Lỗi không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu

Mặc dù hiểu rằng giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ cần thiết phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường bộ, tuy nhiên, không phải lúc nào người lái xe cũng chấp hành việc mang theo loại giấy tờ này khi tham gia giao thông.

Có thể là vì họ chưa được đào tạo lái xe, chưa đủ điều kiện cấp bằng lái xe, cũng có thể họ đã được cấp bằng lái xe nhưng do vội, hoặc do quên nên không mang theo Giấy phép lái xe. Dù là chưa có hoặc không mang theo Giấy phép lái xe thì trong trường hợp này, họ đều có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về giấy phép lái xe và mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi không có, không mang giấy phép lái xe theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giao thông khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn hỗ trợ!

Hiện nay, quy định về việc mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông và mức xử phạt khi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe được quy định cụ thể tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về Giấy phép lái xe.

Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về khái niệm Giấy phép lái xe, tuy nhiên căn cứ vào khái niệm được thể hiện tại Bách khoa toàn thư mở online [Wikipedia] có thể hiểu rằng Giấy phép lái xe [Bằng lái xe] được hiểu là một loại giấy phép/ chứng chỉ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể khi họ đã đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, kiến thức và đã hoàn thành kỳ thi sát hạch lái xe theo quy định của pháp luật. Giấy phép lái xe như là một loại chứng chỉ để ghi nhận và xác định một người đã đáp ứng những điều kiện cơ bản theo quy định của pháp luật để có thể điều khiển, vận hành, tham gia giao thông và lưu thông một loại phương tiện cơ giới như xe máy, xe mô tô, xe gắn máy, xe hơi, xe tải trên đường.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể Điều 59 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Chương I Phần II Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, Giấy phép lái xe được phân thành nhiều hạng khác nhau như hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE phân làm hai nhóm Giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn, phù hợp với từng kiểu loại, công suất động cơ, công dụng và tải trọng của xe cơ giới, cũng như những yêu cầu về kỹ năng phù hợp với từng loại xe cơ giới khác nhau. Mỗi loại Giấy phép lái xe được cấp cho các đối tượng phù hợp với độ tuổi, trình độ đào tạo và kết quả kỳ sát hạch Giấy phép lái xe cùng các điều kiện khác của cá nhân đó phù hợp với loại phương tiện mà người cá nhân điều khiển.

Cùng với các giấy tờ khác của phương tiện như Đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới [áp dụng cho một số loại xe cơ giới như xe ô tô, xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc] thì theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, Giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ mà người lái xe bắt buộc phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Nếu người lái xe không mang hoặc không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc các giấy tờ theo quy định nêu trên khi tham gia giao thông đường bộ thì họ có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Thứ hai, mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không có Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông.

Như đã phân tích, việc mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông là một quy định bắt buộc, thể hiện điều kiện tham gia giao thông của người lái xe, điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên trên thực tế, có những người chưa đáp ứng điều kiện về độ tuổi hoặc chưa qua đào tạo, sát hạch lái xe để được cấp Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện giao thông đang điều khiển nên không có Giấy phép lái xe phù hợp để mang theo khi tham gia giao thông. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tùy thuộc vào loại xe mà người này điều khiển là xe máy, xe mô tô, xe gắn máy hay xe ô tô, máy kéo hay loại xe nào khác thì người này sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe với mức xử phạt cụ thể như sau:

Xem thêm: Mức xử phạt khi điều khiển ô tô và xe máy mà chưa có bằng lái xe?

  • Đối với xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô:

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô không có Giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên mà không có Giấy phép lái xe phù hợp thì sẽ bị xử phạt với mức tiền phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

  • Đối với xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy phép lái xe ô tô phù hợp với phương tiện đang điều khiển thì căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người này sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Ngoài việc xử phạt đối với người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông, không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì người chủ phương tiện có hành vi giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe tham gia giao thông đường bộ cũng bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm đ, khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền như sau:

  • Đối với phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt với mức từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Đối với phương tiện là xe ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thì chủ phương tiện nếu là cá nhân sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu là tổ chức thì bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Thứ ba, mức xử phạt hành chính áp dụng với lỗi không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông.

Không mang theo Giấy phép lái xe được hiểu là việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mặc dù có Giấy phép lái xe phù hợp với phương tiện mà họ đang điều khiển nhưng cố tình hoặc vô ý không mang theo [ví dụ do để quên, do vội] nên đã không xuất trình được Giấy phép lái xe tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

Cũng tương tự như trường hợp không có Giấy phép lái xe, thì đối với người điều khiển không mang theo Giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, họ cũng sẽ bị xử phạt hành chính vì không đáp ứng điều kiện điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông.

Về vấn đề này, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với lỗi không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông đường bộ được xác định như sau:

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.

Xem thêm: Mức xử phạt khi điều khiển xe không có giấy phép lái xe

Đối với người điều khiển xe ô tô, xe máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, họ sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Như vậy, Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng mà người điều khiển phương tiện cần phải mang theo khi tham gia giao thông. Giấy tờ này là một trong căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác định về điều kiện tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Do vậy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành việc mang theo đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.

1. Vượt đèn đỏ và không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?

Tóm tắt câu hỏi:

Em xin hỏi trường hợp em vượt đèn đỏ ở ngã ba, có giấy tờ xe nhưng chưa có bằng lái và xe em 110 phân khối thì bị phạt bao nhiêu ạ?Bạn em nói có thể 1 triệu hơn, em là sinh viên không có số tiền nhiều vậy.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điểm bkhoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008:Tín hiệu đỏ là cấm đi. Vì vậy nếu bạn vượt đèn đỏ là bạn đã vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, tạiĐiều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi bị cấmtrong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có hành vi:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục nộp phạt vi phạm hành chính

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Như vậy hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà không có Giấy phép lái xe cũng là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Về xử phạt hành vi vượt đèn đỏ và điều khiển xe mà không có Giấy phép lái xe,Nghị định 171/2013/NĐ CPcó nhữngquy định như sau:

Hành vi vượt đèn đỏ theoĐiểm c Khoản 4Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CPquy định:

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;

Ngoài ra người có hành vi vượt đèn đỏ còn bị áp dụng hình phạt bổ sung làtước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn 1 tháng theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

Xem thêm: Biên bản xử phạt giao thông có thay thế được bằng lái xe không?

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài:1900.6568

Hành vi điều khiển xe không có Giấyphép lái xe theo quy định tại điểm c khoản 2Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

Như vậy, số tiền phạt của bạn trong trường hợp vi phạm này sẽ được tính hơn mức 1.000.000 đồng theoquy định củapháp luật. Nếu như bạn đang là sinh viên và không có đủ số tiền đó thì nên liên lạc với gia đình, người thânđể thông báo sự việc đểgiải quyết trong thời hạn quy định.

2. Điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe ô tô

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Em đã nâng hạng B lên D đã thi đạt đến ngày lấy bằng rồi. Nhà trường đang chuyển về mà chưa đến nơi. Dù em có bằng lái xe hạngD thìem điều khiển xe khách 16 chỗ đi trên đường, công an hỏi bằng lái mà không có thì có được không?Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Lỗi điều khiển xe quá tốc độ và không có giấy phép lái xe

Căn cứ Điều 24Thông tư số 58/2015/TT-BGTVTquy định phân hạng giấy phép lái xe như sau:

9.Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a]Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b]Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Như vậy, để điều khiển xe khách 16 chỗ ngồi thì bạn phải có giấy phép lái xe hạng D trở lên.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn mới thi nâng hạng bằng D, nhưng chưa có bằng lái xe. Trong trường hợp nàyGiấy hẹn không có giá trị thay thế bằng lái xe, do đó khichưa có giấy phép lái xe hạngD mà bạn lái xe khách 16 chỗ người thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 7 Điều 21Nghị định 46/2016/NĐ-CPnhư sau:

Xem thêm: Mua bán xe trộm cắp xử lý như thế nào?

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 [sáu] tháng trở lên;

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; []

3. Mức xử phạt hành vi điều khiển xe không có giấy phép lái xe

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho em hỏi, em có mua 1 chiếc xe elegen hãng sym dung tích xi lanh dưới 50cc, tức là xe không cần giấy phép lái xe, nhưng trong đăng kí xe lại ghi dung tích là 50cc. Em đi bị cảnh sát giao thông hỏi xuất trình giấy phép lái xe. Mà khi em mua xe thì thông tin dòng xe elegen sym này là dòng xe không cần bằng. Mong nhận được câu trả lời của luật sư! Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:

1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

a] Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b] Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;

c] Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.[]

Đối với người điều khiển xe có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên thì phải có Giấy phép lái xe hạng A1.

Theo như bạn trình bày, trên đăng ký xe thể hiện đây là loại xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên do đó bạn phải có giấy phép lái xe hạng A1 tương ứng.

Trường hợp bạn không có giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

[]

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

b] Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

.

4. Đi xe không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, luật sư có thể giải đáp rõ hơn về nội dung tạm giữ xe ô tôkhi mà thanh tra giao thông kiểm tra lái xe không xuất trình được giấy tờ xe tại thời điểm kiểm tra: Thứ nhất là khi thanh tra tiến hành kiểm tra lái xe nói không mang theo, thanh tra tiến hành lập lỗi không có giấy phép lái xe luôn mà không chờ đợi lái xe về lấy hoặc phải chờ thời gian đểmang giấy tờđến. Như vậy thanh tra làm như vậy có đúng không? Sau khi lập lỗi không giấy tờ và tiến hành lập biên bản tạmgiữ ô tô07 ngày luôn.

Thứ hai nếu phải chờ lái xe về lấy hoặc cho ai đó mang đến thì thanh tra phải chờ bao lâu? Còn bao lâu thì lập lỗi không mang theo? Thứ 3 là khi đã lập lỗi không có giấy tờ xe và cho xe ô tôvào bãi lập biên bảntạm giữ 07 ngày, ngay trong ngày bị lập biên bản lái xe lại mang đến xuất trình giấy tờxe thì sẽ xử phạt như thế nào? Còn nếu trong 07 ngày tạm giữ lái xe không đến giải quyết thì xử phạt lỗi nào? Trong 07 ngày tạm giữ ví dụ khoảng 5 hoặc 6 hôm sau lái xe mới đến xuất trình thì xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008, hành vi không mang theo giấy phép lái xe khi tham gia giaothông là một trong những hành vi bị cấm, khi lái xe của bạntham gia giao thông thực hiện hành vi này thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật giao thông. Và khi có hành vi vi phạm bị thanh tra giao thông phát hiện thì người này có thẩm quyền xử phạt với lỗi này.

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP có 02 lỗi xử phạt, một là không có giấy phép lái xe, hai là không mang theo giấy phép lái xe. Hai hành vi này khác nhau bởi cả tính chất và mức phạt, với hành vi không mang theo giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến400.000 đồng, hành vi không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đông đến 6.000.000 đồng. Nghị định 46/2016/NĐ-CP không có hướng dẫn khi nào thì xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe hay không mang theo giấy phép lái xe.

Theo quy định,khi kiểm tra giao thông mà người tham gia giao thông không xuất trình được giấy tờ xethì người có thẩm quyền sẽ lập biên bản vi phạm với lỗi không có giấy phép lái xe, tùy trường hợp mà có thể tạo điều kiện cho người vi phạm được người khácmang giấy phép lái xe đến [nếu có] hoặc sau khi lập biên bản vi phạm hành chínhthì khiđến nhận quyết định xử phạt hành chính có thể xuất trình giấy phép lái xe thì lúc đóngười có thẩm quyền có thể xử phạt với lỗi không mang theo giấy phép lái xe.

Luật sư tư vấn đi xe không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền:1900.6568

Do đó, không thể nói việc làm của thanh tra giao thông như trênlà sai, kể cả khi đó lái xe của bạn có thể xuất trình giấy phép lái xe thì thanh tra giao thông vẫn có quyền xử phạt lái xe củabạn với lỗi không có giấy phép lái xe.

Video liên quan

Chủ Đề