Khoảng cách từ Trường Sa đến đảo Hải Nam Trung Quốc

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc Việt Nam

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi rộng khoảng 15.000km2, giữa kinh tuyến 111 đến 113 độ Đông [khoảng 95 hải lý - 1 hải lý bằng 1,853km]; từ 17,5 xuống 15,45 độ vĩ Bắc [khoảng 90 hải lý]. Biển ở đây có độ sâu từ 100m đến 1.000m.

Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Về khoảng cách với đất liền Quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn cả. Quần đảo Trường Sa [còn gọi là Nam Sa] trải dài từ 6,2 tới 11,28 độ vĩ Bắc, từ 112 đến 115 độ kinh Đông trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 đến 180.000km2, diện tích các đảo bãi nổi trên mặt nước tổng cộng khoảng 11km2, bao gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tứ Chính. Quần đảo Trường Sa cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, Phú Quốc 240 hải lý, Bình Thuận 270 hải lý. Quần đảo Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa.Từ xa xưa, kể cả người Việt và người phương Tây đều gọi một tên chung rất nhất quán, đó là bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng hoặc Hoàng Sa, đại Trường Sa hay Vạn lý Trường Sa. Một điều hết sức đặc biệt là có sự nhất quán hết sức rõ ràng giữa danh xưng tên Việt và tên phương Tây khi Giám mục Taberd ghi ở bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ với hàng chữ "Paracel seu Cát Vàng". Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong biển Đông mà nhiều thế kỷ qua các nhà khoa học khẳng định sự hình thành nền văn hóa hàng hải có những sắc thái hoàn toàn khác với văn hóa lục địa Trung Hoa.Sự xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã rất rõ ràng từ mấy trăm năm qua. Các tư liệu chứng minh chủ quyền Việt Nam đã chứng minh liên tục qua các đời: Từ đầu thời chúa Nguyễn [tức đầu thế kỷ thứ XVII], sang thời Tây Sơn rồi tới Triều Nguyễn Gia Long. Việt Nam có khoảng 30 tư liệu các loại chứng minh chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng. Trong sách Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư viết năm 1686 hay trong Hồng Đức Bảng Đồ, trong Toản tập An Nam Lộ, Thiên hạ bản đồ và Phủ biên tạp lục viết năm 1776 của Lê Qúy Đôn đều đã nói rất rõ ràng. Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư viết năm 1686 có bản đồ ghi rõ hằng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở bãi Cát Vàng. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Qúy đôn mô tả kỹ nhất về Hoàng Sa có đoạn đề cập đến việc chúa Nguyễn xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. Trong Khâm Định Đại Nam Hội Điền Sự Lệ 1851 chép: "Bộ công tâu rằng: Hoàng Sa thuộc khu vực ngoài biển rất là hiểm yếu, hằng năm cần phải đi thăm dò khắp chỗ thuộc đường bể. Lại từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng Giêng, chiếu theo lệ ấy mà làm". Ngoài ra, các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ bãi Cát Vàng hay Vạn lý Trường Sa trong cương vực của đại Việt. Những tư liệu của Trung Quốc và Phương Tây minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng rất rõ ràng. Trong Hải Ngoại Kỷ Sự [Trung Quốc] viết năm 1696 đã nói đến Vạn lý Trường Sa và đã khẳng định chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các hải vật từ các tàu đắm trên Quần đảo. Các bản đồ của Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc Trung Quốc mà đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam Trung Quốc. Còn người Phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như sau: Nhật ký trên tàu Am Phi Trite [1701] xác nhận bãi Cát Vàng là một Quần đảo thuộc về An Nam. Le Mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau [1769-1825] viết vào cuối đời Gia Long đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo này... Ngoài ra còn nhiều tài liệu Phương Tây đều đồng nhất xác định hai Quần đảo nói trên thuộc lãnh thổ Việt Nam. Suốt thời chúa Nguyễn, Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một và thuộc quyền quản lý hành chính của Quảng Nghĩa [Quảng Ngãi] lúc là phủ khi là trấn hay tỉnh tùy theo thời kỳ lịch sử.Việt Nam có đầy đủ bằng chứng địa lý, lịch sử, pháp lý cụ thể, rõ ràng, chứng minh một bằng chứng lịch sử không thể chối cãi về chủ quyền của mình đối với hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [Vạn lý Trường Sa]. Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền, Việt Nam cũng đã và đang kiên trì theo đuổi giải pháp hòa bình, hữu nghị để giải quyết tranh chấp.

Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng, có vị trí chiến lược quan trọng của đất nước Việt Nam.

