Kinh nghiệm mở shop ký gửi quần áo

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > CÁC VẤN ĐỀ LÀM CHA MẸ > KHÔNG GIAN HỌC HỎI và LÀM VIỆC > Kinh nghiệm kinh doanh >

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi kidshop2012, 19/10/2015.

Nhà kho ký gửi là mô hình kinh doanh mới nhưng phát triển rất nhanh tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn – nơi có nhu cầu mua sắm cao. Ngoài việc đánh trúng vào tâm lý người mua và người bán, khi mở một nhà kho bạn sẽ không mất tiền nhập hàng về kinh doanh. Nhưng đi kèm với đó là những rủi ro nếu không biết cách định giá sản phẩm và tiếp thị đúng cách.

Tại sao gọi là nhà kho kí gửi?

Trước khi tìm hiểu về kho kí gửi, bạn đã hiểu bán hàng ký gửi là gì chưa? Đây là hình thức bán hàng dựa trên việc rao bán những sản phẩm của người không muốn dùng nữa cho người đang cần mua.

Nói nôm na, nếu bạn có món đồ gì không muốn/không cần/không thích dùng nữa. Bạn có thể mang đến kho kí gửi hoặc cửa hàng ký gửi để đăng ký nhờ bán hộ. Họ sẽ là trung gian kinh doanh, có trách nhiệm bán sản phẩm của bạn tới cho người muốn mua với giá rẻ. Sau khi bán thành công, họ sẽ đưa lại tiền hàng cho bạn và lấy phí dịch vụ tương ứng.

Kho ký gửi [Consignment Store] là địa điểm giao dịch giữa người ký gửi [người bán] – bên nhận ký gửi [trung gian] và người mua sản phẩm. Nơi đây sẽ thường xuyên trưng bày các mặt hàng đang được bán để bất kỳ ai có nhu cầu tới lựa chọn và mua hàng. Đồng thời những người ký gửi khi có đồ cần thanh lý sẽ mang qua đây bán và lấy giấy thỏa thuận. Trong đó sẽ khi thông tin về sản phẩm, tình trạng, số lượng, mã hàng, giá bán, giá chiết khấu, thời gian ký gửi tối đa,… Đến ngày hẹn kho sẽ thông báo khách qua nhận tiền hàng và trả phí dịch vụ cho kho.

Nhà kho ký gửi Labb

Tiềm năng phát triển mô hình nhà kho ký gửi

Hình thức bán hàng ký gửi đã phát triển mạnh mẽ ở một số thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế,. Chúng được đón nhận rất nhiệt tình bởi phần đông dân cư bởi vì có những ưu điểm như sau:

Hàng hóa được trưng bày đa dạng

Các mặt hàng được đem đến ký gửi cũng rất đa dạng. Từ giày dép, quần áo, sách vở, đồ điện tử, đồ trang trí, đồ nội thất văn phòng, quán cafe, đồ điện tử, đồ gia dụng… đã qua sử dụng. Nói chung gần như tất cả các sản phẩm có giá trị sử dụng đều có thể đem đến ký gửi. Đa phần đều là những đồ cũ đã từng qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt, còn mới. Tuy nhiên cũng có đồ mới 100% được đem đi thanh lý. Đơn giản vì chủ nhân của nó không cần dùng nữa hoặc không biết để làm gì. Như vậy khách ghé nhà kho sẽ tìm được nhiều sản phẩm để mua thì doanh thu của bạn cũng tăng.

Mô hình kinh doanh nhà kho ký gửi

Đánh trung tâm lý mọi đối tượng khách hàng

Với tâm lý “cũ người – mới ta”, bán hàng ký gửi đại lý đáp ứng được cả nhu cầu người muốn bán và người cần mua. Người muốn bán thì cần thu hồi lại ít tiền từ những thứ không còn dùng đến nữa. Nếu đem vứt đi thì quá tiếc mà để lại thì chật chội, khó chịu. Bán đi kiếm thêm chút để trang trải cho các chi tiêu khác. Còn người mua vừa được xài đồ tốt, giá lại “hời” hơn bao nhiêu so với đi mua đồ mới. Đặc biệt trong thời kỳ bão giá và dịch bệnh như hiện nay thì đây là một hình thức tiết kiệm chi tiêu khá có ích.

Nhà kho ký gửi không cần vốn vẫn có lợi nhuận

Như đã nói, chủ shop sẽ không phải bỏ tiền vốn ra để nhập hàng về bán. Có chăng là chi phí sửa chữa mặt bằng và mua Phần mềm bán hàng online để kiểm soát kinh doanh. Còn nguồn sản phẩm đến từ chính những người ký gửi mang đến. Sau mỗi giao dịch bạn sẽ kiếm được một khoản tương ứng. Thông thường sẽ có 2 cách tính như sau: 

– Người ký nhận đưa ra giá bán, kho đóng vai trò tư vấn. Khi bán được sẽ ăn chia theo % giá sản phẩm.

