Lỗi vượt đèn đỏ xe máy

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP [được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP] thì vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với từng loại phương tiện được quy định như sau:

1. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với mô tô, xe gắn máy

Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

2. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô

Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

3. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.

Lưu ý: Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng [trừ tiến hiệu vàng nhấp nháy] phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.

Tải ngay iThong về điện thoại của bạn để tra cứu mức phạt giao thông

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

>>> Xem thêm: Tài xế vượt đèn đỏ nhường đường cho xe cứu thương có vi phạm luật giao thông không? Phương tiện giao thông nào được ưu tiên nhường đường?

Chạy xe máy vượt đèn đỏ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị hốt xe máy hay tước bằng lái xe không?

Xe đạp khi tham gia giao thông vượt đèn đỏ có bị Cảnh sát giao thông phạt không? Nếu có thì mức xử phạt là bao nhiêu?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ thì bị phạt tiền bao nhiêu? Tôi muốn hỏi với lỗi vượt đèn đỏ thì tôi sẽ bị xử phạt bao nhiêu. Khi cảnh sát lập biên bản vi phạm hành chính thì có tạm giữ giấy phép lái xe của tôi; và hẹn 7 ngày sau lên nộp phạt để nhận quyết định xử phạt. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được xác định thế nào?

Hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ thì bị phạt tiền bao nhiêu?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, bị thay thế và bãi bỏ bởi khoản 34 và khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b] Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
c] Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
d] Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ
e] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
g] Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
h] Người đang điều khiển xe sử dụng ô [dù], điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
..."

Như vậy, theo quy định này thì hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Điều khiển xe máy vượt đèn đỏ

Hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ ngoài bị phạt tiền có còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gì không?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a] Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c] Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d] Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g] Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng."

Như vậy, theo quy định này bạn là người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ thì bạn sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000. Ngoài ra bạn sẽ bị áp dụng hình thức bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ là khi nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a] Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
..."

Như vậy, theo quy định này thời điểm bắt đầu tước giấy phép lái xe của bạn được tính từ khi cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vượt đèn đỏ

2706 lượt xem Lưu bài viết

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chủ Đề