T.T

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn nhất nằm ở vùng biển phía Đông của nước ta, mà nhân dân hay gọi là Biển Đông.
>>> Xem thêm các bài viết:
1- Trường Sa - Thành phố nhỏ trên Biển Đông
2- Chương trình thăm và tặng quà cho các cán bộ chiến sĩ đang công tác tại Đảo Trường Sa
3- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có bao nhiêu đảo?
4 - Video Trường Sa: Đảo nổi – đảo chìm
5- Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa xem tại đây
6- Danh sách 12 huyện đảo Việt Nam - Chuỗi Ngọc trên biển Đông


Xem Video [VTC14] Trường Sa: Đảo nổi – đảo chìm

* Quần đảo Hoàng Sa gồm bao nhiêu đảo?  [huyện đảo Hoàng Sa, Thành Phố Đà Nẵng]


Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm, cồn san hô, nằm giữa hai kinh tuyến 111 độ đến 113 độ Đông và giữa hai vĩ tuyến 15 độ 45 phút đến 17 độ 15 phút Bắc, ngang với Đà Nẵng và Huế, phía ngoài của Vịnh Bắc Bộ, ở khu vực Bắc Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30.000 km2. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2. Hoàng Sa cách Cù Lao Bé [Lý Sơn, Quảng Ngãi] 222 km; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 350 km theo hướng Đông. Trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa - hòn đảo được lấy tên đặt cho cả quần đảo này, là một trong những hòn đảo lớn nhất trong quần đảo. Đảo hình chữ nhật, thon hai đầu guống như một quả xoài, có nhiều cây cối hơn các đảo khác. Nơi đây cũng có sinh hoạt nhộn nhịp nhát so với các đảo còn lại, như các trại quân, sở khí tượng, nhà kho, miếu Bà và một số ngôi mộ vô danh của binh lính ra canh đảo. Đặc biệt, trên đảo Hoàng Sa từng có tấm bia chủ quyền của Việt Nam với dòng chữ khắc trên bia: République Française- Royaume d'Annam - Archipel des Paracels - 1816 - Île de Pattle - 1938 [Cộng hòa Pháp - Vương triều An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - đảo Hoàng Sa 1938].


Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo lớn nhỏ. Trong các đảo lớn, nhỏ được chia làm các nhóm chính:
- Nhóm đảo An Vĩnh: Tên gọi An Vĩnh được lấy theo tên một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước - nơi buổi đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào. Nhóm đảo An Vĩnh có các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của quần đảo Hoàng Sa, là Phú Lâm và Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam....
Các đảo nhóm An Vĩnh cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như Đảo Cây, Đảo Trung, Đảo Bắc, Đảo Nam, Đảo Đá, Đảo Linh Côn, Đảo Phú Lâm.

Đảo Phú Lâm, Trung Quốc Chiếm đóng trái phép
- Nhóm đảo Lưỡi Liềm còn có tên gọi là nhóm Trăng Khuyết vì có hình cánh cung. Nhóm này nằm phía Tây quần đảo, cách nhóm An Vĩnh vào khoảng 20 hải lý. Nhóm này gồm các đảo chính; Đảo Hoàng Sa, đảo Đá bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Duy Mộng, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn.
Đảo Tri Tôn 

*Quần đảo Trường Sa gồm bao nhiêu đảo?  [huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà]



Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo hoàng Sa 200 hải lý về phía Nam, cách Vũng Tàu khoảng 340 hải lý, cách Cam Ranh [Khách Hòa] khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam [Trung Quốc] khoảng gần 600 hải lý.  Quần đảo Hoàng Sa gồm nhiều đảo nổi và mỏm ngầm nằm không sâu dưới mặt biển, có khi ở dạng nửa chìm, nửa nổi tùy theo thủy triều lên hoặc xuống. Với khoảng trên 100 đảo, đá, bãi cạn nằm rải rác trong khu vực khoảng từ 6 độ 5 phút đến 13 độ vĩ độ Bắc và từ 111 độ 3 phút đến 117,02 phút độ Đông, trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2. Tổng diện tích của tất cả đảo, đá, cồn, bãi của quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2, nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa [10 km2], nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp nhiều lần quần đảo Hoàng Sa. Theo Ban Tuyên giáo Trung ương: 100 câu hỏi - đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2013, quần đảo Trường Sa gồm 135 đảo lớn, nhỏ.

Quần đảo Trường Sa được chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.


Trong đó có một số đảo quan trọng như đảo Song Tử Đông, đảo Song Tử Tây, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Ba Bình, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa.

