Làm thế nào để biết mình thích một người

Cùng viết bởi Jessica Engle, MFT, MA

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Jessica Engle, MFT, MA. Jessica Engle là chuyên gia tư vấn tình cảm và nhà trị liệu tâm lý sống tại Khu vực Vịnh San Francisco. Cô thành lập Bay Area Dating Coach năm 2009 sau khi nhận bằng Thạc sĩ Tâm lý Tư vấn. Jessica cũng là Chuyên gia trị liệu Hôn nhân & Gia đình và Nhà trị liệu bằng phương pháp diễn kịch với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Có 11 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 10.878 lần.

Những mối quan hệ tình cảm mới thường khiến bạn tự hỏi: Chuyện này rồi sẽ đi đến đâu?, Họ có thật sự thích mình không?, Mình có thật sự thích họ không?. Việc trả lời những câu hỏi này một cách thành thật có thể giúp bạn tránh được cảm giác đau lòng, và ngăn bạn làm tổn thương người khác bằng mớ cảm xúc hỗn độn của mình. Nếu không chắc liệu bạn có thật sự thích họ hay chỉ ở cạnh họ để lãng tránh nỗi cô đơn, bạn nên tạm hoãn mọi chuyện. Hãy tìm hiểu rõ cảm xúc của bạn đối với người ấy bằng cách quan sát mối quan hệ và đừng quên dành thời gian cho những hoạt động khác thay vì chỉ tập trung vào chuyện tình cảm. Cuối cùng, hãy tránh bắt đầu mối quan hệ một cách vội vàng sau chia tay...

Các bước

Phương pháp 1 của 3:Dành thời gian đánh giá mối quan hệ

1Tìm hiểu các dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết sự thu hút đặc biệt. Nếu bạn không chắc liệu mình có thật sự thích người ấy không, việc tìm hiểu các dấu hiệu của sự thu hút mãnh liệt sẽ giúp bạn nhận biết điều đó. Thông thường, khi thật sự thích một người, bạn sẽ luôn nghĩ về họ, kể cả khi không ở bên họ. Bạn mong muốn được biết thêm về họ.

  • Bạn vui vẻ giới thiệu họ với bạn bè của mình. Anh chàng/cô nàng hấp dẫn trong khu phố đã không còn là mối quan tâm của bạn. Bạn cảm thấy mình tràn trề năng lượng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nếu bạn không cảm thấy háo hức với việc gặp gỡ người ấy và tìm hiểu thêm về họ, có lẽ bạn chỉ đang tìm đến họ để khỏa lấp nỗi cô đơn.

2Bày tỏ mong muốn có không gian riêng. Tạm thời không dành quá nhiều thời gian cho mối quan hệ là một cách tuyệt vời để hiểu hơn về cảm xúc của bạn. Việc giữ một chút khoảng cách có thể giúp bạn ngẫm nghĩ về mối quan tâm mà bạn dành cho người ấy và xác định xem bạn cảm thấy thế nào khi không có họ bên cạnh.

  • Bạn không nhất thiết phải nói thẳng và đưa ra lý do vì sao bạn cần khoảng cách. Tuy nhiên, bạn có thể thử nói Chuyện giữa hai ta đang tiến triển rất nhanh và em muốn mọi việc diễn ra chậm hơn. Em cần một tuần/cuối tuần để suy nghĩ về chuyện này.

3Xác định điều khiến bạn thích người ấy. Hãy dành thời gian ngẫm nghĩ xem điểm nào ở người ấy khiến bạn bị thu hút và viết những điều đó ra giấy. Tiếp theo, xem lại danh sách và chú ý dấu hiệu cảnh báo cho biết bạn xem người ấy là thuốc giải cho nỗi cô đơn của mình.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, danh sách của bạn có liệt kê sự trung thực, khát vọng và tính cách có phần không giống ai của người người ấy, vậy đâu là đặc điểm mà bạn mong muốn ở người yêu? Hoặc, có phải bạn thích việc họ luôn nghe máy khi bạn gọi?
  • Một ví dụ khác là người ấy có vẻ ngoài thu hút và khiến bạn nở mày nở mặt trước bạn bè. Có lẽ bạn không quan tâm gì nhiều ngoài việc họ giúp bạn nâng cao thành tích chuyên cưa đổ mỹ nam/mỹ nữ.

4Thử hỏi xem liệu có ai khác thay thế được vị trí của họ. Bây giờ là lúc nói ra sự thật: ở họ có điều gì thật sự thú vị khiến bạn bị thu hút không? Hãy ngẫm nghĩ điều này khi bạn đang giữ khoảng cách với họ. Họ đem đến điều đặc biệt và khác biệt nào mà bạn không thể tìm được ở người khác?[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Liệu có ai khác thay thế được vị trí của họ? Ví dụ, có phải bạn vui vì có người đi chơi cùng vào cuối tuần? Gần như ai cũng có thể cho bạn điều này. Nếu đây là điều duy nhất khiến bạn trân trọng người ấy, có lẽ bạn chỉ đang ở bên họ để không cảm thấy cô đơn.

Phương pháp 2 của 3:Xác định xem có phải bạn đang cô đơn

1Kết bạn. Tận hưởng niềm vui chính là một cách hiệu quả để xác định nỗi cô đơn. Ngoài việc ở bên người yêu, bạn nên thử dành thời gian cho nhiều người khác. Hãy lấp đầy lịch vui chơi của bạn bằng những hoạt động và buổi gặp gỡ vui nhộn. Tham gia một câu lạc bộ hoặc tổ chức để gặp gỡ những người có cùng sở thích. Học nấu ăn hoặc khiêu vũ. Hẹn đồng nghiệp hoặc người quen đi ăn trưa hoặc uống cà phê.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Một số cách khác để gặp gỡ bạn bè là liên lạc với những người bạn cũ thông qua mạng xã hội. Bắt chuyện với ai đó tại cửa hàng yêu thích của bạn. Tham gia một buổi họp mặt để kết nối với những người có cùng sở thích.
  • Trong lúc tận hưởng các hoạt động vui chơi, nếu bạn không cảm thấy nhớ người ấy hoặc ước gì họ có thể tham gia cùng bạn, có lẽ bạn chỉ đến với họ vì nỗi cô đơn.

2Tham gia hoạt động tình nguyện. Đây là một cách tuyệt vời khác cho bạn cơ hội gặp gỡ nhiều người. Bạn sẽ có dịp kết nối và góp phần làm thay đổi cộng đồng địa phương. Hãy đến thăm viện dưỡng lão và hỗ trợ các hoạt động tại đó. Dành vài tiếng mỗi tuần để tham gia hoạt động tình nguyện tại trung tâm bảo trợ xã hội hoặc nơi cứu trợ động vật. Hoặc, chỉ đơn giản là giúp hàng xóm trông trẻ vào mỗi tối thứ năm để họ có thời gian hâm nóng tình cảm.

  • Việc giúp đỡ người khác đem đến rất nhiều lợi ích cho bạn như thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân và vượt qua nỗi cô đơn. Nếu bạn không còn nghĩ đến người ấy trong khi thực hiện các nhiệm vụ mới của mình, có lẽ bạn chỉ từng muốn có người đi chơi cùng.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

3Hình thành sở thích khác bên cạnh chuyện yêu đương. Có phải mối quan hệ của bạn chỉ xoay quanh việc thực hiện những hoạt động mà người ấy thích? Nếu vậy, bạn có thể làm rõ cảm xúc của mình bằng việc theo đuổi đam mê cá nhân. Những đam mê này sẽ giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống. Từ đó, bạn cũng nhận ra bản thân không thích người ấy nhiều như bạn từng nghĩ.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn

  • Bạn có thể tham gia lớp tập thể hình tại câu lạc bộ gần nhà, học một ngôn ngữ mới, làm bánh thường xuyên hơn, đi câu cá. Hãy thực hiện những việc yêu thích của bạn.

4Đặt mục tiêu cá nhân. Việc cảm thấy không hài lòng với mặt nào đó của cuộc sống có thể khiến bạn yêu đương vội vàng. Hãy dành thời cải thiện bản thân. Khi bạn bắt đầu tập trung đặt mục tiêu cho tương lai, thử xác định xem viễn cảnh đó có chỗ cho người ấy không.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Hãy nghĩ về những điều mà bạn vẫn luôn muốn làm cho bản thân. Có lẽ bạn muốn trau dồi kỹ năng cho sự nghiệp của mình hoặc lên kế hoạch du lịch nước ngoài. Nếu người ấy giữ một vai trò nào đó trong tương lai của bạn, có lẽ bạn xem họ quan trọng hơn một người thế chỗ.

Phương pháp 3 của 3:Tránh yêu đương vội vàng sau chia tay

1Chỉ bắt đầu cuộc tình mới khi bạn đã vượt qua nỗi đau từ mối quan hệ cũ. Bạn không chắc mình có thật sự thích người ấy không vì bạn đã vội vàng bắt đầu mối quan hệ mới sau khi chia tay. Đây là một lỗi quen thuộc và có thể khiến bạn gặp trở ngại trong việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh với người mới. Vì vậy, bạn không nên nhanh chóng bắt đầu mối quan hệ mới. Thay vào đó, hãy chờ đến khi bạn hết vương vấn người cũ.

  • Có lẽ bạn bị đá và bạn muốn giữ thể diện bằng cách nhanh chóng nhảy vào một mối quan hệ mới. Hoặc, bạn đã ly hôn được một khoảng thời gian và mọi người cứ hỏi khi nào bạn sẽ hẹn hò - nhưng bạn vẫn chưa quên được chồng/vợ cũ. Đây không phải là những lý do chính đáng để bắt đầu một mối quan hệ mới.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

2Bắt đầu mối quan hệ mới một cách chậm rãi. Nếu bạn trở nên nồng nhiệt và say đắm người mới chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần, có lẽ bạn chỉ bắt đầu mối quan hệ này để quên đi những vấn đề khó đối mặt. Một mối quan hệ lành mạnh thường phát triển ở tốc độ vừa phải với sự vun đắp tình cảm từ hai phía. Nếu bạn khẳng định rằng mình đã yêu sau một tuần, có vẻ như bạn chỉ muốn ở bên ai đó để ngăn nỗi cô đơn.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

3Học cách sống độc thân. Sợ độc thân là lý do chính khiến nhiều người nhanh chóng bắt đầu một mối quan hệ sau chia tay. Trên thực tế, độc thân cũng có nhiều lợi thế vì bạn có thời gian tìm hiểu bản thân, tập trung xây dựng sự nghiệp và lan tỏa yêu thương cho gia đình và bạn bè. Đừng hiểu lầm rằng độc thân đồng nghĩa với cô đơn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Độc thân có thể đem đến những trải nghiệm thú vị khi bạn dành thời gian kết nối với những người bạn và người thân luôn sát cánh bên mình. Ngoài ra, bạn còn có thể học cách sống độc thân bằng cách tập trung vào việc cải thiện bản thân. Hãy học những gì bạn thích, thay đổi chế độ ăn uống và đặt ra những mục tiêu mới. Đừng xác định giá trị bản thân dựa trên tình trạng mối quan hệ.

4Thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân. Nếu sự tự tin của bạn giảm xuống chỉ vì bạn không có một nửa của mình, bạn nên thay đổi cách nhìn này. Việc cảm thấy thấp kém vì bạn độc thân có thể khiến bạn bắt đầu một mối quan hệ độc hại để khỏa lấp sự trống trải. Nếu chịu thay đổi cách bạn nhìn nhận bản thân, bạn có thể vượt qua nỗi cô đơn và trở nên cuốn hút hơn trong mắt đối tượng phù hợp khi họ vô tình xuất hiện.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nhận diện những phẩm chất tốt đẹp vẫn luôn tồn tại dù bạn có hay không có một mối quan hệ. Hãy viết những phẩm chất đó ra giấy và dán trên gương phòng tắm như một cách nhắc nhở.
  • Thay đổi cách bạn nói về bản thân. Đừng tự gọi bản thân là kẻ thua cuộc vì bạn phải ở nhà vào tối thứ bảy. Hãy lên kế hoạch gặp gỡ bạn bè hoặc nhắc nhở bản thân rằng giá trị của bạn không được xác định bởi những buổi hẹn.

5Gặp chuyên gia trị liệu tâm lý để vượt qua tình trạng phụ thuộc vào người khác. Người có xu hướng phụ thuộc vào người khác thường bị ám ảnh với việc phải chăm sóc ai đó đến mức hy sinh sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Nếu bạn có xu hướng này trong chuyện tình cảm, luôn hẹn hò với người cần giúp đỡ hoặc chăm sóc, hãy gặp chuyên gia để được hỗ trợ.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Tình trạng phụ thuộc vào người khác có thể khiến bạn cảm thấy trống trải khi không có ai để quan tâm. Vì vậy, bạn không muốn ở một mình và tìm kiếm một mối quan hệ mới kể cả khi bạn không thật sự yêu họ. Nếu bạn có đặc điểm này, hãy tìm chuyên gia trị liệu tâm lý có thể giúp bạn nhận ra gốc rễ của vấn đề.

Jessica Engle, MFT, MA Chuyên gia tư vấn tình cảm Jessica Engle là chuyên gia tư vấn tình cảm và nhà trị liệu tâm lý sống tại Khu vực Vịnh San Francisco. Cô thành lập Bay Area Dating Coach năm 2009 sau khi nhận bằng Thạc sĩ Tâm lý Tư vấn. Jessica cũng là Chuyên gia trị liệu Hôn nhân & Gia đình và Nhà trị liệu bằng phương pháp diễn kịch với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Jessica Engle, MFT, MA
Chuyên gia tư vấn tình cảm

Việc tự đánh giá bản thân được thực hiện dưới nhiều hình thức. Bạn sẽ nhận ra được nhiều điều khi tham gia trị liệu hoặc trao đổi với chuyên gia. Tuy nhiên, bạn cũng nhận được lợi ích tương tự qua việc trò chuyện với bạn thân, viết nhật ký hoặc thiền.

Hiển thị thêm

Chủ Đề