Lanolin Alcohol là gì

X

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Got It!
Advertisements

Thường các bạn khi chọn mua đồ dưỡng da sẽ chọnmua những sản phẩm alcohol-free, tức là không chứa cồn gây hại cho làn da. Vậy cồn có thực sự lúc nào cũng gây hại cho làn da?

Tuy nhiên, thực tế thì không phải loại cồn nào cũng có hại với da chúng ta. Hôm nay, mình sẽ giúp các bạn phân loại Alcohols nhé!

1. Emollient Alcohols:

Loại cồn này thường thấy trong mỹ phẩm nhất, không hoặc hiếm khi gây kích ứng cho làn da bạn, thậm chí còn làm mềm, dịu, giúp duy trì độ ẩm cho da, hoạt động với chức năng tương tự như Oils trong kem dưỡng da, giúp cho sản phẩm có texture đặc hơn, creamy hơn, vậy nên cực thích hợp cho da thường đến da khô.


Đây là Good Alcohols cồn tốt, hay còn được các bạn biết đến nhiều hơn với tên goị Cồn béo [Fatty Alcohols].
Các loại cồn béo thông dụng:
Cetyl Alcohol
Cetearyl Alcohol
Stearyl Alcohol
Arachidyl Alcohol
Lanolin Alcohol
Acetylated Lanolin Alcohol
Behenyl Alcohol
Myristyl alcohol.
Sản phẩm chứa cồn béo được bác sĩ da liễu khuyên dùng:
Sữa rửa mặt Cetaphil [cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm]
Sữa rửa mặt Cerave

2.Solvent Alcohols: Đây chính là Bad Alcohols cồn hạimà chúng ta cần tránh, hay còn gọi là cồn khô [Drying Alcohols], mang tiếng xấu nhiều nhất vì làm khô da [drying], gây kích ứng da [irritating], dễ bị viêm da [pro-inflammatory] , đẩy nhanh quá trình lão hóa da[pro-oxidant] >< Dù bạn là da khô hay da dầu, da thường hay da hỗn hợp thì cũng nên tránh nó ra nhé!
Tuy nhiên, không hẳn là lúc nào nó cũng xấu [nghe hơi mâu thuẫn nhỉ, vừa bảo nên tránh xong, nhưng cứ từ từ đọc rồi các bạn sẽ hiểu nhé]


Lí do cồn khô gây hại nhưng nó vẫn được cho vào mỹ phẩm là vì cồn khô cóđặc tính chống khuẩn và khử trùng hữu hiệu, nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng thành phần này với mục đích bảo quản và tăng tuổi thọ sản phẩm,khiếnkết cấu sản phẩm trở nên nhẹ hơn.
Hơn nữa cồn khô có đặc tính bay hơi nhanh, làm tan và bốc hơi sebum [chất dầu tự nhiên trên bề mặt da], kéo theo lớp nước giữ ẩm da, da khi này sẽ khô và rất dễ bị thâm nhập do hàng rào bảo vệ da đã bị phá vỡ, các hoạt chất dễ dàng thấm sâu vào da hơn [da dầu sẽ thấy rất rõ điều này].

Nghe có vẻ thú vị nhỉ! Vậy tại sao bảo cồn khô có hại trong khi nó giúp thẩm thấu dưỡng chất tốt hơn?
Câu trả lời là điều này chính là con dao hai lưỡi, với các sản phẩm có công thức tốt, sạch với hàm lượng cồn khô nồng độ thấp sẽ giúp da thẩm thấu dưỡng chất tốt hơn cũng như giúp da dầu trở nên khô thoáng hơn, tuy nhiên cứ tưởng tượng gặp phải các sản phẩm có chứa các chất hóa học độc hại cũng như hóa chất bảo quản cũng theo đó thấm vào da xem nhé hự hự :[[
Chưa kể, theo Dr Jeske Ultee, cồn khô ngăn cản tiền vitamin A [betacarotene và retinol] chuyển hóa thành vitamin A, da bạn sẽ bị thiếu hụt các chất để duy trì sự trẻ trung, do vậy tốc độ lão hóa sẽ nhanh hơn, vì thế ngay ở trên đầu mình mới nói là cồn khô đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Các bạn da dầu, hỗn hợp dầu thường hay thích dùng các sản phẩm chứa cồn khô do đặc tính làm se lỗ chân lông và giúp da khô thoáng tạm thời. Tuy nhiên đấy chỉ là giải pháp tạm thời, nếu muốn giải quyết triệt để vấn đề da dầu, các bạn hãy tìm hiểu phương pháp rửa mặt bằng dầu The Oil Cleansing Method nhé! Cách này an toàn và lâu dài hơn cho da dầu.

Các loại cồn khô phổ biến cần tránh là:
Isopropyl Alcohol
SD Alcohol
Denatured Alcohol
Alcohol Denat
Ethanol
Methanol
Ethyl Alcohol
Methyl Alcohol
Polyvinyl Alcohol
Benzyl Alcohol
hoặc nếu thành phần chỉ ghi chữ Alcohol thì nó cũng là cồn khô nhé!

Tóm lại là, cồn khô không hẳn lúc nào cũng có hại cho da, nhưng tránh được thì vẫn nên tránh triệt để nhé :]]]
Để biết hàm lượng cồn khô trong mỹ phẩm có cao hơn, bạn hãy đọc bảng thành phần, nếu cồn khô nằm trong 5 thành phần đầu tiên thì sản phẩm đó chứ nhiều cồn, còn nếu cồn khô nằm gần cuối list thì sản phẩm đó có nồng độ cồn ít, tuy nhiên bạn vẫn nên cân nhắc các thành phần khác của sản phẩm đó có tốt không, có bù khô của cồn không, da bạn có khô hay nhạy cảm không,.nhé!
Có 1 số bạn dùng mấy loại toner rẻ tiền nhiều cồn [thôi không kể tên] rồi kêu với mình là chẳng thấy làm sao cả. Ok, có thể mặt bạn không thấy thể hiện kích ứng gì, nhưng điều đó không có nghĩa là tầng sâu trong biểu bì da bạn không gặp vấn đề với nó, cũng không có nghĩa là bạn không bị kích ứng, da bạn sẽ nhạy cảm dần đi và lúc đó thì không có cách nào lấy lại làn da khỏe nữa đâu.

3. Other Alcohols [các loại cồn ít phổ biến khác]
Behenyl Alcohol
Batyl Alcohol
Decyl Alcohol
Lauryl Alcohol
Có thể trong bảng thành phần không ghi loại này nhưng sẽ có 1 số phái sinh của chúng. Bạn không cần lo lắng quá về những loại này.

Phew, vì có khá nhiều thuật ngữ nên mình đã phải tìm mọi cách để giải thích cho các bạn dễ hiểu nhất. Hẹn gặp các bạn ở bài hướng dẫn đọc Ingredients tiếp theo nha!

XOXO

#bloomsbeautytips

Advertisements

Share this:

Video liên quan

Chủ Đề