1. Nhóm đảo Song Tử gồm đảo Song Tử Đông, Song Tử Tây, bãi Đá Bắc, bãi Đá Nam, bãi cạn Đinh Ba, bãi cạn Núi Cầu. Hai hòn đảo [Song Tử Đông và Song Tử Tây] nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa, ngang vĩ độ với Phan Rang [Ninh Thuận]. Trên đảo có những cây cao trung bình, nhiều phân chim có thể chế biến thành phân bón, vòng quanh hai đảo này về phía đông và nam chừng 5 hải lý có nhiều mỏm đá ngầm. Rong biển mọc nhiều ở đây. Song Tử Đông có hình dáng hơi tròn, diện tích 12,7 ha, dài 900 m, rộng 250 m, cao độ 3 m, có nhiều bãi cát và san hô xung quanh, nhiều cây cối. Song Tử Tây hình lưỡi liềm, nhỏ hơn Song Tử Đông, dài 700 m, rộng 300 m, có nước ngọt, có một vườn dừa và nhiều cây nhỏ. Có tháp ra-đa thời Việt Nam Cộng hòa.



Đảo Song Tử Tây

Chùa Song Tử Tây


Đảo Chìm Đá Nam 


2. Nhóm đảo Thị Tứ nằm ở phía Nam nhóm đảo Song Tử, gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá [Hoài An, Tri Lễ, Cái Vung, Xu Bi, Vĩnh Hảo]. Đảo Thị Tứ hình bầu dục, rộng 550 m, dài 700 m, có giếng nước ngọt. Trên đảo có các loại cây: mù u, bàng, nhiều cây leo chằng chịt. Quanh đảo có nhiều bãi đá ngầm và rong biển. 
Đảo Thị Tứ - Philipin chiếm đóng của Việt Nam

3. Nhóm đảo Loại Ta nằm ở phía đông nhóm đảo Thị Tứ, gồm đảo Loại Ta và cồn san hô Lan Can [hay An Nhơn] đá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loại Ta Bắc, bãi Loại Ta Nam, đảo Dừa và đá Cá Nhám. Đảo hình tròn, đường kính 300 m, cao khoảng 2 m, trên đảo có nhiều cây lớn. Vòng quanh đảo có nhiều bãi cát trắng tạo nên phong cảnh đẹp, có giếng nước ngọt nhưng rất ít nước.


4. Nhóm đảo Nam Yết nằm ở phía nam nhóm đảo Loại Ta, gồm đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Ba Bình, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá Én Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ. Nam Yết là hòn đảo cao nhất của quần đảo, lớn thứ hai sau đảo Ba Bình, ở phía Nam của nhóm đảo, hình chữ C, dài khoảng 700 m, rộng 250 m, cao khoảng gần 5m. Trên đảo có nhiều loại cây và nhiều giống cây cỏ có gai vùng nhiệt đới. Quanh đảo có vòng san hô và bãi đá ngầm. Đảo Sơn Ca có hình giống chữ C, dài 391 m, rộng 156 m, cao 3 m. Đảo Ba Bình được xem là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thấp hơn đảo Nam Yết một chút. Nhìn chung nhóm đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt. Phía Tây Nam nhóm Nam Yết có đá Chữ Thập, đây là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25 km, rộng tối đa 6 km. 

Đảo Sơn Ca - Trường Sa, Việt nam


Đảo Nam Yết, Trường Sa, Việt Nam

5. Nhóm đảo Sinh Tồn nằm ở phía nam nhóm đảo Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn và đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia, đá Văn Nguyên, đá Phúc Sỹ, đá Len Đao, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà.



Đảo Sinh Tồn

Đảo Cô Lin

6.  Nhóm đảo Trường Sa nằm ở phía nam và tây nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang, gồm đảo Đá Lát, Trường Sa, đảo Đá Đông đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh [Hòn Sập] và đá Châu Viên, đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ. Đảo lớn nhất là đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác cân mà đáy hơi chệch về phía bắc. Nhóm đảo không có cây lớn, nhiều nhất là nam sâm, có dược tính, các loại rau sam, muống biển. Có loại chim hải âu trắng, sơn ca, chim én. Có giếng nước ngọt, song lại có mùi tanh của san hô. 





Đảo Trường Sa lớn

7. Nhóm đảo An Bang nằm phía nam nhóm đảo Trường Sa, gồm có đảo An Bang, bãi Đất, bãi Đinh, bãi Vũng Mây, bãi Thuyền Chài, bãi Trăng Khuyết, bãi Kiệu Ngựa, và đá Ba Kè, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, đá Hoa Lau. An Bang là đảo duy nhất giống như một cái túi, đáy nằm ở phía đông và miệng thắt lại ở phía tây. Đảo tương đối nhỏ và dài, chỉ rộng 20 m lúc nước ròng.



