Lựa chọn ngành nghề để thi đại học

Khám phá bản thân

Hiện nay, nhiều thí sinh vẫn lúng túng trong việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học vì chưa xác định được nghề nghiệp yêu thích và  phù hợp với bản thân. 

Dành lời khuyên cho thí sinh, cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên Trường THPT Đông Sơn 1 [Thanh Hóa] cho rằng để giải quyết vướng mắc này, thí sinh cần khám phá điểm mạnh, sở thích của bản thân để tìm được ngành nghề phù hợp.

"Các em hãy xác định những môn học mình yêu thích để làm căn cứ. Nếu học sinh thích ngoại ngữ hay văn học, những nghề cần khả năng ngôn ngữ như truyền thông có thể phù hợp. Hoặc các bạn có thế mạnh về các môn khoa học tự nhiên hãy cân nhắc những nghề kỹ thuật hay công nghệ.

Ngoài ra, các em có thể chọn ngành nghề dựa trên thế mạnh hoặc kỹ năng bản thân đã tích lũy được. Ví dụ, những công việc sáng tạo nội dung, báo chí, truyền thông phù hợp với những bạn thích viết lách, hay các em thích lắp ráp, máy móc có thể chọn những nghề kỹ thuật, cơ khí" - cô Nga nói.

Để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, TS Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội - cho rằng, trước hết thí sinh phải xác định được bản thân mình mong muốn điều gì, năng lực của mình mạnh ở đâu, đâu là nghề mình yêu thích nhất.

“Xác định kỹ đâu là điểm mạnh và hạn chế của bản thân sẽ giúp các em lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Một điểm quan trọng, các em nên chọn ngành trước khi chọn trường. Bởi lẽ, hiện nay các trường hầu hết đều đào tạo đa ngành, đa nghề" - TS Ngọc nói.

Cần có sự định hướng

Nhiều giáo viên cũng chỉ ra rằng - khi chọn sai nghề và làm công việc mình không yêu thích rất dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng và điều kiện hoàn cảnh gia đình thì cần sự tư vấn, định hướng. Đó có thể là thầy cô, bố mẹ, anh chị - những người có kinh nghiệm đi trước.

Cô Nguyễn Thị Nga cho rằng, học sinh chọn ngành nghề cần phải tính đến nhiều yếu tố dài hạn chứ không chỉ có sở thích hay độ "hot" của ngành học. Để làm được điều này cần tranh thủ ý kiến của nhiều nguồn và cân nhắc cẩn trọng, chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của chính mình.

"Các trường sẽ có tổ tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh. Các em có thể hỏi về việc lựa chọn khối thi trong các ngành mình mong muốn? Nên học đại học trong nước hay đi du học? Nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai?... Từ những thông tin đó, các em sẽ có căn cứ để lựa chọn ngành nghề phù hợp" - cô Nga chia sẻ.

Thực tế cũng cho thấy, có nhiều sinh viên khi học hết năm thứ nhất, thậm chí đã ra trường mới nhận ra mình đã chọn không đúng chuyên ngành. Nhiều trường hợp là do thí sinh chọn ngành nghề theo định hướng của gia đình, chọn theo sở thích, số khác lại “đua” theo đám đông.

Về vấn đề này, PGS.TS Vũ Duy Hải - Phó trưởng Phòng tuyển sinh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng, ngành học nào cũng chứa đựng tiềm năng riêng. Thay vì chạy theo ngành hot, trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, các em nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng.

Thí sinh nên ưu tiên lựa chọn ngành nghề dựa trên đam mê, sở thích của bản thân, sau đó là cân nhắc, tính toán về năng lực của mình, tránh bỏ dở việc học đáng tiếc.

PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục [Đại học Quốc gia Hà Nội] khuyến nghị:

Thí sinh nên tuân thủ 5 nguyên tắc chọn nghề: Chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân; Không nên chọn nghề mà bản thân không đủ điều kiện đáp ứng; Chỉ chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về nghề [điều kiện, môi trường, tính chất, khó khăn, thách thức…]; Không chọn nghề mà xã hội không có nhu cầu; Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa.

Bạn đã thử cảm nhận và hệ lụy sai lầm đôi khi không nhỏ. Chọn ngành nghề cũng là yếu tố quyết định tới cuộc đời bạn...

Nên chú ý khả năng và sở thích của mình khi chọn ngành học

Có vẻ là lời khuyên hướng nghiệp “nhàm chán”. Nhưng làm thế nào để tìm đúng ngành học theo sở thích thật sự của mình và chọn được trường vừa sức với khả năng để có hướng đi phù hợp ngay sau tốt nghiệp THPT không phải là chuyện dễ đối với rất nhiều học sinh dù là đã tìm việc làm 24h

Dựa trên kết quả học tập bậc THPT, nhất là năm cuối ở lớp 12, các bạn có thể tự xác định nên đi theo hướng nào: ĐH, CĐ hay Trung cấp nghề và khối gì [A,B,C,D,V,H…], đồng thời nhận diện những điểm còn yếu cần phải cải thiện để đạt được mục tiêu.

Làm thế nào để chọn ngành, chọn trường phù hợp khả năng Bên cạnh việc xác định sở thích nghề nghiệp, các bạn nên cân nhắc đến sức học của mình khi chọn ngành, chọn trường. - Tự nhận biết khả năng học tập của mình qua việc xác định kết quả học tập các môn học THPT có liên quan đến từng khối thi như: Khối A: Toán, Lý, Hóa; Khối B: Toán, Hóa, Sinh; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối D: Văn, Toán, Ngoại ngữ [chia ra D1 là Anh, D2 là Nga, D3 là Pháp, D4 là Trung, D5 là Đức, D6 là Nhật]. Ngoài ra còn các khối H, N, M, T, V, S, R, K - Các khối này ngoài môn thi như các môn học phổ thông đã kể trên thì các bạn phải thi các môn năng khiếu như Vẽ, Đọc diễn cảm, Hát, TDTT... Các bạn xác định xem mình học tốt môn nào thì chọn khối thi tương ứng. Tuy nhiên việc chọn khối thi xong còn phải xác định khả năng của mình để chọn ngành thi có điểm chuẩn tương ứng với khả năng thì cơ hội trúng tuyển mới cao. - Xác định khả năng của mình thông qua việc thử giải các đề thi tuyển sinh [có cùng khối thi mà bạn dự định thi] của những năm gần nhất. Lưu ý, việc giải đề thi các năm trước phải được thực hiện trong điều kiện như thi thật. Tiếp theo, các bạn tìm những ngành phù hợp với sức học có điểm chuẩn với mức điểm mà mình có thể đạt được. - Lưu ý về ngành học cần kỹ năng gì mình có đáp ứng được không, như: giao tiếp, ngoại hình, sức khỏe…; xem xét về nhu cầu việc làm của xã hội sau này, mức học phí, tổ chức thi hay xét tuyển... để quyết định ngành sẽ dự thi. - Mỗi trường có các điểm chuẩn tuyển sinh khác nhau, vì vậy khi đã quyết định được ngành học, bậc học của trường nào phù hợp với sức học của mình thì các bạn nên đăng ký đúng nguyện vọng 1 [NV1] ngay vào ngành học của trường đã chọn đó, không nên thi “cầu may” vào ngành học của trường khác có điểm chuẩn quá cao so với khả năng của mình. Bởi nếu quá khả năng của mình bạn sẽ không đậu [xem như mất NV1], đến khi dự tuyển NV2 lại phải cạnh tranh và có khả năng không đủ điểm. Nhất là điểm chuẩn NV 2 nhóm ngành kinh tế thường có biến động rất lớn so với NV1. Do số thí sinh có điểm thi cao không trúng tuyển ở các trường ĐH có điểm chuẩn NV1 từ 19 trở lên khá nhiều, khi xét tuyển NV2 số thí sinh này chiếm số lượng khá lớn khiến điểm chuẩn NV2 tăng vọt. Ở nhiều trường, điểm chuẩn NV2 các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kiểm toán... tăng 3-5 điểm so với NV1. Ngày nay, chi phí cho việc học Đại học không phải là nhỏ và có quá nhiều chuyên ngành để lựa chọn. Trong khi mục đích quan trọng cho sự nghiệp tương lai là có được tấm bằng để có một nghề nghiệp thích hợp, thành công trong công việc đó và tận hưởng niềm vui cuộc sống. Lại nữa, cơ hội nghề nghiệp không phân biệt xuất thân nghèo hay giàu mà tùy vào kiến thức khi ra trường, đó là chỉ cần chứng minh mình đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ở mức nào. Vì thế, việc chọn ngành, chọn trường sao cho phù hợp với khả năng là tiêu chí phải lưu ý trước tiên. Tự nhận biết khả năng và cân nhắc kĩ lưỡng để có sự đầu tư hiệu quả giúp các bạn thêm tự tin và kiên trì theo đuổi nghề nghiệp, biết lượng sức mình và quyết tâm thì cơ hội thành công cao nhất sẽ đến với các bạn. Làm thế nào để chọn ngành học theo sở thích:

 Khám phá sở thích ở đây, nghĩa là bạn tự trả lời về những công việc thích làm, những công việc có thể làm tốt, những nghề nghiệp mà bạn quan tâm…Hiểu được sở thích nghề nghiệp của bản thân sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Chúc bạn đạt kết quả tốt cho kỳ tuyển sinh năm nay!

Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều thí sinh, phụ huynh quan tâm đến thông tin về khối thi và các môn thi để lựa chọn ngành học phù hợp. Sau đây, LuatVietnam sẽ tổng hợp các thông tin về các khối thi và ngành học tương ứng để thí sinh và phụ huynh tham khảo.

Tổ hợp môn khối A với các ngành về kinh tế, công nghệ, kỹ thuật

Khối A thường được nhiều người biết đến với tổ hợp các môn Toán, Lý, Hóa, [A00]. Tuy nhiên đến nay, các trường đã phát triển thêm nhiều tổ hợp thi khối A khác như sau:

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lí, Sinh học

A03: Toán, Vật lí, Lịch sử

A04: Toán, Vật lí, Địa lí

A05: Toán, Hóa học, Lịch sử

A06: Toán, Hóa học, Địa lí

A07: Toán, Lịch sử, Địa lí

A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân

A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân

A10: Toán, Lý, Giáo dục công dân

Khối A phát triển tới 18 tổ hợp môn, trong đó luôn có môn Toán là 1 trong 3 môn thi. Tuy nhiên, khối A0 và A01 là hai khối thi phổ biến và nhiều trường lựa chọn nhất. Các khối thi còn lại tuy vẫn có trường tuyển sinh nhưng không nhiều.

Khi lựa chọn điểm thi khối A để xét tuyển đại học, thí sinh có rất nhiều sự lựa chọn để nộp hồ sơ vào các ngành như:

- Các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin: Cơ khí, Kỹ thuật phần mềm

- Các ngành kinh tế, tài chính, quản lý, pháp luật: quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, tài chính - ngân hàng, Kế toán, luật kinh tế…

- Các ngành dịch vụ, du lịch: quản trị nhà hàng, khách sạn…

- Các ngành truyền thông, marketing: quan hệ công chúng, truyền thông…

- Các ngành công an, quân đội.

Các khối thi đại học và ngành nghề tương ứng [Ảnh minh họa]

 

Tổ hợp môn khối B với các ngành về y dược, môi trường

Khối B truyền thống bao gồm các môn Toán, Hóa, Sinh [B00]. Đến nay, từ tổ hợp truyền thống B0 các trường đã phát triển lên thành các tổ hợp môn thi dưới đây:

B01: Toán, Sinh học, Lịch sửB02: Toán, Sinh học, Địa lí

B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn

B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân

B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội

B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Khối B được nhiều người biết tới với các ngành về y, dược: Y đa khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Răng - hàm - mặt, Kỹ thuật hình ảnh y học, Dược học, Dinh dưỡng...

Tuy nhiên, còn rất nhiều ngành khác lựa chọn điểm thi khối B để xét tuyển như:

- Các ngành về môi trường: Công nghệ kỹ thuật môi trường, Kỹ thuật trắc địa - bản đồ, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên và môi trường, Khí tượng và Khí hậu học, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước...

- Các ngành nông - lâm nghiệp: Công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng…

- Các ngành chăn nuôi, thú y… 

Tổ hợp môn khối C với các ngành về khoa học xã hội

Tổ hợp xét tuyển vào đại học, cao đẳng của khối C bao gồm:

C0: Ngữ văn, Lịch sử, Địa Lí

C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí

C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học

C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử

C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí

C05: Ngữ văn, Vật lí, Hóa học

C06: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học

C07: Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử

C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh

C09: Ngữ văn, Vật lí, Địa lí

C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử

….
Tổ hợp môn khối C luôn bắt buộc có Ngữ văn là 1 trong 3 môn thi. Đây là khối thi nghiêng về các ngành khoa học xã hội như: báo chí, khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, triết học, chính trị học, tâm lý học, công an, quân đội…

Các khối thi đại học và ngành nghề tương ứng [Ảnh minh họa]
 

Tổ hợp môn khối D như sau:D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung

D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh

D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh


Ngoài các tổ hợp trên, khối D còn có rất nhiều các tổ hợp môn khác, trong đó ngoại ngữ là 1 trong 3 môn luôn có. Các môn ngoại ngữ khối D là: Tiếng Anh; Tiếng Nga; Tiếng Pháp; Tiếng Nhật; Tiếng Trung; Tiếng Đức.

Khi đăng ký xét tuyển điểm thi khối D, thí sinh có thể lựa chọn các ngành như:

- Các ngành ngôn ngữ: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc…

- Các ngành tài chính, kinh tế, luật: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kinh doanh quốc tế…

- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm: Triết học, báo chí, quan hệ quốc tế, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, …

- Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp: Quản lý tài nguyên rừng, quản lý đất đai, khuyến nông…

- Các ngành công an, quân đội.Khối H

Khối H là khối thi dành cho các thí sinh có năng khiếu hội họa, mỹ thuật. Thi sinh thi khối H có thể lựa chọn các ngành học như: Thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, thiết kế nội thất, sư phạm mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc, hội họa, công nghệ điện ảnh - truyền hình…

Tổ hợp các môn thi khối H như sau:

H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2

H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ

H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu

H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu

H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu

H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu

H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật

H07: Toán, Hình họa, Trang trí

H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật

Với các tổ hợp trên, mỗi tùy đặc điểm từng ngành mà các trường sẽ có yêu cầu khác nhau về khối thi.

Khối V

Cũng tương tự như khối H, khối V có thể dùng để xét tuyển vào các ngành về kiến trúc, thiết kế như: kiến trúc cảnh quan, thiết kế nội thất, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, kiến trúc... Tổ hợp môn xét tuyển phát triển từ khối V bao gồm:

V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật

V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật

V02: Vẽ Mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh

V03: Vẽ Mỹ thuật, Toán, Hóa

V05: Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật

V06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật

V07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật

V08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật

V09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật

V10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật

V11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật

Các khối thi đại học và ngành nghề tương ứng [Ảnh minh họa]

 Khối M

Khối M là khối thi tuyển sinh vào các ngành như giáo viên mầm mon, giáo viên thanh nhạc, các ngành truyền hình, điện ảnh truyền hình… Tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng phát triển từ khối M bao gồm:

M00: Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát

M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu

M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

M04: Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát  Múa

M09: Toán, Năng khiếu Mầm non 1[ kể chuyện, đọc, diễn cảm], NK Mầm non 2 [Hát]

M10: Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu ….

Các trường xét tuyển khối M có thể kể đến là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Sân khấu Điện ảnh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương… Trong đó, tùy đặc điểm từng ngành học, các trường sẽ có quy định khác nhau về môn năng khiếu trong khối thi.

Khối N

Khối N là khối thi tập trung vào năng khiếu âm nhạc, diễn xuất. Các ngành xét tuyển khối N bao gồm: Sư phạm âm nhạc, thanh nhạc, piano, biểu diễn nhạc cụ phương tây, đạo diễn, nhiếp ảnh, diễn viên…

Tổ hợp các môn xét tuyển phát triển khối này bao gồm:

N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2

N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật

N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ

N03: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn

N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu

N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu

N08: Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ

N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề- chỉ huy tại chỗ

Các trường xét tuyển khối N là: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Sân khấu Điện ảnh...

Khối R va khối S

Là những khối xét tuyển dựa trên năng khiếu vào các chuyên ngành như: Báo chí, nghệ thuật. Tổ hợp môn xét tuyển của khối R và khối S dưới đây:

R00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí

R01: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật

R02: Ngữ văn, Toán, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật

R03: Ngữ văn, tiếng Anh, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật

R04: Ngữ văn, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu Kiến thức văn hóa –xã hội – nghệ thuật

R05: Ngữ văn, tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông

S00: Ngữ văn, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 1, Năng khiếu sân khấu điện ảnh 2

S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2Khối T là khối thi năng khiếu về thể dục thể thao để xét tuyển các ngành giáo dục thể chất, quản lý thế dục thể thao, giáo dục Quốc phòng - An ninh, huấn luyện viên thể thao. Tổ hợp môn xét tuyển phát triển khối này bao gồm:

T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu thể dục thể thao

T01: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu thể dục thể thao

T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu thể dục thể thao

T03: Ngữ văn, Địa, Năng khiếu thể dục thể thao

T04: Toán, Lý, Năng khiếu thể dục thể thao

T05: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu

Trên đây là thông tin về các khối thi và ngành nghề tương ứng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Có được vừa xét tuyển học bạ, vừa đăng ký nguyện vọng cùng một trường?

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề