Kỳ thi thpt sẽ thay đổi từ năm 2023

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thành công một cách toàn diện, đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất sâu sắc của dịch bệnh. 

Kỳ thi có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, của Chính phủ; sự quan tâm của các Bộ, ngành, địa phương và tất cả những người tham gia thực hiện. Thuận lợi nữa của kỳ thi năm nay so với hai năm trước là dịch bệnh đã được kiểm soát tốt nên chỉ tổ chức 1 đợt.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, trong năm học 2022-2023, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp; xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và năm 2024, quan điểm thống nhất của Bộ GD&ĐT là giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình GDPT 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Từ năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều thay đổi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của chương trình GDPT năm 2018.

Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đồng thời nhấn mạnh đến hai phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

 -  Thứ năm, 08/09/2022 10:23 [GMT+7]

Chiều 7/9, Bộ GD-ĐT tổ chức tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với công tác thi và quản lý chất lượng khối sở GD-ĐT.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, học và thi là công việc bình thường của ngành Giáo dục. Nhưng với kỳ thi tốt nghiệp THPT có quy mô toàn quốc, được tổ chức đồng loạt cùng thời gian, số lượng khoảng trên 1 triệu thí sinh dự thi, kết quả được sử dụng cho nhiều mục đích, lại được tổ chức trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19,…, thì công việc này được toàn xã hội quan tâm và đặt kỳ vọng lớn.

Mong mỏi của xã hội là mỗi năm nhìn thấy kỳ thi có sự gia tăng về chất lượng, đổi mới về cách thức. Do đó, Bộ GD-ĐT luôn coi công tác tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm là một trong những việc quan trọng.

Khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã thành công tốt đẹp, Bộ trưởng gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, đơn vị phối hợp, nhất là những cán bộ được giao nhiệm vụ tham gia tổ chức kỳ thi.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Cũng tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đang diễn ra [ngày 7 và 8/9], Bộ GD-ĐT cho biết, trong năm học 2022-2023 sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp.

Đồng thời, Bộ sẽ xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm, về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và năm 2024, quan điểm của Bộ GD-ĐT và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Về những thay đổi của kỳ thi từ 2025, Bộ trưởng cho biết một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay, và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, nên kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề cập đến hai phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

An Hạ [T/h]

Chủ Đề