Lỗi không tuân thủ biển báo bao nhiêu tiện?

Biển báo, vạch kẻ đường được xem là tín hiệu, hướng dẫn cho người tham gia giao thông khi di chuyển. Theo quy định của pháp luật lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường là gì? Mức phạt đối với lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường ra sao? Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Tổng quan về bài viết

Mọi người cũng xem:

  • Lỗi chở hàng cồng kềnh trên xe máy khi tham gia giao thông

  • Quy định của pháp luật hiện hành về các loại xe ưu tiên ở việt nam

  • Trường hợp vi phạm lỗi xe máy vượt phải ô tô và mức phạt

1. Thế nào là lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường?

Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Biển báo giao thông Việt Nam là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, đã được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng [trừ một số nước có tay lái nghịch].

Hệ thống biển báo giao thông đường bộ gồm:

[1] Nhóm 1:  Biển báo cấm

  • Đặc điểm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen;
  • Ý nghĩa:  Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 140. Tất cả có đường kính: 70cm; viền đỏ: 10cm; vạch đỏ: 5 cm.

[2] Nhóm 2: Biển báo nguy hiểm

  • Đặc điểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen;
  • Ý nghĩa: Biển báo cảnh báo nguy hiểm là để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Dùng để cảnh báo cho tài xế biết được các tình huống nguy hiểm giao thông phía trước, qua đó giúp tài xế có thể ứng phó kịp thời. Khi gặp loại biển báo này, tài xế nên giảm tốc độ và chú ý quan sát.

Loại biển cảnh báo này không cấm hoặc bắt người tham gia giao thông thực hiện một mệnh lệnh nào đó. Mục đích chính là cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn giao thông.

[3] Nhóm 3: Nhóm biển báo chỉ dẫn

  • Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng;
  • Ý nghĩa: Loại biển báo này có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường. Nhóm biển báo này hướng dẫn những thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông.

[4] Nhóm 4: Biển báo hiệu lệnh

  • Đặc điểm: Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng;
  • Ý nghĩa: Nhóm biển báo này có ý nghĩa thông báo cho các tài xế biết được các hiệu lệnh mà tài xế bắt buộc phải thi hành theo. Nhóm biển hiệu lệnh gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309 nhằm báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành.

[5] Nhóm 5: Biển báo phụ

  • Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính;
  • Ý nghĩa: Thường được sử dụng kết hợp với các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó

[6] Nhóm 6: Vạch kẻ đường

  • Vạch kẻ đường là một loại báo hiệu đặc biệt để hướng dẫn và điều khiển tài xế khi tham giao thông. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
  • Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Lưu ý:

  • Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền. Các phương tiện muốn di chuyển theo hướng định đi trước đó phải chuyển làn và lưu ý không được đè lên vạch;
  • Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện muốn di chuyển theo hướng khác nên chuyển xong làn trước khi tới vạch dừng xe.

Như vậy, lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.

Mọi người cũng xem:

  • Lỗi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • Quy định mới nhất về giấy vận tải và mức xử phạt lỗi không có giấy vận tải

  • Vi phạm tốc độ xe máy phải chịu mức phạt bao nhiêu?

2. Xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường thế nào?

Lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thường mắc phải ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.

Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, làn giữa là làn đi thẳng. A dừng xe ở làn giữa nhưng lại rẽ phải… Đây được xác định là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Lưu ý: Người tham gia giao thông cần phân biệt rõ lỗi này với lỗi sai làn đường để tránh bị phạt oan. Bởi mức phạt đối với lỗi sai làn đường có mức phạt cao hơn nhiều so với lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Cụ thể, như sau:

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường 

Lỗi đi sai làn đường 

– Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”. Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường [loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường].

– Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.

– Điểm đáng lưu ý, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì biển mới có hiệu lực [nếu chỉ có vạch kẻ đường thì vẫn phải tuân theo].

– Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe [chẳng hạn: rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…] khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường [hoặc chỉ có vạch kẻ đường] thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường [Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường].

– Theo QCVN 41:2019/BGTVT, làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

– Lỗi đi sai làn đường là người điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Lỗi này thường xảy ra trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” .

–  Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” – biển R.412 [a, b, c, d, e, f, g, h] và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” – biển R.415.

Lỗi không tuân thủ biển báo

Mọi người cũng xem:

  • Lỗi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • Các bước cấp giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng tại Hà Nội

  • Gây tai nạn bỏ trốn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào ?

3. Mức phạt lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt [được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/ NĐ-CP] thì lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Và mức phạt lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định rõ như sau:

– Mức phạt đối với ô tô

  • Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng [trước đây phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng];
  • Nếu gây tai nạn giao thông tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

– Mức phạt đối với xe máy

  • Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng [trước đây phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng];
  • Nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Tuy nhiên lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định riêng đối với trường hợp khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt. Cụ thể:

  • Đối với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng;
  • Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng;
  • Đối với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện]: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng;
  • Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng.

Lưu ý:

  • Trường hợp người vi phạm từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt tiền thực tế không quá 1/2 mức phạt tiền thực tế áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với cùng một hành vi vi phạm cụ thể [khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý Vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020];
  • Hành vi điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ có hình thức xử phạt tiền nên không áp dụng để xử phạt đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm này [đoạn 2 khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý Vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020];
  • Người thực hiện hành vi vi phạm điều này gây tai nạn giao thông và gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức khác thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự nếu bên bị thiệt hại yêu cầu [khoản 1 Điều 13 Luật Xử lý Vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020].

Mọi người cũng xem:

  • Hướng dẫn thủ tục sang tên xe máy chi tiết

  • Nhiệm vụ, quyền hạn công an phường xử lý vi phạm giao thông

  • Quy định về lỗi phạt dây an toàn

4. Cơ sở pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008;
  • Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020;
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
  • QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề lỗi không tuân thủ biển báo theo quy định pháp luật hiện hành. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật giao thông trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Lỗi không tuân thủ biển báo giao thông phạt bao nhiêu?

Cụ thể, mức phạt trong trường hợp này như sau: Đối với người đi bộ: Bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng. Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ: Bị phạt từ 80.000 – 100.0000 đồng. Đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Bị phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.

Lấn vạch kẻ đường ô tô phạt bao nhiêu?

Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 - 400.000 đồng.

Xe máy đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

Hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường, phần đường quy định sẽ bị xử phạt theo điểm g, khoản 3, điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. 3.

Chủ Đề