Làm thế nào để có một CV ấn tượng

Hồ sơ xin việc được xem là cánh cửa đầu tiên mà bạn phải vượt qua để chinh phục công việc mình mơ ước. Đó là lý do tại sao bạn phải đầu tư CV của mình thật kỹ lưỡng để có cơ hội bước tiếp vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Làm thế nào để CV của bạn trở nên ấn tượng và chuyên nghiệp trong mắt các nhà tuyển dụng, hãy tìm hiểu một vài mẹo nhỏ dưới đây nhé.

Phần mở đầu của CV sẽ là bức tranh phác họa đầy đủ những giá trị mà bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng. Tiêu đề và phần tóm tắt có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách nhấn mạnh những thành tích xuất sắc, kinh nghiệm, chuyên môn và các tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bạn.

Các nhà quản lý tuyển dụng mong đợi gì từ CV của bạn? Đó là một nội dung ngắn gọn, rõ ràng và hơn hết là đảm bảo tính trung thực trong hồ sơ xin việc. Bạn có thể tham khảo một số mẫu CV trên website tuyển dụng Viectotnhat.com hoặc tạo ngay CV online trên website. CV này bạn có thể tải xuống để gửi cho các công ty, ứng tuyển online nếu bạn bạn tìm được công việc phù hợp trên website.

Nhà tuyển dụng sẽ mất 6 giây để xem xét hồ sơ xin việc và quyết định có mời ứng viên tham gia phỏng vấn hay không?

2. Không nên sử dụng chung CV

CV xin việc được xem là một công cụ tiếp thị về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, thành tích đã đạt được của bản thân…. Chính vì vậy, bạn không thể sử dụng chung một mẫu CV để ứng tuyển vào các vị trí công việc khác nhau. Hãy thay đổi hồ sơ xin việc cho phù hợp với từng vị trí chuyên môn, mục tiêu ngành nghề, công ty và loại hình dịch vụ bạn sẽ ứng tuyển.

3. Kỹ năng mềm

Khi viết hồ sơ xin việc, hãy nhớ rằng năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm và thành tích đạt được rất quan trọng đối với thành công trong sự nghiệp của bạn. Ngoài việc trình bày những điều trên trong CV, hãy liệt kê một vài kỹ năng mềm mà bạn có để tạo ấn tượng cũng như thu hút được sự quan tâm từ bộ phận nhân sự.

Nhà tuyển dụng sẽ nhìn tổng quan và xem xét CV xin việc, để biết bạn có thích hợp với công việc hay không, chuyên môn của bạn là gì và bạn là người như thế nào để từ đó xem bạn có phù hợp với công việc đó hay không.

4. Kiến thức về công nghệ

Với sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ 4.0 hiện nay, thì việc am hiểu các tính năng về công nghệ sẽ trở thành một điểm cộng cho các ứng viên. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn thành thạo những kỹ năng công nghệ, các phần mềm tin học ở mức độ nào và ứng dụng chúng như thế nào vào công việc của mình.

Những kỹ năng về công nghệ sẽ giúp cho hồ sơ xin việc của bạn có thêm những điểm cộng từ nhà tuyển dụng.

Thông thường, các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên và tìm ứng viên có kinh nghiệm về Microsoft Office, nhưng hãy liệt kê mức độ thành thạo của bạn với từng chương trình. Nếu bạn đã có các chứng chỉ đào tạo về tin học MOS hoặc các chứng chỉ công nghệ thông tin khác thì hãy mạnh dạn trình bày với nhà tuyển dụng.

5. Năng lực chuyên môn

Đây là phần cực kỳ quan trọng trong hồ sơ xin việc, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm nhất. Họ cần biết bạn có những khả năng gì, bạn có thể làm được gì ở công ty cũ và bạn đã học được gì ở đó.

Hãy liệt kê những kinh nghiệm về chuyên môn mà bạn đã có được tại công ty cũ. Nếu bạn từng là nhân viên Kế toán thì hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là người cầu toàn trong công việc với những con số, bạn có thể làm các báo cáo tài chính, báo cáo thuế. Bạn cũng đã có các chứng chỉ về nghiệp vụ kế toán chuyên nghiệp CPA. Hồ sơ xin việc làm là bản tiếp thị trực tiếp về năng lực của bạn, chính vì vậy hãy trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng và trung thực.

6. Đọc lại CV xin việc

Sau khi viết xong hồ sơ xin việc, hãy dành thời gian để kiểm tra lại nội dung CV của bạn: về kỹ năng, năng lực chuyên môn, thành tích, bằng cấp…. Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải lỗi chính tả nào trong bản sơ yếu lý lịch, cũng như bỏ quên một vài thành tích đã đạt được. CV xin việc là một bản phác thảo đầy đủ quá trình làm việc của bạn trong quá khứ, hiện tại và tương lai công việc. Nhưng nếu bạn mang một hồ sơ xin việc với hàng chục lỗi chính tả, nội dung không đầy đủ thì nhà tuyển dụng cũng sẵn sàng cho CV của bạn vào sọt rác một cách không thương tiếc. Đây không phải là lúc bạn thờ ơ với sự nghiệp của mình. Hãy thật cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất trong CV xin việc.

Hồ sơ xin việc được xem là chìa khóa để mở cánh cửa đầu tiên mà bạn phải vượt qua trong quá trình tìm kiếm việc làm mới. Hãy luôn chuẩn bị cho mình một bản CV hoàn hảo với các thông tin rõ ràng, đầy đủ, trung thực với hình thức trình bày logic nhất để khẳng định và tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc mà công ty đang tuyển dụng.

Bạn nhận thấy khả năng của mình hoàn toàn đáp ứng yêu cầu mà phía nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn hy vọng, mong chờ cuộc điện thoại, hồi âm từ phía nhà tuyển dụng, nhưng mãi vẫn không có phản hồi nào cả. Lúc này bạn nên xem lại Résume của mình được viết như thế nào? Vì một khi nhà tuyển dụng đăng tuyển thì có rất nhiều hồ sơ gửi đến vì vậy những kinh nghiệm tạo Résume ấn tượng mà chúng tôi chia sẽ dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng.

1. Bạn nên làm mới hồ sơ

Nhận thấy mình có nhu cầu đổi việc thế là bạn lấy lại hồ sơ có sẳn gửi ngay cho nhà tuyển dụng mà quên rằng đó là Résume mà mình đã làm lúc mới ra trường chưa có tí kinh nghiệm gì cả. Nếu gửi một bộ hồ sơ như thế này chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không nhắc máy lên và gọi cho bạn vì họ đòi hỏi có kinh nghiệm nhưng bạn không thể hiện những nội dung lên trên Résume thì làm sao họ có thể biết được đều đó. Résume thể hiện một phần của bản thân mình, có thể xem như một món “hàng hóa” mà bạn sẽ rao bán trước nhà tuyển dụng nên trước khi nộp hồ sơ bạn nên chỉnh sửa và bổ sung để thêm vào đó phần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của bạn.

2. Bạn nên mô tả những kiến thức đã tích lũy và các việc làm Part-time

Nếu bạn là Sinh viên mới tốt nghiệp, bạn đừng quên mô tả rõ những công việc bạn từng làm như các việc bán thời gian [nếu có], những hoạt động đoàn trường…vì đây là phần kinh nghiệm thực tế mà bạn từng trãi nghiệm cho dù nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm. Và nó cũng góp phần tăng thêm phần ưu thế nếu công việc đó có nét tương đồng với công việc ứng tuyển của bạn. Bạn cũng nên phát huy kiến thức về các môn học khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chẳng hạn, trong quá trình học đại học tôi đã được học các môn học như nghiệp vụ kinh doanh, marketing, đàm phán… điều đó cũng góp phần tạo nền tảng giúp tôi tự tin để ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh. Những kiến thức đó giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá khả năng của bạn.

3. Không nên đưa vào những thông tin bất lợi cho mình

Nếu trong quá trình làm việc có những thời gian gián đoạn thì bạn cũng không nên đề cập quá nhiều trong Résume.

4. Nhấn mạnh phần kỹ năng

Nhiều ứng viên vẫn còn bỏ quên hoặc không chú trọng lắm ở phần này. Bạn có biết rằng vấn đề kỹ năng thật sự rất quan trọng, những kỹ năng gắn liền với thành công của bạn luôn thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Chẳng hạn tôi có kỹ năng quản lí và tôi đã có thành tích làm trưởng nhóm luôn đưa nhóm tôi hoàn thành mục tiêu trước kế họach… Bạn luôn bám sát yêu cầu công việc và mô tả của vị trí tuyển dụng từ đó nên xoáy sâu vào những kỹ năng mà tính chất công việc yêu cầu. Nên lướt qua những kỹ năng không cần thiết.

5. Bạn không nên nói không đúng sự thật

Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao về thành tích của mỗi cá nhân tuy nhiên bạn không nên nói quá sự thật vì họ sẽ dễ dàng nhận ra điều đó có đúng hay không. Chắc chắn họ sẽ không tuyển dụng ứng viên mà họ cảm thấy không tin tưởng. Với những thiếu sót mà chúng tôi rút ra từ những bộ hồ sơ của các bạn gửi đến Careerlink, hy vọng có thể giúp các bạn có thể hoàn thiện Résume của mình và dễ dàng lọt vào tầm nhắm của nhà tuyển dụng.

Video liên quan

Chủ Đề