– Người ký nhận đưa ra giá bán, kho tư vấn và chốt hợp đồng. Khi b án được sẽ hoàn lại đúng số tiền như giá bán người ký nhận thỏa thuận trước đó. Còn bán được giá cao hơn giá thỏa thuận thì đó là bạn lãi bấy nhiêu. Cách kinh doanh nhà kho ký gửi tạo cơ hội để các chủ nhà kho nâng cao doanh số nhanh chóng. Chưa kể còn dễ dàng thiết lập mối quan hệ giữa người mua hàng và người bán hàng. Nếu họ có nhu cầu gì sẽ nhanh chóng kết nối để đẩy giao dịch nhanh.

Loại hình kinh doanh này được rất nhiều người yêu thích

Kinh nghiệm mở nhà kho ký gửi

Quy định về thời gian nhận giữ hàng tại shop

Các nhà kho thường sẽ nhận đồ ký gửi trong thời gian tối đa 2 tháng. Càng kéo dài thời gian thì người ký gửi càng bất lợi vì kho phải tính thêm phí trưng bày, phí quảng cáo, phí lưu kho, bảo quản,… Một số nơi họ sẽ quy định như sau:

Nếu trong vòng từ 1- 5 ngày đầu, khách hàng sẽ được chia 70% giá bán. Từ ngày 6- 11, lợi nhuận xuống còn 60%. Từ này thứ 41 trở đi, kho ký gửi hạ giá xuống 50%. Nếu khách hàng không đồng ý với mức lợi nhuận trên có thể thu hồi sản phẩm mà không bị mất phí vận chuyển. Còn trong 30 ngày đầu nếu muốn lấy đồ lại khách hàng phải chi trả 30% phí vận chuyển.

Để tránh những rắc rối phát sinh, bạn nên ghi tất cả các điều khoản trong biên lai. Sau đó yêu cầu khách hàng đọc kỹ và phải chấp nhận các điều khoản nêu trên thì nhà kho mới tiến hành nhận đồ.

Lưu ý về thời gian lưu trữ sản phẩm

Xây dựng quy trình ký gửi online

Hiện nay không phải ai cũng có thời gian, cơ hội ra tận kho gửi hàng. Điều này là lý do ra đời cách thức bán hàng ký gửi online. Quy trình này được thực hiện qua các bước sau:

1, Bên ký gửi liên hệ với Kho để giao hàng hoặc gọi đến Hotline để đăng ký dịch vụ nhận hàng thanh lý tại nhà.

2, Nhân viên kho sau khi kiểm tra tình trạng sản phẩm sẽ báo giá. Mức giá bên ký gửi phải phù hợp để kho hỗ trợ bán nhanh.

3, Thỏa thuận được hoàn tất trong biên lai điện tử, trong đó khi rõ cách kiểm tra tình trạng bán, thời gian và cách thức nhận tiền, thời gian lưu kho,…

Với số lượng hàng lớn, khách hàng khác nhau và mỗi món mỗi giá. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý hàng ngàn khách hàng và sản phẩm cùng lúc. Đừng quên luôn có phần mềm bán hàng tốt nhất giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Từ bán hàng, lưu data khách, lịch sử giao dịch, quản lý sản phẩm theo danh mục, cập nhật tồn kho tự động, in hóa đơn, tính toán doanh thu,..

Trải nghiệm 15 ngày dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm cho shop kinh doanh, liên hệ tổng đài 024.6674.8888 để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn và hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ support ABIT.

  • bán hàng ký gửi
  • mô hình bán hàng ký gửi
  • nhà kho ký gửi

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH [FANPAGE, SÀN TMĐT], QUẢN LÝ TỒN KHO.

Mô tả: Cửa hàng nhận ký gửi đa dạng các loại hàng hoá từ Quần áo, giầy dép, phụ kiện, mỹ phẩm … mới cho đến còn sử dụng được. Có thể nhận ký gửi hàng công ty, xả hàng,…sau đây là hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh hàng ký gửi.

Cách thức: Rất đơn giản khách đến ký gửi sẽ nhận phiếu nhận hàng và để lại thông tin và không mất 1 khoản phí nào.Cửa hàng đồ cũ có nhiệm vụ tư vấn và sàng lọc hàng hóa cho khách để có một cái giá thuận mua vừa bán và đáng với mặt hàng.Sau đó sẽ đặt ở vị trí thuận tiện để người mua đến tìm các sản phẩm ưng ý, giới thiệu trên các website uy tín để người mua có thể dễ dàng update thông tin hàng ngày !Có dịch vụ nhận ký gửi hàng tại nhà đối với các khách hàng bận công việc.

Thanh Toán: Thanh toán sau khi bán thành công. từ 20->25 ngày! Nếu mặt hàng không bán được cửa hàng sẽ thương lượng với khách hàng về các chương trình sale off, 1 giá vào cuối tuần. Chi Phí thanh toán tùy theo giá trị mặt hàng từ 10%->25% giá trị sản phẩm bán ra.