Đảo An Bang

8. Nhóm đảo Bình Nguyên nằm ở phía đông gồm đảo Bình Nguyên, đảo Vĩnh Viễn, đá Hoa, đá Đích-kin-xơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, đá Vành Khăn, cồn san hô Giắc-xơn, bãi Cỏ Mây, bãi cạn Suối Ngà, đá Bốc Xan, bãi cạn Sa Bin, đá Hợp Kim, đá Ba Cờ, đá Khúc Giác, đá Bá, đá Giò Gà, đá Chà Và, bãi Mỏ Vịt, bãi cạn Nam, bãi Nâu, bãi Rạch Vang, bãi Rạch Lấp, bãi Na Khoai. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580 m, cao khoảng 2 m. Đảo Bình Nguyên thấp hơn, hẹp bề ngang.

Với diện tích rộng, độ sâu lý tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự.

Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa xem tại đây >>>


​Vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ giữa Biển Đông, là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng, là một trong những nơi có tuyến đường biển nhộn nhịp và quan trọng nhất thế giới, với ít nhất tổng khối lượng hàng hóa giao thương đường biển quốc tế. Là điểm nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vùng biển này là trung tâm của khu vực Đông Nam Á và các hoạt động hàng hải kết nối giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, Bắc Ám ra Thái Bình Dương, các lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Phần lớn hoạt động thương mại toàn cầu [khoảng 90% khối lượng] qua vận chuyển bằng đường biển. Trong đó, eo biển Malacca giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp các tuyến đường ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và biển Đông Nam Á. "Biển Đông là tuyến đường trọng yếu cho nguồn cung cấp năng lượng từ biển đến từ Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Đông Nam Á tới các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu ở Đông Bắc Á. Dầu khí là một mặt hàng thiết yếu và mang tính chiến lược, khiến cho Biển Đông trở nên quan trọng đối với cả an ninh hàng hải và an ninh năng lượng.

Theo tính toán của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ [EIA], 70-80% năng lượng đầu khí nhập khẩu cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, gần một phần ba thương mại toàn cầu về dầu thô và hơn một nửa thương mại thế giới về khí hóa lỏng tự nhiên trung chuyển qua Biển Đông ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Với diện tích rộng, độ sâu lý tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự. Do nằm án ngữ giữa Biển Đông, nên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng. Từ hai quần đảo này có thể kiểm soát việc đi lại của nhiều loại loại tàu của các nước. Bởi tàu bè đi lại giữa nhiều nước châu Á hoặc đi từ châu Âu sang châu Á đều đi ngang qua hai quần đảo này.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là nơi dừng chân, trú bão của nhiều tàu bè trên thế giới thông thương theo đường hàng hải mỗi khi gặp bão tố. từ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát vùng biển, vùng trời; cung cấp thông tin về tình hình gió, bão, thủy văn cho Việt Nam và các nước thuộc vùng Đông Nam châu Á thông qua đài khí tượng vô tuyến điện báo; kiểm tra và hỗ trợ các hoạt động của tàu thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Nhận thức được tầm quan trọng về vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển kinh tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ xa xưa các thế hệ người Việt Nam đến đây khai phá, sinh sống và xem hai quần đảo này là một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Bằng chứng là việc dựng bia xác lập chủ quyền, đưa các loại thảo mộc từ đất liền ra trồng trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đo đạc vẽ bản đồ xác định vị trí địa lý, thành lập những đội quân ra khai thác trên các quần đảo này của các triều đại phong kiến Việt Nam".


Chương trình thăm và tặng quà cho các cán bộ chiến sĩ đang công tác tại Đảo Trường Sa
Trân trọng kính mời quý Anh/ Chị lãnh đạo cơ quan đăng ký tham dự chương trình hành trình "HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO TỔ QUỐC THÂN YÊU"
Thăm và tặng quà cho cán bộ chiến sỹ đang công tác tại Đảo TrườngSa.
Lịch trình 11 Ngày khởi hành từ Hà Nội bằng máy bay đi Nha Trang [Khánh Hòa]
Thời gian diễn ra: Liên hệ trực tiếp để cập nhật kế hoạch
Chi tiết kinh phí và lịch trình xin liên hệ: Xem chương trình tại đây >>
YOUR VACATION TRAVEL 
 Hotline /Zalo:+84912943936
WhatsApp/Viber:+8494739597

 Email:

Video liên quan

Chủ Đề