Lỗi google lưu lượng truy cập bất thường năm 2024

Sau khi Google cập nhật thuật toán lõi, nhiều nhà xuất bản báo cáo rằng lưu lượng truy cập trên website của họ đã giảm mạnh, thậm chí một số website còn mất toàn bộ số click. Bên cạnh đó, lỗi Khám phá cũng bị phát hiện, vì thế Google Search Liaison đã xác nhận điều này và mở một cuộc điều tra để đưa ra báo cáo chính thức.

Nội dung chính

Tình trạng tụt giảm lượng truy cập bất thường trên website sau khi Google cập nhật

Mặc dù sau mỗi lần cập nhật của Google, nhiều website vẫn thường gặp phải tình trạng tăng hoặc giảm lưu lượng truy cập. Tuy nhiên sau bản cập nhật lõi mới nhất gần đây, đặc biệt là sau khi các lỗi trong Khám phá được phát hiện, chủ website phát hiện ra rằng lưu lượng truy cập trang web và khả năng hiển thị trong Google Tìm kiếm bị giảm chưa từng thấy.

Cụ thể, theo báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau, sự thay đổi này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều số trang web bị giảm số lượt click đáng kể, thậm chí có những website bị giảm từ hàng triệu click xuống còn 0 chỉ sau một đêm.

Lily Ray đã chia sẻ số liệu thống kê đáng báo động vào ngày 17/11, tiết lộ rằng nhiều nhà xuất bản đang chứng kiến ​​lượng truy cập của họ sụt giảm mạnh trong vòng chưa đầy ba tháng. Điều này giờ đây không còn là câu chuyện giảm khả năng hiển thị trong Khám phá nữa, mà còn cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng hơn trên các nền tảng phân phối nội dung nói chung của Google.

Lily Ray chia sẻ trên trang cá nhân của mình về tình hình đáng báo động của website
Các số liệu được đưa ra cụ thể cho thấy lượng truy cập đang xuống dốc rất nhanh

Trước sự cố này, nhiều chủ trang web cho biết họ đang lặp lại cảm giác tuyệt vọng và thất vọng vì sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, trang web của họ đã gặp phải không ít trở ngại lớn, thậm chí là biến mất luôn khỏi Google News rồi sau đó tới Khám phá. Những chuyển biến không mấy tích cực này đã làm người dùng băn khoăn về tính chất không ổn định của chiến lược nội dung từ Google sau các bản cập nhật lõi.

Động thái và báo cáo chính thức của Google sau đó

Tiếp nhận thông tin này, Google đã thừa nhận các lỗi trong Khám phá và tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra để đưa ra báo cáo chính thức với chủ website và nhà quảng cáo. Tuy nhiên song song với đó, họ cũng nhấn mạnh rằng các bản cập nhật sẽ nhằm mục đích cải tiến chung chứ không phải là giải pháp phù hợp cho từng trang web riêng lẻ.

Tuy nhiên, họ làm rõ rằng các bản cập nhật gần đây và lỗi Khám phá đã được xác định và lỗi này đã được giải quyết và nó là một phần của các cải tiến hệ thống rộng hơn. “Trước đó, chúng tôi đã tìm thấy một lỗi Khám phá và lỗi này đã được sửa. Có thể chúng ta sẽ tìm thấy một lỗi khác. Ngoài ra, chúng tôi có thể tìm cách điều chỉnh hệ thống của mình tốt hơn. Nhưng không điều nào trong số này đảm bảo rằng các chỉ số sẽ quay trở lại như trước đây.”

Những hành động này không được đưa ra với mục tiêu khắc phục sự cố trên các trang web cụ thể. Tuyên bố này nhấn mạnh tính chất phức tạp và thường không rõ ràng của các bản cập nhật thuật toán của Google, khiến nhiều nhà xuất bản không biết cách thích ứng hoặc phục hồi.

Kết

Sau mỗi lần Google cập nhật thuật toán, các nhà quảng cáo, người làm SEO và chủ website thường điêu đứng vì tình hình thay đổi của lưu lượng truy cập hay thứ hạng. Mặc dù điều này gây ra không ít khó khăn nhưng nó cũng chứng minh được rằng việc làm SEO và Google Ads bền vững luôn phải đảm bảo đủ 3 yếu tố: có lợi nền tảng – có lợi cho người dùng và có lợi cho doanh nghiệp. Tại SEONGON, chúng tôi luôn làm việc theo tinh thần Mũ trắng với mong muốn đem lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp, vì vậy nếu bạn đang cần tìm giải pháp Digital Marketing phù hợp,

Nếu bạn truy cập website và thấy một màn hình đỏ kèm dòng chữ “trang web sắp truy cập chứa chương trình độc hại/lừa đảo” thay vì những nội dung tuyệt vời, thì rất có thể trang web của bạn đã bị tin tặc tấn công [hacked] hoặc nhiễm phần mềm độc hại [malware]. Đừng quá lo lắng, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn khắc phục lỗi thành công lên tới 90%.

Tại sao website của bạn lại hiện thị lỗi này?

Nguyên nhân

Lý do số một cho lỗi này là trang web của bạn bị hacker tấn công hoặc nhiễm phần mềm độc hại [malware]. Các mã độc này sẽ lây lan ra các thư mục hoặc phát tán khi người dùng truy cập vào website và tải xuống các tài nguyên của website đó.

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như quảng cáo kém chất lượng chèn trên trang web, các mã nhúng có rủi ro bảo mật cao. Bạn cũng có thể kiểm tra mức độ bảo mật website thông qua công cụ Google Transparency Report do chính Google cung cấp, chỉ cần nhập tên website của bạn và đợi kết quả thôi.

Google sẽ đánh dấu một trang web với cảnh báo trang web “lừa đảo” hoặc “phần mềm độc hại khi họ tìm thấy bất kỳ đoạn mã [code] đáng ngờ nào có thể là phần mềm độc hại hoặc trojan [chương trình thu thập thông tin người dung trái phép]. Điều này sẽ cảnh báo người dùng nên cẩn thận khi truy cập các trang web này.

Các dạng cảnh báo bạn có thể gặp

  • The site ahead contains malware: Trang web sắp truy cập chứa mã độc.
  • The site ahead contains harmful programs: Trang web sắp truy cập chứa chương trình độc hại.
  • This page is trying to load scripts from unauthenticated sources: Trang này đang cố tải các tập lệnh từ các nguồn không được xác thực.
  • Continue to [website name]?: Tiếp tục truy cập [Tên website].
  • Deceptive Site Ahead: Trang web lừa đảo.
  • Deceptive Website Warning: Cảnh báo trang web lừa đảo.

Làm sao để khắc phục lỗi “trang web sắp truy cập chứa chương trình độc hại/lừa đảo“?

Khoanh vùng và loại bỏ mã độc ra khỏi website.

Bạn sẽ cần sự trợ giúp đắc lực của các công cụ quét mã độc, firewall…, vì công việc này sẽ khiến bạn tốn không ít thời gian và công sức đấy.

– Imunify 360: Bạn có thể tham khảo hướng dẫn xử lý mã độc với Imunify 360 tại đây.

– Sử dụng WordFence, Itheme Security cho website WordPress: Những plugin này có khả năng quét toàn bộ website của bạn để tìm ra các files nguy hiểm, xóa và có thể thay thế bằng các files sạch. Bạn có thể tham các hướng dẫn sử dụng WordFence, Itheme Sicurity theo các bài viết dưới đây:

  • Cách bảo vệ website WordPress bằng Wordfence Security
  • Hướng dẫn bảo mật website wordpress với iTheme Security

– Sử dụng công cụ quét mã độc online Sucuri: Sucuri là một trong nhưng công cụ online hỗ trợ quét và tìm ra các tập tin mã độc trên website của bạn. Sau khi sucuri quét xong, các mã độc và đường dẫn của các files mã độc sẽ được hiển thị.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã backup lại website trước khi thực hiện bước này, nếu bạn chưa biết cách backup website thì đây sẽ là hướng dẫn cho bạn: Hướng dẫn sử dụng sao lưu và khôi phục dữ liệu website trên Plesk hosting

Bạn sẽ cần kết hợp nhiều công cụ để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi sử dụng các công cụ trên, bạn đã xác định được vị trí của tất cả các mã độc trên website rồi phải không?. Nếu mã độc là loại tự động chèn vào những file sẵn có của website, bạn sẽ cần mở từng file bị nhiễm và xóa bỏ những đoạn mã được được chèn vào. Nếu trường hợp mã độc là những file lạ, không nằm trong các website, bạn chỉ xóa bỏ nó là xong.

Gỡ bỏ cảnh báo mã độc khỏi các kết quả tìm kiếm trên Google.

Sau khi đã xác định và xóa bỏ tất cả mã độc trên website, bạn sẽ cần yêu cầu Google xem xét lại website.

Bạn sẽ cần phải truy cập vào công cụ Google Search Console, nếu bạn chưa thêm trang web của mình vào công cụ này thì hãy làm theo hướng dẫn sau để biết Cách thêm trang web với Google Search Console.

– Truy cập vào Google Search Console bằng tài khoản Google của bạn, nhấn chọn Bảo mật và thao tác thủ công, tiếp tục chọn Vấn đề bảo mật.

Googe sẽ liệt kê các vấn đề bảo mật mà website đang gặp phải, nhấn chọn Yêu cầu xem xét lại, một popup mới sẽ hiển thị, tại đây bạn sẽ cần gửi cho Google một vài nội dung như sau: “website của chúng tôi đã bị tấn công, chúng tôi đã khắc phục sự cố trên bằng cách tìm tất cả các tập tin mã độc ở trên website và xóa bỏ chúng. Mong Google xem xét lại và gỡ bỏ cảnh báo trên trình duyệt của người dùng” và tiến hành Gửi yêu cầu để Google duyệt. Bạn sẽ cần chờ 1 vài ngày để Google xem xét và gỡ bỏ cảnh báo.

Cách xóa cảnh báo trang web chứa mã độc/lừa đảo trên Chrome hoặc Firefox

Bạn có thể tắt các tính năng duyệt web an toàn trong trình duyệt của mình, mặc dù đây là cách KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN NGHỊ. Nếu bạn quyết định làm như vậy, bạn chỉ nên sử dụng biện pháp này tạm thời và sau đó bật lại trang bảo vệ trình duyệt Chrome hoặc Firefox.

Tắt duyệt web an toàn trong Chrome

  1. Mở Chrome và nhập chrome://setting vào thanh URL. Nhấn Enter .
  2. Sau đó bấm vào dịch vụ Sync và Google [Sync and Google services ].
  3. Bây giờ cuộn xuống và tìm Duyệt web an toàn [Safe Browsing]. Tắt nó đi bằng cách nhấp vào công tắc bật / tắt.

Tắt trang web lừa đảo Cảnh báo trước trong Firefox

  1. Mở Firefox và sau đó nhấp vào ba thanh ở góc trên cùng bên phải.
  2. Chọn Tùy chọn [Options].

  1. Trong Tùy chọn [Options], nhấp vào Quyền riêng tư & Bảo mật [Privacy & Security].
  2. Cuộn xuống phần Bảo mật [Security]. Tại đây, bỏ chọn một hoặc tất cả các tùy chọn đã cho [những tùy chọn bạn không muốn nhận cảnh báo]

Như vậy là bạn đã hoàn tất thao tác xử lý lỗi website bị cảnh báo lừa đảo [Phishing] hoặc đã hoàn tất, chúc bạn thành công.

Chủ Đề