Kinh doanh đồ cũ không dễ

Thực ra đây không phải là một ý tưởng kinh doanh mới lạ đã thành công rất nhiều ở nước ngoài, và một số người Việt Nam đã thành công với ý tưởng này như Chợ Tốt, hội chợ Flea Market hay Doanh nhân 9XĐỗ Tuấn Hải nhưng không phải bạn cứ lận lưng vài đồng vốn, vài kinh nghiệm bán hàng ở hội chợ và thế là “tay không bắt giặc, lao vào trận chiến như chỗ không người”. Tin tôi đi bạn sẽ bị dập không thương tiếc đấy. Dưới đây là 1 số những câu hỏi mà ban biên tập nhận được thời gian gần đây:

Câu Hỏi 1: Chào anh/chị và các bạn,

Em muốn xin ý kiến tư vấn của mọi người về ý tưởng xây dựng một chợ thanh lý đồ cũ. Em có tham khảo và biết ý tưởng này không mới thậm chí đã có nhiều website buôn bán đồ cũ ra đời. Tuy nhiên theo nhận định của em thì chưa có website nào thực sự làm tốt về vấn đề này. Vì vậy rất mong các anh chị và các bạn chia sẻ thêm về ý tưởng này. Cụ thể:

1. Vì sao chưa có bên nào thực sự làm tốt ý tưởng này? Ưu và nhược điểm của ý tưởng?

2. Nhu cầu về thị trường này có lớn không?

Đáp: 1. Hiện nay website bán đồ cũ thì không thiếu, quảng cáo quảng bá cũng mạnh nếu tham gia vào thị trường bạn phải thực sự làm tốt khâu quản lý chất lượng sản phẩm và có chiến lược đầu tư thực sự vào quảng cáo.

Ưu điểm: Nhu cầu của khách hàng chắc chắn là không thiếu: Đồ đẹp, rẻ, độc. Nguồn hàng thì dễ kiếm. Nhiều cá nhân, tổ chức thành công và còn có thể thành công hơn nữa.

Nhược điểm: Thực ra thì kinh doanh doanh đồ cũ thông thường bạn nên có website, bán online lẫn bán offline. Khó kiểm soát được chất lượng hàng hoá, đầu tư lớn về kho bãi, quảng cáo, chi phí quản lý.

2. Nhu cầu về thị trường này như câu trả lời trên.

Câu Hỏi 2: Tôi cũng đang quan tâm về vấn đề này, tuy nhiên việc mở gặp khó khăn vì tôi hoàn toàn không nắm rõ quy trình. Nên giờ mạo muội hỏi quy trình hay làm như thế nào để kinh doanh đồ cũ được.

Đáp: Những việc bạn cần làm như sau:

1. Đầu tiên bạn cần 1 web bán hàng online thật tốt và làm thương hiệu thật tốt cho nó. Cái này không khó lắm. Có tiền và ý tưởng là OK. Không thiếu những đơn vị quảng cáo web bán hàng miễn phí.

2. Thứ 2 bạn phải có 1 ware house [nhà kho] thật rộng. Đáp ứng nhu cầu bảo quản. Giao thông thuận tiện. Cái này khá tốn tiền đầu tư.

3. Thứ 3 bạn phải có 1 đội ngũ chuyên gia để thẩm định chất lượng và ấn định giá sản phẩm. Kèm theo đó là 1 xưỡng nhỏ để tân trang, phục chế…và nhân sự phù hợp. [cái này khá phức tạp, tuy nhiên nếu bạn làm tốt thì đây sẽ là 1 đặc trưng của bạn]

Câu hỏi 3: Tôi cảm thấy đồ cũ là 1 thị trường rất có lời tuy nhiên tôi băn khoăn là làm sao để khảo sát được chất lượng của sản phẩm cũ và định giá được mặt hàng?

Đáp: Nếu nói về đồ cũ thì có triệu triệu món đồ cũ có thể thanh lý và rất nhiều sp khác biệt nhau về đặc tính sử dụng, độ bền, … điều này ảnh hưởng rất lớn đến kĩ thuật bảo quản tại warehouse.

- Xét trên khía cạnh thanh khoản khi đem đồ cũ ra thanh lý, xin chia đồ cũ thành 2 loại:

+ Nhu cầu trung bình, thanh khoản thông thường: hàng điện máy, xe máy, điện thoại,….—> có rất rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào ngành này với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm [CH điện máy, Thế giới di động,…]

+ Nhu cầu cao, thanh khoản cao: quần áo, phụ kiện, … —> nhu cầu thường xuyên bị cạnh tranh lớn, phân khúc rộng, chi phí quản lý

+ Nhu cầu thông thường, độc, thanh khoản thấp: Bàn ghế cũ, dụng cụ làm vườn, giường, tủ,… —> Nhu cầu ít –> chi phí lưu kho cao + lợi nhuận thấp.

Giảm giá để thu hút khách

Trên đây chỉ là một số trả lời của ban biên tập. Mong độc giả đóng góp thêm ý kiến.

Khánh An

Nguồn: Mở shop online tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề