chuyên gia nhấn mạnh.

TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Bộ Y tế cũng cho biết theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế thì đối với vắc xin AstraZeneca cần tiêm 2 mũi vắc xin, trong đó mũi 2 cách mũi thứ nhất ít nhất 8-12 tuần. Trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn 12 tuần thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu.

Kể cả khi mũi 2 của AstraZeneca được tiêm chậm hơn 12 tuần cũng sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vắc xin. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.  

Nam Phương

Cập nhật: 11:22 - 29/12/2021 | Lần xem: 82806

1. Ai cần tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19?

Nếu bạn thuộc nhóm người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể không đủ khả năng phòng COVID-19 dù đã tiêm chủng đủ liều vắc-xin cơ bảnNgười có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Do đó, một liều vắc-xin bổ sung có thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại COVID-19Việc cung cấp liều vắc-xin bổ sung này có thể giúp bạn có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác.Ngoài ra nếu bạn đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V thì bạn cũng cần tiêm bổ sung vắc xin COVID-19.

Lưu ý: Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

2. Loại vắc xin tiêm bổ sung là loại nào?

Bạn sẽ được tiêm loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản bạn đã tiêm hoặc vắc xin mRNA. 

3. Khoảng cách tiêm bổ sung vắc xin COVID-19 là bao lâu?

Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

4. Ai cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19?

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19 áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin. Việc tiêm liều nhắc lại nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản.

5. Ai thuộc nhóm người cần tiêm nhắc lại hay không?

Bạn thuộc nhóm cần tiêm nhắc nếu có 3 điều kiện sau:Từ 18 tuồi trở lên; Đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; Đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng

6. Loại vắc xin được tiêm nhắc lại là loại nào?

Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; 

Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA. 

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc tơ vi-rút [vắc-xin Astrazeneca].

7. Vắc-xin nào được sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại có an toàn không

Vắc-xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch gồm: AstraZeneca;SputnikV; COVID-19 Vaccine Janssen; Moderna; Pfizer-BioNTech; Vero Cell [Sinopharm]; Hayat - Vax;Abdala;Covaxin.

8. Sau khi mắc COVID-19 thì bao lâu có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19?

Đối với những người đã mắc COVID-19 thì có thể tiêm vắc-xin ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thực hiện tiêm vắc-xin ngay khi đến lượt [kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại].

9. Trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Vắc-xin phòng COVID-19 chống chỉ định tiêm đối vớinhững người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại [lần trước] hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

10. Trường hợp nào tạm hoãn tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng.

11. Làm thế nào để đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều bổ sung hoặc nhắc lại?

Nếu bạn đang khám, điều trị tại một cơ sở y tế thì liên hệ cơ sở y tế đó để đăng ký.

Nếu bạn đang làm việc, học tập tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì đăng ký tại nơi bạn học tập, làm việc. Cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân địa phương để có phương án tiêm chủng cho người lao động, sinh viên.

Ngoài ra người dân, đặc biệt các trường hợp không thể di chuyển đến địa điểm tiêm, cần được hỗ trợ thì có thể thể liên hệ với Tổ trưởng Tổ dân phố, Khu phố, Ấp hoặc Ủy ban nhân dân phường/xã/thị trấn cư trú để đăng ký tiêm vắc-xin.

12. Thành phố có đủ vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại?

Hiện nay nguồn cung vắc xin đảm bảo đủ để tiêm cho người dân Thành phố nên bạn yên tâm đăng ký và chờ đến lượt hẹn tiêm.

Tải file PDF tại đây

Lệ Thu, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề