Lớp chất lượng cao báo chí học phí bao nhiêu

Mức học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền 2023 - 2024 là bao nhiêu? Bao nhiêu cho 1 tín chỉ theo từng ngành học là vấn đề đang được nhiều người thắc mắc. Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bài viết liên quan

  • Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2022
  • Học phí học viện ngân hàng 2023 - 2024
  • Học phí Học viện Ngoại giao 2023 - 2024
  • Điểm chuẩn Học viện Báo chí tuyên truyền năm 2022
  • Học phí Học viện Tài chính 2023-2024

Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn

1. Học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền năm học 2023-2024

Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến mức học phí năm học 2023 - 2024 như sau:

- Miễn học phí với các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị [Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh].

- Các ngành khác hệ đại trà: 506.000 đồng/tín chỉ [chương trình toàn khoá 143 tín chỉ].

- Hệ chất lượng cao là 1.470.010 đồng/tín chỉ chưa gồm 13 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh].

2. Học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền năm học 2021-2022

* Đối với hệ đào tạo đại học đại trà

Mức thu học phí học kỳ 1 năm học 2021 - 2022 tạm thu tại trường Học viện báo chí tuyên truyền cho các khóa 38, 39, 40 là 20 tín chỉ x mức thu/1 tín chỉ của sinh viên từng khóa [Trung bình 274.000 [nếu học trong giờ hành chính] – 411.300 đồng/ tín chỉ [nếu học ngoài giờ hành chính]]

* Đối với hệ đào tạo chất lượng cao

3. Học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền năm học 2020-2021

Học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với sinh viên chính quy năm 2020 như sau:

  • Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị [Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh] được miễn học phí.
  • Các ngành khác hệ đại trà: 276.000đ/tín chỉ [chương trình toàn khóa 142 tín chỉ].
  • Hệ chất lượng cao: 771.200đ/tín chỉ [tạm tính - chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh].
  • Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

4. Học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền năm 2019-2020

- Chương trình đại trà: 214.000 - 364.300 đồng/tín chỉ

- Chương trình đào tạo chất lượng cao: 695.600 - 732.300 đồng/tín chỉ

Học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền năm 2018-2019

Học phí Học viện Báo chí và tuyên truyền 2018 - 2019 nằm trong khung học phí từ 2017-2021 tùy thuộc theo hình thức đào tạo, đối với những hình thức đào tạo niên chế mức học phí cần đóng là 6.700.000 đồng/ năm. Sinh viên có 2 lỳ học và mỗi kỳ là 3.350.000 đồng/ kỳ. Hiện nay có một số ngành đã thực hiện học theo hình thức tín chỉ, việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn cũng như mức học phí tùy thuộc vào số lượng tín chỉ đăng ký của thí sinh. Mức đóng các tín chỉ cũng phụ thuộc vào ngành học, các ngành có các mức khác nhau trong khoảng 216.000 - 290.000 đồng/ tín chỉ.

Để có thể lựa chọn cho mình một trường vừa thích hợp với bản thân, đáp ứng được đam mê cũng như phù hợp với điều kiện gia đình thì không phải điều dễ dàng. Vì thế khi có ý định học tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền các bạn cần có sự chuẩn bị cũng như cân nhắc hợp lý để có thể tìm kiếm được ngành học phù hợp cũng như có sự chủ động hơn về mọi vấn đề, kinh tế, tài chính.

Theo dõi điểm chuẩn Học viện Báo chí tuyên truyền tại đây: Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền

Ngoài ra các bạn sinh viên cũng như bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa về học phí của các trường, qua đó có sự thống nhất và lựa chọn các ngành hay các trường phù hợp với nhu cầu hay thích hợp với điều kiện gia đình mình. Mức học phí trên của học viện báo chí vì thế các bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng và tính toán sự chênh lệch học phí hàng năm để có sự chọn lựa thích hợp nhất. Cùng tham khảo thêm học phí của các trường khác chi tiết dưới đây.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường được mệnh danh “bóng mát” Hà thành. Ngôi trường được bao phủ một sắc xanh bởi rất nhiều cây, không khí mát mẻ thích hợp cho các bạn sinh viên trường Báo. Với thế mạnh là các ngành báo chí – truyền thông nằm trong khối Nghiệp vụ của trường: Khoa Phát thanh – Truyền hình, Viện Báo chí, Khoa PR & Quảng cáo, Khoa Quan hệ Quốc tế. Bạn đọc có đam mê với truyền thông có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

Thông tin chung

  • Tên trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Tên Tiếng Anh: Academy of Journalism & Communication [AJC]
  • Địa chỉ: 36 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Website: //ajc.hcma.vn
  • Facebook: //www.facebook.com/ajc.edu.vn/
  • Mã trường: HBT
  • Email tuyển sinh: website@ajc.edu.vn
  • Số điện thoại tuyển sinh: 024 3754 6963

Xem thêm: Review về học viện báo chí và tuyên truyền có tốt không?

Lịch sử phát triển

Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III; trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II; Trường Tuyên huấn; trường Đại học Nhân dân.

Ngày 16 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường.Từ khi thành lập đến nay, trường lần lượt có các tên:

  • Trường Tuyên giáo Trung ương[1962- 1969]
  • Trường Tuyên huấn Trung ương[1970- 1983]
  • Trường Tuyên huấn Trung ương I [1984 -2/1990] trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương với Trường Nguyễn Ái Quốc V
  • Trường Đại học Tuyên giáo[1990 – 3/1993]
  • Phân viện Báo chí và Tuyên truyền[4/1993 đến 8/2005]
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền[2/8/2005 đến nay]

Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của Học viện gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước. Từ trước tới nay, dù mang những tên gọi khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, học viện luôn là một Trường Đảng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng thời, với gần 30 năm là một Trường Đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục tiêu phát triển

Khi mới thành lập, Học viện chỉ là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đội ngũ cán bộ huấn học, báo chí, xuất bản. Với mục đích phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; thống nhất đất nước.

Sau một thời gian ngắn nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị trí, chức năng của mình. Học viện đã nhanh chóng thực hiện đào tạo đại học chính quy 08 chuyên ngành, gồm: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng, Báo chí, Xuất bản, Tuyên truyền.

Tháng 11/1990 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng [nay là Thủ tướng Chính phủ] đã ký Quyết định số 406-HĐBT công nhận Trường Tuyên huấn Trung ương là Trường Đại học với chức năng, nhiệm vụ:

  • Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường Đảng và đoàn thể;
  • Đào tạo cán bộ làm công tác tuyên giáo, tư tưởng – văn hóa của Đảng ở các cấp;
  • Đào tạo phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản ở Trung ương và địa phương.

Từ đó, trong hệ thống trường Đảng có một trường đại học trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Dựa vào mức học phí đã tăng những năm gần đây. Do đó dự kiến học phí trường Học viện Báo chí và tuyên truyền [AJC] năm 2024 – 2025 sẽ tăng khoảng 5% – 10% theo quy định của nhà nước.

Học phí năm 2023 – 2024 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tăng học phí, mức học phí dự tính năm 2023 tăng 8%, tương đương:

  • Chương trình đại trà: 320.000 – 480.000 VNĐ/tín chỉ.
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 953.000 – 988.000 VNĐ /tín chỉ.

Học phí năm 2022 – 2023 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Dựa vào học phí AJC các năm, Học viện Báo chí và tuyên truyền sẽ tăng học phí, mức học phí năm 2022 tăng 8%, tương đương:

  • Chương trình đại trà: 295.000 – 444.000 VNĐ/tín chỉ.
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 883.000 – 915.000 VNĐ/tín chỉ.

Học phí năm 2021 – 2022 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đối với hệ đào tạo đại học đại trà học phí AJC: mức thu học phí các khóa 38, 39, 40 là 20 tín chỉ x mức thu/1 tín chỉ của sinh viên từng khóa [Trung bình 274.000 đồng/tín chỉ học trong giờ hành chính – 411.300 VNĐ/tín chỉ học ngoài giờ hành chính].

Học phí năm 2020 – 2021 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học phí AJC đối với sinh viên chính quy năm 2020 như sau:

  • Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị được miễn học phí.
  • Các ngành khác hệ đại trà: 276.000 VNĐ/tín chỉ [chương trình toàn khóa 142 tín chỉ].
  • Hệ chất lượng cao: 771.200 VNĐ/tín chỉ [chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh].
  • Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

Học phí năm 2019 – 2020 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học phí AJC năm 2019 có mức học phí cho từng hệ đào tạo như sau:

  • Chương trình đại trà: 214.000 – 364.300 VNĐ/tín chỉ.
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 695.600 – 732.300 VNĐ/tín chỉ.

Chính sách miễn giảm và học bổng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chính sách miễn giảm học phí được đề ra theo quy định của nhà nước. Cụ thể như sau:

Đối tượng

Chính sách

Sinh viên thuộc đối tượng người có công với cách mạng Miễn 100% học phí Sinh viên bị khuyết tật Sinh viên [không quá 22 tuổi] được hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của chính phủ Sinh viên là dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo Sinh viên thuộc dân tộc thiểu số rất ít người Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lênin và Tư tưởng HCM Sinh viên là dân tộc thiểu số không thuộc dân tộc rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn Giảm 70% học phí Sinh viên là con của cán bộ, công nhân, viên chức Giảm 50% học phí

Thông tin tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh hệ Đại học và Sau đại học.

Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Trường tuyển sinh phạm vi trên cả nước với những đối tượng sau:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định; đạt yêu cầu xét tuyển theo quy định của Học viện về học lực, hạnh kiểm bậc THPT.
  • Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức tuyển sinh

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh theo những phương thức sau:

  • Xét tuyển theo học bạ THPT.
  • Xét tuyển kết hợp: đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực Khá, hạnh kiểm Tốt cả 5 học kỳ bậc THPT [không tính học kỳ II năm lớp 12]. Thí sinh xét tuyển các chương trình Báo chí điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT [không tính học kỳ II năm lớp 12] đạt từ 6.5 trở lên.
  • Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và hồ sơ xét tuyển

Trường xét tuyển theo những điều kiện trường đề ra như sau:

  • Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ [học lực, hạnh kiểm] theo quy định của Học viện. Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện không công nhận trúng tuyển.
  • Có kết quả xếp loại học lực từng học kỳ của 5 học kỳbậc THPTđạt 6,0 trở lên[không tính học kỳ II năm lớp 12];
  • Hạnh kiểm 5 học kỳTHPTxếp loại Khá trở lên [không tính học kỳ II năm lớp 12];
  • Thí sinh dự tuyển các chương trình chất lượng cao: điểm trung bình chung môn tiếng Anh 5 kỳ THPT [không tính học kỳ II năm lớp 12] từ 7.0 trở lên.
  • Thí sinh xét tuyển theo phương thức kết hợp và các chương trình Báo chí: Điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT [không tính học kỳ II năm lớp 12] từ 6.5 trở lên.
  • Thí sinh dự thi các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị [Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh] không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.
  • Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt. Không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp [nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên].
  • Sau khi trúng tuyển, nhà trường sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên. Sinh viên trúng tuyển nếu không đáp ứng các quy định nêu trên sẽ được chuyển sang ngành khác của Học viện có điểm trúng tuyển tương đương.

Phương thức xét tuyển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Các phương thức xét tuyển bao gồm:

  • Xét học bạ [15%].
  • Xét tuyển kết hợp [15%].
  • Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT [70%].

Lưu ý:

Kết quả xếp loại học lực từ 5 học kỳ bậc THPT >=6,5 và hạnh kiểm từng học kỳ từ Khá.

Thí sinh dự tuyển các chương trình chất lượng cao cần đạt ĐTB Tiếng Anh 5 kỳ THPT >=7.0.

Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình thì cần yêu cầu về sức khỏe và ngoại hình. Sau khi trúng tuyển, sinh viên sẽ được khám sức khỏe và sẽ được chuyển sang ngành khác nếu không đáp ứng các quy định.

Thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ xét tuyển học bạ đáp ứng các yêu cầu về điểm số và xếp loại học lực. Cụ thể, thí sinh cần có điểm trung bình chung của 5 học kỳ THPT >=6,5 [không tính học kỳ II năm lớp 12] và xếp loại học lực từ trung bình trở lên [không tính học kỳ II năm lớp 12].

Các tuyến xe bus chạy qua Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tuyến 16B [BX Nước Ngầm – BX Mỹ Đình]:

  • Thời gian hoạt động: 4h55 – 20h55 [BX Nước Ngầm]; 5h00 – 21h20 [BX Mỹ Đình]: CN : 5h00 – 20h40[ BX Mỹ Đình]; 4h55 – 20h55[BX Nước Ngầm]
  • Giá vé: 7.000đ/lượt/45phút.

Tuyến 20A [Cầu Giấy – Phùng]:

  • Thời gian hoạt động: 5h00 – 21h00 [Cầu Giấy]; 20h20 [ Phùng]/ CN: 5h04 [Cầu Giấy], 5h16 [Phùng]- 21h00.
  • Giá vé: 7.000đ/lượt/40phút.

Tuyến 20B [Cầu Giấy – Sơn Tây]:

  • Thời gian hoạt động: 5h12 – 20h07.
  • Giá vé: 9.000đ/lượt/70phút.

Tuyến 26 [Mai Động – SVĐ Mỹ Đình]:

  • Thời gian hoạt động: 5h00 – 22h30.
  • Giá vé: 7.000đ/lượt/45phút.

Tuyến 27 [BX Yên Nghĩa – BX Nam Thăng Long]:

  • Thời gian hoạt động: 5h00 – 21h05/ CN: 5h05 – 21h01 [ Yên Nghĩa]; 5h00 – 20h56 [ Nam Thăng Long].
  • Giá vé: 7.000đ/lượt/55phút.

Tuyến 32: BX Giáp Bát – Nhổn

  • Thời gian hoạt động: 5h00 [5h05 Nhổn] – 22h30. CN: 5h00[5h05 Nhổn] -22h30.
  • Giá vé: 7.000đ/lượt/50phút.

Những ưu điểm nổi bật hấp dẫn HSSV của Trường

Những điểm nổi bật của học viện hấp dẫn sinh viên là:

  • Là ngôi trường đào tạo ra rất nhiều “người đẹp” như: Hoa Hậu Việt Nam Nguyễn Thu Huyền, của Á hậu Dương Ngọc Anh… và rất nhiều mỹ nữ khác.
  • Học phí AJC khá rẻ so với mặt bằng chung.
  • Nội thất hiện đại, được đầu tư hàng năm.
  • Đặc biệt trường không đào tạo môn Toán nhưng các bạn sẽ phải học Kinh tế Chính trị, Kinh tế học và Xác suất Thống kê.
  • Khi vào học các bạn sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động thú vị tại trường.
  • Giảng viên rất thân thiện và “xì tin”, có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng.

Kết luận

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản được tổng hợp về mức Học phí Báo chí và tuyên truyền mới nhất. Các bạn sĩ tử có thể đọc tham khảo tại đây. Reviewedu.vn hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, có thể đưa ra được sự lựa chọn trường học phù hợp với khả năng của bản thân và kinh tế của gia đình. Đừng quên theo dõi Reviewedu.vn để cập nhật thêm các tin tức và mức học phí tại các trường Đại học – Cao Đẳng nhanh nhất và chính xác nhất!

Chủ Đề