Lỗi leo lề phạt bao nhiêu

Tại các tuyến đường ở thành phố lớn, tình trạng ùn tắc giao thông; xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm hoặc khi có các vấn đề về giao thông. Do đó, nhiều người thường điều khiển xe máy “leo” lên vỉa hè để di chuyển nhanh hơn.  Việc đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè là hành vi trái quy định của pháp luật; gây nguy hiểm cho người đi bộ và trẻ em; gây mất mỹ quan đô thị, đặc biệt còn ảnh hưởng đến kết cấu vỉa hè; đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao. Vậy, Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?  Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt

Nội dung tư vấn

Đi xe trên vỉa hè là hành vi vi phạm pháp luật

Vỉa hè [hay còn gọi là hè phố] là phần dọc theo hai bên đường; thường được lắp gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ. Ngày nay, việc tuyên truyền khẩu hiệu “Không đi trên hè phố”, “Không lấn chiếm vỉa hè”,… đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên việc làm này cũng không thể ngăn được; tình trạng các phương tiện giao thông đi trên vỉa hè, lấn chiếm phần đường của người đi bộ. Đây là cơ sở để lực lượng chức năng xử phạt lỗi đi xe trên vỉa hè; nhằm ngăn chặn và nâng cao ý thức hơn cho người dân.

Ở các thành phố lớn, tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm; thì việc người điều khiển xe máy “leo” lên vỉa hè không phải là chuyện hiếm. Trên thực tế, hành vi này xảy ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, đây là hành vi trái luật.

Cụ thể, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình; đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD, hè [hay vỉa hè, hè phố] là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Như vậy, vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy. Chính vì thế, dù lí do tắc đường hay vì bất cứ lí do gì [trừ đi lên hè để vào nhà] thì việc ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật.

Đi xe ô tô trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ô tô điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng [trước đây chỉ phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng].

Ngoài ra, ô tô điều khiển xe đi trên vỉa hè còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với xe máy, theo Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định xe máy điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Đỗ xe ô tô trên vỉa hè bị phạt thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính từ 800.000 – 01 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật.   Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online

Tuy nhiên, theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, tài xế ô tô có thể đỗ xe một phần trên hè phố nếu gặp biển I.408a – “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố”. Đây là biển chỉ dẫn cho phép bạn đỗ một phần xe trên vỉa hè.

Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng sẽ được đặt biển số I.408a. Với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên vỉa hè. Và khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường, xe phải đỗ sao cho các bánh xe phía ghế phụ trên hè phố.

Ngoài ra, biển này có thể đặt vuông góc theo chiều hướng đi hoặc đặt song song và có hiệu lực từ vị trí đặt biển.

Như vậy, đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, đỗ xe… trái quy định của pháp luật đang gây mất mỹ quan đô thị trầm trọng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ. Do đó, so với trước đây, mức phạt đối với ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều tăng, đặc biệt tăng mạnh đối với ô tô.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc đi xe trên vỉa hè bị xử phạt như thế nào?

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?” ;  Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Đỗ xe trên vỉa hè nơi có biển báo cấm không còn là những hình ảnh quá xa lạ trên đường phố Việt Nam. Mức phạt lỗi đỗ xe ô tô trên vỉa hè được quy định dựa theo loại hình phương tiện, trường hợp vi phạm và có gây ra tai nạn hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu về qui định và các mức phạt lỗi đỗ ô tô trên vỉa hè theo luật giao thông đường bộ qua bài viết bên dưới!

NỘI DUNG CHÍNH

Tham khảo clip: Cách đỗ xe trên vỉa hè đúng Luật để không bị phạt

//choxe.vn/blog/wp-content/uploads/2021/09/Dung-do-xe-o-to-le-duong-dung-Luat-de-khong-bi-phat.mp4

 

Đỗ xe trên vỉa hè có sai không ?

Khi nào được đỗ xe trên vỉa hè

Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ năm 2016 [QCVN 41:2016/BGTVT] trong đó có biển báo nơi đỗ xe một phần trên hè phố [I.408a], là biển chỉ dẫn cho phép bạn đỗ một phần xe trên vỉa hè, cụ thể là “Nơi được đỗ xe một phần trên hè phố”  với yêu cầu phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên hè phố. Và khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe có thể được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường. Trong trường hợp cần thiết, có thể đặt thêm biển phụ chỉ hiệu lực của vùng cho phép đỗ.

Luật đỗ xe trên vỉa hè

Theo như quy định của luật giao thông đường bộ cho xe ô tô, người điều khiển phương tiện chỉ được phép cho xe dừng hoặc đỗ xe trên vỉa hè trong một số trường hợp cụ thể sau:

Đảm bảo xe dừng hoặc đỗ sát lề đường cũng như hè phố bên phải [theo chiều di chuyển]. Bánh xe bên phải phải cách lề đường không vượt quá 25cm.

Ngoài ra, việc dừng, đỗ xe không gây ra bất kỳ cản trở hay nguy hiểm nào cho những phương tiện đang tham gia giao thông khác. Còn ở những đoạn đường hẹp, người điều khiển phương tiện cần phải dừng hoặc đỗ xe cách vị trí xe đừng hoặc đỗ đối diện [bên kia đường] tối thiểu là 20m.

Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu phạt nguội lỗi vi phạm giao thông mới nhất 2022.

Ngoài ra, nghiêm cấm các loại phương tiện dừng, đỗ xe trên đoạn đường dành riêng cho điện, miệng cống thoát nước, miệng hầm đường dây điện thoại hay đường dây điện cao thế,… Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô tuyệt đối không được cho xe dừng hay đỗ ở lòng đường, hè phố.

Đỗ xe trên vỉa hè sai quy định

Các vị trí đỗ xe xe trên vỉa hè sai quy định

  • Bên trái đường một chiều.
  • Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.
  • Trên cầu, gầm cầu vượt.
  • Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.
  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
  • Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.
  • Nơi dừng của xe buýt.
  • Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.
  • Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.
  • Trong phạm vi an toàn của đường sắt.
  • Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Vị trí đỗ xe trên vỉa hè sai qui định

Xem thêm: Hệ thống phanh ABS trên ô tô: có gì khác so với phanh thường và phanh CBS

Đỗ xe trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu tiền

Lỗi đỗ xe trên vỉa hè theo nghị định 100 đã quy định cụ thể như sau:

Theo Điểm Đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường & làn đường quy định, đi xe trên hè phố [trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà] đều bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng, mức phạt trước đây chỉ là từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung cho hành vi điều khiển ô tô đi trên vỉa hè còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Mức phạt lỗi đỗ xe ghếch bánh vỉa hè:

Các tài xế thường muốn việc đỗ xe gọn gàng, tránh tắc đường nên cho 2 bánh đỗ ghếch lên vỉa hè. Mặc dù đây là hành vi khá có ý thức, nhưng xét về mặt pháp luật vẫn vi phạm và bị xử lý hành chính.

Theo Điểm E Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hành vi dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định và đỗ xe ghếch bánh lên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Ngoài ra, mức phạt sẽ lên tới 2 triệu đồng khi xe dừng/đỗ xe bên trái đường một chiều hoặc song song với một xe khác đang dừng/đỗ theo quy định tại Điểm D Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

Đỗ xe ghếch bánh vỉa hè

Trong trường hợp khu vực có biển số 408a, xe ô tô mới được phép đỗ xe kiểu ghếch bánh lên vỉa hè.

Như vậy, việc đỗ xe ghếch bánh lên vỉa hè là hành vi vi phạm luật giao thông và sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tương đối cao. Do đó, người điều khiển phương tiện ô tô cần lưu ý để tránh mất tiền và thời gian.

Danh sách các tuyến phố cấm đỗ xe trên vỉa hè ở Hà Nội

STTTên phốGhi chúQUẬN HOÀN KIẾM [13 tuyến phố]1Lê Lai[đoạn từ Ngô Quyền đến Trần Quang Khải]2Lê Thạch3Lê Thái Tổ4Tràng Tiền5Hàng Khay6Tràng Thi7Hàng Lược8Chả Cá9Hàng Cân10Lương Văn Can11Hàng Bông12Hàng Gai13Nhà ChungQUẬN BA ĐÌNH [24 tuyến phố]14Kim Mã15Nguyễn Thái Học16Chu Văn An17Độc Lập18Hùng Vương19Phan Đình Phùng20Nguyễn Tri Phương21Điện Biên Phủ22Lê Hồng Phong23Trần Phú24Chùa Một Cột25Ông Ích Khiêm26Bà Huyện Thanh Quan27Lê Trực28Sơn Tây29Thanh Niên30Hoàng Diệu31Hoàng Văn Thụ32Bắc Sơn33Mai Xuân Thưởng34Vạn Phúc35Liễu Giai36Phan Huy Ích37Vạn BảoQUẬN ĐỐNG ĐA [10 tuyến phố]38Quốc Tử Giám[đoạn từ Tôn Đức Thắng đến Văn Miếu]39Tôn Đức Thắng40Nguyễn Lương Bằng41Tây Sơn42Tôn Thất Tùng43Phạm Ngọc Thạch44Đào Duy Anh45Khâm Thiên46Đê La Thành47Phương MaiQUẬN HAI BÀ TRƯNG [04 tuyến phố]48Bùi Thị Xuân49Bạch Mai50Phố Huế[cả trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng]51Trương Định[cả trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Hai Bà Trưng]QUẬN CẦU GIẤY [03 tuyến phố]52Xuân Thủy53Cầu Giấy54Trần Duy HưngQUẬN THANH XUÂN [02 tuyến phố]55Nguyễn Huy Tưởng56Khương Trung

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý đọc giả.

Tham khảo thêm bài viết: Những điều khoản trong bảo hiểm xe ô tô bạn cần nắm rõ

Mời quý đọc giả LIKE và FOLLOW trang facebook Chợ xe để cập nhật được những thông tin mới nhất.

 

Tags:luật giao thông, tư vấn, tư vấn luật giao thông, tư vấn luật giao thông đường bộ, tư vấn luật ô tô

Related Posts

Ý nghĩa biển số xe – Phong thủy, cách tính biển số xe đẹp

Cách xử lý phanh đĩa ô tô bị bó nhanh chóng và hiệu quả

Những thói quen giúp tiết kiệm 25% chi phí nhiên liệu hàng tháng

About The Author

Huỳnh Anh

Quản lý và cập nhật thông tin blog Chợ Xe | Chợ Xe - Kênh Thông Tin Mua Bán Ô Tô Cũ | Mọi thông tin liên lạc vui lòng liên hệ: 093 666 11 60 hoặc e-mail: anhhm@otosaigon.com

Lỗi xe máy đi trên vỉa hè phạt bao nhiêu tiền?

Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định này cũng quy định xe máy điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

Xe máy lấn chiếm vỉa hè phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, thì bị xử phạt Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Để xe lề đường phạt bao nhiêu?

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc [dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông] có thể sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Lời đầu xe ô tô trên vỉa hè phạt bao nhiêu?

Theo Điểm E Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hành vi dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định và đỗ xe ghếch bánh lên vỉa hè sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng.

Chủ Đề